Pháp nói phiến quân Syria tham chiến ở Nagorno-Karabakh
Tổng thống Pháp Macron cho biết các tay súng Syria thân Thổ Nhĩ Kỳ đã tới tham chiến tại Nagorno- Karabakh, nơi xảy ra giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan.
“Chúng tôi hôm nay nhận được thông tin cho thấy những tay súng thuộc các nhóm phiến quân Syria đã quá cảnh tại Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ để tới chiến đấu ở Nagorno-Karabakh”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói khi dự hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels ngày 1/10.
Macoron cảnh báo đây là “một diễn biến mới rất nghiêm trọng”, cho biết đã đồng ý với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc “trao đổi tất cả thông tin họ có” về tình hình giao tranh quanh Nagorno-Karabakh và đưa ra những kết luận cần thiết.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu, ngày 1/10. Ảnh: AFP.
Armenia cũng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đưa lính đánh thuê đến hỗ trợ đồng minh Azerbaijan trong xung đột tại Nagorno-Karabakh. Đài Quan sát Nhân quyền Syria, đặt trụ sở tại London, cho biết Thổ Nhĩ Kỳ tuyển mộ ít nhất 300 tay súng từ Syria. Tuy nhiên, Azerbaijan bác bỏ thông tin sử dụng lính đánh thuê nước ngoài và khẳng định quân đội nước này đủ sức “giải phóng các vùng đất bị chiếm đóng”.
Thổ Nhĩ Kỳ cam kết hỗ trợ Azerbaijan bằng mọi biện pháp, song phủ nhận trực tiếp tham gia xung đột quanh khu vực Nagorno-Karabakh. Tổng thống Pháp Macron hồi đầu tuần lên án “những tuyên bố liều lĩnh và nguy hiểm” của Thổ Nhĩ Kỳ, vốn thể hiện sự ủng hộ với Azerbaijan.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Nga cho biết họ nhận được tin về lính đánh thuê được tuyển mộ từ Syria và Libya tham gia vào giao tranh ở khu vực Nagorno-Karabakh. Nga khẳng định sự hiện diện của “các đơn vị vũ trang bất hợp pháp” sẽ gây ra rủi ro an ninh lâu dài cho tất cả quốc gia lân cận.
Pháp, Nga và Mỹ là đồng chủ tịch của Nhóm Minsk thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, được thành lập năm 1992 để làm trung gian hòa giải cuộc xung đột kéo dài tại Nagorno-Karabakh. “Chúng tôi kêu gọi các lực lượng quân sự liên quan chấm dứt ngay hành động thù địch”, tuyên bố chung ngày 1/10 của Pháp, Nga và Mỹ về Nagorno-Karabakh cho biết.
Nhóm Minsk kêu gọi Armenia và Azerbaijan “cam kết không chậm trễ trong nối lại các cuộc đàm phán thực chất, thiện chí và vô điều kiện” theo khuôn khổ tiến trình Minsk.
Khu vực Nagorno-Karabakh. Đồ họa: SETA.
Nagorno-Karabakh là một tỉnh của Azerbaijan, song phần lớn dân địa phương là người Armenia, vốn chiếm thiểu số và luôn tìm cách ly khai khỏi Azerbaijan để sáp nhập vào Armenia. Phần lớn diện tích vùng Nagorno-Karabakh hiện do lực lượng ly khai thân Armenia kiểm soát.
Tranh chấp quyền kiểm soát vùng Nagorno-Karabakh bùng phát thành cuộc chiến 6 năm giữa Azerbaijan và Armenia từ tháng 2/1988 tới tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra lẻ tẻ tại đây.
Giao tranh tại Nagorno-Karabakh gần đây làm dấy lên lo ngại nguy cơ bùng phát chiến tranh toàn diện, khi các bên tham chiến đều tìm kiếm sự ủng hộ từ các cường quốc trong khu vực là Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.
Xung đột Armenia-Azerbaijan: Điều động tên lửa Tochka-U, Syria đổ lỗi cho Thổ Nhĩ Kỳ, Nga muốn tổ chức hòa đàm
Ngày 30/9, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho rằng, Lực lượng vũ trang Armenia đã sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật Tochka-U trong các trận chiến ở đường giới tuyến với Nagorno-Karabakh.
Baku cho rằng, Yerevan đã sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật Tochka-U trong xung đột Armenia-Azerbaijan ở Nagorno-Karabakh. (Nguồn: Mil.ru)
Đại diện Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết: "Một thời gian trước, lực lượng vũ trang Armenia đã sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật Tochka-U. Do thiết bị quân sự của đối phương không phù hợp và chất lượng thấp, 3 trong số các tên lửa bắn đi đã không phát nổ".
Cùng ngày, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev tuyên bố, Armenia rút quân là điều kiện duy nhất để chấm dứt các hành động thù địch.
Tổng thống Aliyev lưu ý, ông đã ra lệnh không được thực hiện bất kỳ biện pháp nào chống lại dân thường Armenia, đồng thời chỉ rõ, người Armenia không có vấn đề gì trong lãnh thổ của Azerbaijan, hàng nghìn người Armenia quốc tịch Azerbaijan sống ở nước cộng hòa này.
Nhấn mạnh Azerbaijan sẽ khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của mình, Tổng thống Aliyev cho rằng, đàm phán về Karabakh đã không mang lại kết quả và không cần thiết phải kêu gọi đối thoại.
Trong một diễn biến liên quan, bà Bouthaina Shaaban, Cố vấn chính trị và truyền thông cho Tổng thống Syria Bashar Assad đã cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ là lực lượng đứng sau cuộc xung đột hiện nay tại vùng lãnh thổ ly khai Nagorno-Karabakh.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Sputnik, Cố vấn của Tổng thống Syria cho rẳng, Thổ Nhĩ Kỳ có xu hướng xâm phạm chủ quyền của các nước khác và đã từng "nhúng tay" vào Iraq, Lebanon và Syria.
"Giờ đây chúng ta cũng có thể thấy, tại Nagorno-Karabakh, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang thực sự kích động xung đột và tuyên bố của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cho thấy, họ ủng hộ việc kích động cuộc xung đột này giữa Azerbaijan và Armenia", bà Bouthaina Shaaban nêu rõ.
Theo Cố vấn Shaaban, việc Thổ Nhĩ Kỳ kích động và ủng hộ xung đột là do nước này muốn có vai trò tại khu vực và quốc tế lớn hơn.
Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ làm "những gì cần thiết" nếu Azerbaijan đề nghị sự hỗ trợ quân sự từ Ankara trong cuộc xung đột với Armenia ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh.
Liên quan tình hình xung đột Nagorno-Karabakh, cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, trong cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Sergei Lavrov và Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell, hai bên đã kêu gọi một lệnh ngừng bắn lập tức và hoàn toàn, thể hiện sự kiềm chế tối đa của các bên xung đột và các quốc gia khác.
Nga cũng đồng thời kêu gọi các quốc gia liên quan tránh sử dụng "lính đánh thuê và các phần tử khủng bố nước ngoài" trong cuộc xung đột Azerbaijan-Armenia.
Trong các cuộc điện đàm riêng rẽ với những người đồng cấp Azerbaijan và Armenia, Ngoại trưởng Lavrov tái khẳng định Nga "sẵn sàng" tổ chức các cuộc tiếp xúc cần thiết và đề xuất tổ chức hòa đàm ở thủ đô Moscow, mặc dù trước đó, cả Armenia và Azerbaijan đều bác bỏ phương án này.
Đọ sức mạnh quân sự của Armenia và Azerbaijan: Ai hơn ai? Chiến sự Armenia và Azerbaijan tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh đang làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến tranh toàn diện. Trong khi quốc tế kêu gọi các bên ngừng bắn, Armenia và Azerbaijan lại chưa nghĩ tới chuyện đình chiến. Dàn xe tăng của Azerbaijan (ảnh: Aljazeera) Nếu bỏ qua yếu tố can thiệp từ bên ngoài vào cuộc...