Pháp nới lỏng hạn chế đi lại đối với 7 quốc gia ngoài EU
Ngày 11/3, Bộ Ngoại giao Pháp cho biết nước này sẽ nới lỏng một số hạn chế đi lại đối với 7 quốc gia ngoài Liên minh châu Âu (EU) vốn được áp dụng để phòng dịch COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Paris, Pháp ngày 15/12/2020. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo đó, tất cả các trường hợp đi và đến từ Australia, Hàn Quốc, Israel, Nhật Bản, New Zealand, Anh và Singapore sẽ không cần phải nêu mục đích chuyến đi của mình. Tuy nhiên, tất cả các yêu cầu khác, trong đó có việc phải trình kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 được thực hiện trong vòng 72h trước chuyến đi, vẫn được áp dụng. Bên cạnh đó, việc đi đến các quốc gia khác bên ngoài EU vẫn bị hạn chế, song có bổ sung một số trường hợp ngoại lệ như đoàn tụ gia đình và trẻ em đi học.
Dự kiến, sắc lệnh về việc nới lỏng hạn chế đi lại sẽ được công bố trong ngày 12/3.
Trước đó, từ ngày 31/1/2021, Chính phủ Pháp đã cấm tất cả hoạt động đi lại với các nước ngoài EU, ngoại trừ các chuyến đi với mục đích thiết yếu, nhằm hạn chế sự lây lan các biến thể virus SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Người phụ nữ dành 3 năm để chứng minh mình còn sống
Một người phụ nữ Pháp đang đấu tranh để chứng minh mình còn sống, sau khi tòa án tuyên bố bà đã chết trong một cuộc tranh chấp bồi thường với nhân viên cũ.
Một tòa án tại Pháp đã tuyên bố một người phụ nữ vẫn còn sống đã tử vong trong một vụ tranh chấp pháp lý. Ảnh: OD
Theo trang Oddity Central (Anh), bà Jeanne Pouchain, 58 tuổi, sống tại thị trấn Rive-de-Gier, tỉnh Loire, miền trung nước Pháp, vẫn đang nỗ lực chứng minh mình còn sống và vẫn khỏe mạnh suốt 3 năm qua, sau khi một tòa án tuyên bố bà đã chết.
Năm 2000, công ty vệ sinh của Pouchain đã phải cho một số nhân viên của mình nghỉ việc khi mất một hợp đồng lớn. Tuy nhiên, một trong số các nhân viên đã kiện lại công ty.
Vào năm 2004, một tòa án đã yêu cầu công ty của Pouchain phải trả cho nhân viên bị chấm dứt hợp đồng hơn 17.000 USD tiền bồi thường. Nhưng người phụ nữ cho rằng phán quyết được đưa ra với công ty của bà chứ không phải bản thân Pouchain nên bà nhất định không bồi thường. 5 năm sau, nhân viên cũ đã tự tìm ra Pouchain. Năm 2016, người này đã đệ đơn kiện lên một tòa phúc thẩm. Phán quyết của toàn tuyên bố bà đã chết vì không trả lời bất kỳ cuộc gọi hay tin nhắn nào của nguyên đơn. Họ cũng buộc chồng và con trai của bà phải bồi thường thiệt hại.
Phán quyết vô lý này không chỉ chấm dứt vụ kiện kéo dài hàng thập kỷ giữa Pouchain và nhân viên cũ mà còn hủy hoại quyền công dân của bà. Tên của Pouchain đã bị xóa khỏi mọi hồ sơ chính thức của Pháp, bà bị mất chứng minh thư, bằng lái xe, bảo hiểm y tế, tài khoản ngân hàng và mọi thứ. Điều này đồng nghĩa với việc tuyên bố bà Pounchain không còn tồn tại trên đời.
Nhưng tại sao tòa án lại tuyên bố bà Pouchain đã chết? Nhân viên cũ và luật sư của bà cho rằng chính Pouchain là người đã tự chuốc họa vào thân. Bà đã từ chối trả lời thư từ và thường cố gắng trốn tránh vụ kiện. Điều này khiến tòa án chỉ có thể tin vào lời kể của nguyên đơn. Họ cho rằng những bức thư của nhân viên gửi cho sếp cũ của mình đã không được trả lời và việc bà đã chết là điều rất đáng tin.
"Đó là một câu chuyện điên rồ. Tôi không thể tin được. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng một thẩm phán sẽ tuyên bố ai đó đã chết mà không có giấy chứng nhận", luật sư của Pouchain, Sylvain Cormier, nói. "Nguyên đơn khẳng định bà Pouchain đã chết mà không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào và mọi người đều tin bà. Không ai xác thực điều đó".
Cuộc sống của bà Jeanne Pouchain, 58 tuổi, bỗng nhiên bị đảo lộn sau khi tòa án tuyên bố bà đã chết. Ảnh: Forrás Rádió
Hiện Pouchain vẫn gặp khó khăn trong việc đảo ngược quyết định của tòa án. Mặc dù bà đã làm việc với tòa án nhiều lần trong suốt 3 năm qua, nhưng tình trạng pháp lý của bà vẫn chưa được giải quyết. Bà không còn là "người đã chết", nhưng bà cũng không còn sống về mặt pháp lý.
"Tôi đã đến gặp luật sư. Người này nói với tôi rằng mọi việc sẽ nhanh chóng được giải quyết vì bác sĩ đã chứng nhận tôi vẫn còn sống. Nhưng vì đã có phán quyết pháp lý nên những điều này vẫn chưa đủ để chứng minh tôi còn sống", bà Pounchain nói với AFP.
Đến nay, bà Pouchain thậm chí vẫn rất sợ ra ngoài, trừ phi thực sự cần thiết. Bà luôn lo sợ một điều gì đó có thể xảy đến với mình nếu gặp một tình huống cần chứng minh danh tính. Tất cả chỉ vì một tòa án đã phán quyết bà không còn tồn tại mà không hề kiểm tra xem bà đã thực sự chết hay chưa.
"Tôi không bao giờ tưởng tượng tòa án lại tuyên bố một người đã chết mà không cần xác minh", luật sư của Pouchain bức xúc. Tuy nhiên, luật sư đại diện cho nhân viên cũ của bà lại cho rằng rắc rối suốt 3 năm qua do Pouchain tự gây ra.
Pouchain hay luật sư của bà đều không biết cuộc chiến giúp bà "hồi sinh" sẽ kéo dài bao lâu, liệu bà có thể quay trở lại cuộc sống bình thường hay không. Song, tất cả những gì họ có thể làm vào lúc này là tiếp tục chiến đấu.
Ca Covid-19 hơn 93 triệu, WHO họp khẩn về biến chủng nCoV Thế giới ghi nhận hơn 93,4 triệu ca nCoV, hơn 2 triệu người chết, ủy ban khẩn cấp của WHO họp sớm hai tuần để bàn về biến chủng nCoV. Thế giới đã ghi nhận 93.448.178 ca nhiễm và 2.000.269 người chết do Covid-19, tăng lần lượt 756.867 và 15.723 ca so với 24 giờ trước. 66.686.874 người đã bình phục sau khi...