Pháp mong muốn xây dựng chợ đầu mối nông sản tại Hà Nội
Pháp mong muốn triển khai xây dựng một chợ đầu mối nông sản tại Hà Nội. Đây là dự án quan trọng để có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan (phải) tiếp và làm việc với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, ông Nicolas Warnery. Ảnh: Phạm Hiếu.
Chiều 21/10, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp và làm việc với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, ông Nicolas Warnery.
Chia sẻ tại buổi làm việc, ông Nicolas Warnery cho rằng trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển nông nghiệp, cả 2 quốc gia đều có truyền thống và tiềm năng hợp tác. Cả Việt Nam và Pháp đều có điểm tương đồng là hướng đến hiện đại hóa và bảo vệ môi trường.
Theo ngài Đại sứ, hai nước đã có sự phối hợp trong công tác xử lý dịch bệnh trên vật nuôi. Tuy nhiên, Pháp vẫn mong muốn phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Việt Nam để có thể lường trước những dịch bệnh, đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn, khi xảy ra dịch bệnh cũng không bị đứt gãy lưu thông, các sản phẩm vẫn đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế.
“Tôi được biết Việt Nam chuẩn bị triển khai dự án quản lý nghề cá có trách nhiệm, đây là một trong những nỗ lực của Việt Nam để gỡ thẻ vàng IUU của Ủy ban Châu Âu (EC). Theo đó, Pháp sẵn sàng tham gia và hỗ trợ Việt Nam triển khai dự án này”, Đại sứ Nicolas Warnery bày tỏ.
Video đang HOT
Ngoài ra, ngài Đại sứ cũng cho biết Pháp rất mong muốn triển khai xây dựng một chợ đầu mối nông sản tại Hà Nội. Đây là dự án quan trọng để đảm bảo an toàn thực phẩm, đồng thời là cơ chế có thể chia lợi nhuận các chuỗi từ sản xuất đến cung ứng, tiêu thụ… một cách công bằng nhất.
Đại sứ Nicolas Warnery cho biết Pháp rất mong muốn triển khai xây dựng một chợ đầu mối nông sản tại Hà Nội. Ảnh: Phạm Hiếu.
Đánh giá cao những hỗ trợ chương trình dự án, hỗ trợ kĩ thuật từ phía Pháp thời gian qua, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh những nội dung tại buổi làm việc sẽ là cơ sở để ông cùng Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp đánh giá lại những chương trình hợp tác thời gian vừa qua, đồng thời đề xuất ý tưởng hợp tác mới.
Theo Bộ trưởng, Việt Nam đang xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững đến năm 2030, tầm nhìn 2050 để hướng tới một nền nông nghiệp xanh, nền nông nghiệp có trách nhiệm. Việt Nam không thể đi khác quỹ đạo với thế giới là hướng đến tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, nông nghiệp xanh, tiêu dùng xanh. Những dự án hỗ trợ của Pháp sẽ góp phần giúp Việt Nam hiện thực hóa chiến lược đó.
“Thời gian tới, Việt Nam sẽ rà soát lại những bất cập trong thể chế, quy định về kiểm định động, thực vật để có thể tạo thuận lợi cho dòng chảy nông sản 2 chiều, kể cả trong điều kiện dịch bệnh. Đồng thời, các cơ quan kiểm định của Việt Nam cũng mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ phía chuyên gia tư vấn của Pháp để thống nhất những tiêu chí trong công tác kiểm định động, thực vật cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá cao những hỗ trợ chương trình dự án, hỗ trợ kĩ thuật từ phía Pháp thời gian qua. Ảnh: Phạm Hiếu.
Theo đó, tư lệnh ngành nông nghiệp đề xuất 3 vấn đề với Đại sứ Nicolas Warnery.
Đầu tiên, đề nghị Pháp ưu tiên tài trợ Việt Nam mở rộng thêm dự án trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, chống suy thoái rừng, phòng chống thiên tai, bảo vệ phát triển tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn nguồn gen và nuôi trồng thủy sản bền vững…
Thứ hai, đề nghị Pháp hỗ trợ những dự án phát triển cảnh quan nông thôn để phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, Bộ trưởng cũng mong muốn Pháp xây dựng dự án hỗ trợ hợp tác để phục hồi lại những ngôi biệt thự, nhà thờ và cảnh quan của Vườn quốc gia Ba Vì vốn được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp cổ.
“Đó sẽ là biểu tượng của tình hữu nghị giữa Pháp và Việt Nam cũng như địa điểm lưu lại dấn ấn văn hóa Pháp tại Việt Nam”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Thứ ba, Pháp là một quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển HTX và chỉ dẫn địa lý, vì vậy Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đề nghị Pháp hỗ trợ Việt Nam phát triển lĩnh vực này.
Dự thảo quy định mới về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí
Ngân hàng Nhà nước vừa có dự thảo thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Khách hàng giao dịch tại Hội sở chính Vietcombank, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Theo đó, dự thảo quy định Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ, bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung) khi đáp ứng đầy đủ một số điều kiện.
Cụ thể, là phát sinh trước ngày 1/8/2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính. Hiện nay, Thông tư 03/2021 đang quy định thời điểm là trước ngày 10/6/2020.
Bên cạnh đó, phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/06/2022, thay vì đến ngày 31/12/2021 như Thông tư 03 hiện nay.
Ngoài ra, số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi thuộc một trong các trường hợp gồm số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 ngày từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận; số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 23/1/2020 và quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 29/3/2020; số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/1/2020 đến trước ngày 10/6/2020 và quá hạn trước ngày 17/5/2021; số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 10/6/2020 đến trước ngày 1/8/2021 và quá hạn từ ngày 17/7/2021 đến trước ngày dự thảo Thông tư có hiệu lực thi hành (thay vì ngày 17/5/2021).
Dự thảo Thông tư cũng quy định thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với khách hàng và không vượt quá 12 tháng từ ngày tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc kể từ ngày đến hạn của từng số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng thực hiện đến ngày 30/06/2022, thay vì 31/12/2021 như Thông tư 03 hiện nay.
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta mang sức sống mới, bộ mặt mới Chiều 24-6, tại Hà Nội, đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương do đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT). Tham dự hội nghị có đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên...