Pháp, Nhật Bản nhất trí khởi động đàm phán về Thỏa thuận Tiếp cận đối ứng
Ngày 2/5, Pháp và Nhật Bản đã đồng ý khởi động các cuộc đàm phán chính thức về Thỏa thuận Tiếp cận đối ứng (RAA) qua đó tăng cường hợp tác quân sự giữa hai nước.
Một quan chức chính phủ Nhật Bản xác nhận, trong cuộc gặp giữa Thủ tướng nước này Fumio Kishida và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ở Paris, hai nhà lãnh đạo đã đồng ý bắt đầu quá trình đàm phán. Phủ Tổng thống Pháp đánh giá việc hoàn tất RAA sẽ thúc đẩy khả năng tương tác giữa quân đội hai nước.
Cũng tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực an ninh cũng như lĩnh vực kinh tế khác như tạo ra chuỗi cung ứng để đảm bảo đất hiếm và các khoáng sản khác. Hai bên cũng thảo luận cách tăng cường đầu tư vào các công ty khởi nghiệp và hy vọng rằng trao đổi song phương sẽ được đẩy mạnh hơn nữa thông qua Thế vận hội và Paralympic sắp tới ở Paris cũng như Triển lãm Thế giới tại Osaka của Nhật Bản vào năm 2025.
EU, Nhật Bản phản đối G7 cấm toàn bộ xuất khẩu sang Nga
Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản đã phản đối đề xuất của Mỹ về việc cấm toàn bộ xuất khẩu của G7 sang Nga vì cho rằng không khả thi.
Tờ Financial Times ngày 25.4 trích đăng một số nội dung của bản thảo tuyên bố chung của các lãnh đạo nhóm G7, dự kiến công bố tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm tại Hiroshima (Nhật Bản) vào tháng 5. Theo đó, các nhà lãnh đạo cam kết thay thế cơ chế cấm vận Nga theo khu vực hiện tại bằng một lệnh cấm toàn bộ việc xuất khẩu của G7 sang Nga, với chỉ một vài ngoại lệ gồm sản phẩm nông nghiệp, y tế và sản phẩm khác.
Đại diện ngoại giao của G7 họp tại Nhật Bản hôm 18.4. Ảnh REUTERS
Hai quan chức liên quan việc đàm phán của G7 cho biết đề xuất do Mỹ đưa ra nhằm bịt những lỗ hổng trong cơ chế cấm vận hiện tại, đã giúp Nga tiếp tục nhập khẩu các công nghệ của phương Tây.
Tuy nhiên, đại diện của Nhật Bản và EU tuần trước cho rằng đề xuất của Mỹ là không khả thi.
Dự kiến, các nhà lãnh đạo G7 (Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Ý) và EU sẽ gặp nhau tại Hiroshima vào ngày 19.5 cho kỳ hội nghị thượng đỉnh kéo dài 3 ngày, tập trung thảo luận tác động của xung đột Nga-Ukraine, an ninh kinh tế, đầu tư xanh và tình hình khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
EU cần sự đồng ý của toàn bộ 27 thành viên liên minh mới có thể tham gia cấm vận. Khối này đã tung 10 gói trừng phạt Nga từ khi xung đột nổ ra nhưng thường vấp phải sự tranh luận kéo dài, trong đó một số thành viên được hưởng quyền miễn trừ tham gia cấm vận sau khi đe dọa dùng quyền phủ quyết.
Do đó, việc ban hành một lệnh cấm toàn bộ xuất khẩu sang Nga với một số miễn trừ có nguy cơ gây ra tranh luận và làm suy yếu các biện pháp cấm vận hiện có, theo các quan chức đánh giá.
Bản dự thảo tuyên bố chung còn gồm các biện pháp ngăn ngừa việc né tránh lệnh cấm vận và hạn chế đối với các nước ủng hộ việc hỗ trợ tài chính cho chiến dịch quân sự của Nga.
Bên cạnh đó, G7 sẽ tiếp tục giảm nhập khẩu năng lượng từ Nga và công bố cơ chế mới nhằm theo dấu kim cương Nga, giảm nguồn thu của Moscow từ việc xuất khẩu kim loại quý này. Tuy nhiên, các đề xuất có thể thay đổi trước hội nghị.
EU 'hết cách' mở rộng các biện pháp cấm vận Nga
Nhà Trắng từ chối bình luận về việc thảo luận của G7 nhưng cho biết Mỹ sẽ tiếp tục tìm cách bắt Nga phải chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó, Washington cho rằng lệnh cấm vận của G7 đã gây tác động lớn, ngăn chặn Nga có thể tài trợ cho cuộc xung đột tại Ukraine.
Thông tin về sự khác biệt giữa các thành viên G7 cho thấy nhóm này thiếu các biện pháp trừng phạt gia tăng để công bố tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới. Theo Financial Times, việc mạnh tay đối với khả năng Nga né tránh lệnh cấm vận thông qua giao dịch từ các nước thứ ba là trọng tâm chú ý của Mỹ, Anh, EU và các đồng minh khác.
G7 lên án Iran tấn công Israel, Tel Aviv nói không muốn chiến tranh Các lãnh đạo của nhóm G7 đã lên án cuộc tấn công của Iran vào Israel, đồng thời tuyên bố sẽ nỗ lực ngăn chặn "sự leo thang không thể kiểm soát" ở khu vực Trung Đông. Italia, nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên của G7, hôm 14/4 đã triệu tập một cuộc họp của những người đứng đầu nhóm (gồm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

LHQ kêu gọi Mỹ và Houthi 'kiềm chế tối đa'

Núi lửa Marapi ở Indonesia phun tro bụi cao hơn 1.000 m

Thủy phi cơ AG600 của Trung Quốc sẵn sàng đưa vào sử dụng

Cuộc chiến AI: Nvidia đứng giữa 'gọng kìm' Mỹ - Trung

DHL tạm dừng chuyển hàng toàn cầu trên 800 USD cho người tiêu dùng Mỹ

Tiết lộ phương án Israel tấn công cơ sở hạt nhân của Iran

Giám đốc tình báo Thổ Nhĩ Kỳ gặp phái đoàn Hamas

Bí quyết về vùng đất tại Nga nơi sản sinh hàng loạt huyền thoại võ thuật hiện đại

Iraq khai mạc triển lãm quốc tế về an ninh, quốc phòng

Tìm thấy thêm thi thể thủy thủ tàu cá bị chìm tại Hàn Quốc

Lễ Phục sinh tại nhiều quốc gia trên thế giới

Bước chuyển lịch sử của Mỹ nhìn từ màn phô diễn sức mạnh táo bạo ở Thái Bình Dương: Kỳ cuối
Có thể bạn quan tâm

Sao nam hạng A gây sốc khi tự mắng mình suốt 10 phút trên sóng trực tiếp, nghe lý do ai cũng vỗ tay
Hậu trường phim
05:45:23 21/04/2025
Câu hỏi thường gặp liên quan đến hội chứng Rett
Sức khỏe
05:37:08 21/04/2025
Xem phim "Sex Education", tôi thảng thốt vì lỗi sai nghiêm trọng biến con trai thành kẻ "ngáo quyền lực": Càng theo đuổi điều này, hậu quả càng tai hại
Góc tâm tình
05:22:22 21/04/2025
Thúy Ngân bikini sexy, Hồng Nhung tươi tắn trở lại sau thời gian điều trị ung thư
Sao việt
23:25:41 20/04/2025
Hòa Minzy tiết lộ quá khứ thường xuyên trốn học, bị kiểm điểm vì 1 lý do
Nhạc việt
23:22:11 20/04/2025
BTC concert nhóm nhạc quốc tế giảm giá vé nhân dịp 30/4, tưởng được ủng hộ ai ngờ nhận về phản ứng ngược
Nhạc quốc tế
23:13:56 20/04/2025
Rầm rộ danh tính "tiểu tam" nghi khiến 1 cặp sao hạng A tan vỡ sau 7 năm yêu
Sao châu á
22:28:30 20/04/2025
Messi gây sốc với tuyên bố về World Cup 2026
Sao thể thao
21:23:31 20/04/2025
Drake tiếp tục kiện vì bị phỉ báng tại lễ trao giải Grammy và chương trình giữa giờ Super Bowl
Sao âu mỹ
21:01:51 20/04/2025
Phim Hàn đỉnh nóc được chờ đợi nhất hiện tại: Nữ chính đẹp không tỳ vết, nam chính nghe tên ai cũng nể
Phim châu á
20:20:30 20/04/2025