Pháp luật không quy định xử phạt người đồng tính cưới nhau
Từ khi còn nhỏ, Nghị không hề giấu giếm mình là người đồng tính với gia đình. Đến tuổi trưởng thành, Nghị cũng công khai giới tính của mình cho mọi người biết. Do không ngại ngùng nên khi gặp Luận, Nghị đã bộc lộ tình yêu đồng tính của mình.
Khi tình yêu “chín muồi”, cảm thấy không thể sống thiếu nhau, cặp đôi đồng tính Nghị – Luận xin phép gia đình tổ chức đám cưới để “nên vợ nên chồng”. Hành động tổ chức đám cưới của Nghị – Luận khiến dư luận người dân bàn tán xôn xao những ngày qua.
“Pê đê mà lấy vợ cái nỗi gì!”
Hàng ngàn người dân tại tỉnh Bình Phước vẫn chưa ngớt xôn xao, bàn tán về đám cưới đồng tính được tổ chức tại một nhà trọ ở xã Tiến Thành (thị xã Đồng Xoài). Ngoài 250 khách mời là những người thân, hàng xóm của “chú rể” và “cô dâu”, đám cưới còn có trên 70 người là dân đồng tính tại TP.HCM và một số tỉnh, thành khác đến tham dự, chia vui với “cô dâu” và “chú rể”.
Cặp đôi “uyên ương” hưởng niềm vui hạnh phúc trong đám cưới này là Đào Lê Đức Nghị (SN 1984, ngụ thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) và Nguyễn Công Luận (SN 1995, ngụ xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài).
Niềm hạnh phúc của Nghị và Luận khi tìm thấy nhau
Sau đám cưới rộn rã tiếng cười, ngập tràn những lời chúc phúc của gia đình, họ hàng, hàng xóm, bạn bè, “đôi uyên ương” Nghị – Luận đang tích cực bắt tay xây dựng tổ ấm mới của mình. Gặp chúng tôi tại căn nhà trọ, “đôi uyên ương” Nghị – Luận lúc nào cũng muốn thể hiện tình cảm của một đôi uyên ương mới cưới.
“Đẹp” trong bộ trang phục áo dài truyền thống
Theo “chú rể” Đào Lê Đức Nghị, ngay từ thời học phổ thông, Nghị đã thấy những biểu hiện khác thường trong cơ thể mình và mối quan tâm đặc biệt với các bạn trai. Mặc dù đã trải qua nhiều mối tình với nhiều cô bạn gái nhưng không có mối tình nào tiến đến hôn nhân. Nghị không hề giấu giếm gia đình mình là người đồng tính.
Video đang HOT
Cùng nhau cắt bánh kem để gắn nghĩa vợ chồng
Kể về mối tình đặc biệt với Luận, Nghị chia sẻ: “Vào năm 2012, khi đi dự đám cưới người bạn, lúc lên sân khấu hát giúp vui, anh “biết” Luận rồi hai người cho số điện thoại của nhau. Sau đó, cả hai thường xuyên nhắn tin trò chuyện. Tiếp đó, là những buổi đi cà phê, đi chơi. Khoảng hai tháng sau, cả hai quyết định về ở chung nhà trọ của Nghị tại ấp 1 (xã Tiến Thành).
Nghị còn chia sẻ thêm: “Tôi là con trai út trong gia đình có chín anh chị em. Mọi người trong nhà đều bình thường. Mẹ tôi tưởng rằng nếu quen một cô gái nào thì tôi sẽ bình thường trở lại. Vì thế, mẹ luôn thúc giục tôi nhanh kiếm một cô gái rồi lập gia đình. Nghe vậy, tôi liền nói: “Pê đê mà lấy vợ cái nỗi gì!”. Đến khi được 16 tuổi, tôi quyết định rời gia đình đến thị xã Thuận An (tỉnh Bình Dương) làm công nhân”.
Lo cho tổ ấm bằng quán “bún riêu pê đê”
Theo Nghị, khi Nghị về nhà xin tổ chức đám cưới với một người cùng giới tính, gia đình mới đầu tỏ ý phản đối.Tuy nhiên, sau đó, mọi người trong gia đình không phản đối gì nữa. Trao đổi với PV, bà Phạm Thị Hoa (mẹ của Nghị) cho biết: “Lúc đầu, nó (Nghị) dẫn Luận về ra mắt, tôi cũng phản đối dữ lắm nhưng tụi nó và mấy đứa con trong gia đình cứ theo năn nỉ, thuyết phục, tôi cũng xuôi tai. Thôi thì, bản tính con tôi nó thế, miễn sao nó sống vui vẻ, hạnh phúc, không gây hại gì cho xã hội là được”.
Trong khi đó, Luận là con út trong gia đình có hai anh em. “Lúc mới quen, em đưa anh Nghị về nhà ra mắt. Cha mẹ em cũng phản đối nhưng sau đó thì không ai nói gì nữa. Vài tháng sau, em đến sống chung với anh Nghị ở nhà trọ”, Luận chia sẻ.
Sau khi được gia đình hai bên đồng ý, một đám cưới hạnh phúc diễn ra theo đúng phong tục truyền thống của người Việt Nam. Khách mời khoảng hơn 200 người, đa số là bà con lối xóm và bạn bè đến chia vui. Một người hàng xóm của cặp “vợ chồng” này cho hay: “Thời gian trước đây, tôi biết Nghị và Luận là một cặp đôi đồng tính. Tuy nhiên, lúc nhận thiệp cưới, tôi vẫn thấy kỳ kỳ nhưng thấy tụi nó yêu nhau, muốn gắn nghĩa “vợ chồng” nên mọi người cũng vui vẻ đến dự, không ai bàn tán gì nữa”.
Chia sẻ với PV khi được hỏi về chuyện lo cho tổ ấm trong thời gian tới, chuyện con cái ra sao, Nghị liền bày tỏ: “Khi người ta biết chuyện tụi em tổ chức đám cưới đồng tính đã xuất hiện nhiều lời dị nghị, bàn tán. Lúc đầu, tụi em cũng mặc cảm nhưng nghe riết rồi cũng quen. Tới đây, Quốc hội sẽ họp, không biết có công nhận kết hôn đồng tính hay không? Việc này giới tụi em rất quan tâm”.
Để “vun vén” cho tổ ấm của mình, Nghị cho biết: “Vợ chồng tôi tiếp tục bán bún riêu trước Trường trung cấp Y tế tỉnh Bình Phước. Mỗi ngày tụi em bán hai ca, lời khoảng 700.000 – 800.000 đồng. Thời gian tới, tụi em sẽ đổi tên quán thành “Bún riêu Pê đê” để mọi người dễ nhớ… Sau này, vợ chồng em sẽ liên hệ bệnh viện để xin con nuôi và chỉ xin con gái. Mọi chuyện đối với em thế là mãn nguyện rồi”.
Người ủng hộ, người phản đối
Trao đổi với PV về vấn đề trên, luật sư Phạm Văn Phúc, Văn phòng tư vấn luật Phúc & Đồng sự, chia sẻ: “Hiện Quốc hội còn đang thảo luận có nên cho phép kết hôn giữa những người cùng giới tính hay không. Có nhiều quan điểm không ủng hộ nhưng cũng không ít ý kiến ủng hộ. Riêng với tôi, kết hôn giữa những người đồng tính là một nhu cầu tất yếu. Nó tồn tại và phát triển một cách tự nhiên, có cấm đoán thì cũng không được”.
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, pháp luật hiện chưa cho phép người đồng tính kết hôn với nhau. Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 nghiêm cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Theo điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Việc hai người cùng giới tính đăng ký kết hôn tại cơ quan chức năng chắc chắn không được chấp nhận, nên hành vi kết hôn giữa họ không xảy ra. Vì thế, Nghị định 110/2013 thay thế Nghị định 87/2001 đã bỏ quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kết hôn đồng tính do không thể xảy ra trên thực tế.
Luật sư Hậu cho biết pháp luật hiện chỉ nghiêm cấm hành vi kết hôn giữa những người cùng giới tính nhưng không cấm, không quy định xử phạt việc 2 người đồng tính tổ chức cưới nhau. Vì vậy, khi có lễ cưới của những người đồng tính thì chính quyền địa phương cũng không thể can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính, chỉ có thể vận động, thuyết phục họ dừng việc này.
Cũng theo luật sư Hậu, thời gian qua, xuất hiện nhiều ý kiến của các nhà làm luật không đồng tình với việc sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình theo hướng chấp nhận hôn nhân đồng tính. “Về quan điểm cá nhân, tôi cho rằng không nên khuyến khích mối quan hệ này phát triển; Luật Hôn nhân và Gia đình không nên sửa đổi theo hướng chấp nhận hôn nhân đồng tính”, luật sư Hậu đưa ra quan điểm của mình.
Luật Hôn nhân và Gia đình cấm
Theo luật sư Vương Quốc Quỳnh, Đoàn luật sư tỉnh Bình Phước, hiện nay Luật Hôn nhân và Gia đình của Việt Nam nghiêm cấm việc kết hôn giữa những người cùng giới tính. Do vậy, việc Nghị – Luận tổ chức tiệc cưới dù dưới hình thức nào đều là trái pháp luật.
Xin tổ chức theo danh nghĩa tiệc sinh nhật
Trao đổi với PV, ông Lê Quang Dũng, Phó Chủ tịch xã Tiến Thanh, cho biết sau khi đám cưới diễn ra vài phút thì chính quyền xã đến kiểm tra, nhắc nhở. Gia đình hai bên vui vẻ chấp nhận các yêu cầu của chính quyền địa phương và chỉ xin tổ chức theo danh nghĩa tiệc sinh nhật. Đến 21h, đám tiệc kết thúc, không có gì mất trật tự địa phương.
Theo Công lý
Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể
Thảo luận về dự thảo luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi), người ta băn khoăn về quy định "người được nhờ mang thai hộ phải là người thân thích của bên vợ hoặc bên chồng".
Nhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính luân lý trong việc mang thai hộ Nhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính luân lý trong việc mang thai hộ.
Thảo luận về dự án luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi) tại phiên họp toàn thể Ủy ban Các vấn đề xã hội ngày 22/4, các đại biểu băn khoăn về quy định "người được nhờ mang thai ộ phải là người thân thích của bên vợ hoặc bên chồng".
Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa cho rằng "quy định "phải là người thân thích" có thể gặp phải tình huống thực tế mẹ vợ mang thai hộ con rể. Lúc đó đứa trẻ gọi là gì? Xét về y học có vẻ không có vấn đề nhưng về luân lý thì phải xem xét".
Cùng băn khoăn này, Phó trưởng đoàn ĐBQH Hà Nội Nguyễn Thị Hồng Hà đặt câu hỏi: "Vậy nhờ em gái của chồng mang thai, thì đứa trẻ sinh ra sẽ như thế nào về quan hệ huyết thống? Hay như vợ chồng người nhờ mang thai hộ ly hôn trước khi đứa trẻ sinh ra, thì xử lý như thế nào?".
Một vấn đề được không ít ĐBQH nêu là điều kiện bắt buộc về tài chính của người nhờ mang thai hộ. ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình), băn khoăn: "Đề nghị bổ sung thêm quy định người nhờ mang thai hộ phải có đủ điều kiện kinh tế. Nếu không có đủ điều kiện nuôi con, mà vẫn nhờ mang thai hộ, lúc sinh ra không có khả năng nuôi con thì lấy gì bù vào".
Còn ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) lưu ý việc lợi dụng mang thai hộ để thương mại hóa. Bà đặt câu hỏi về sự bất bình đẳng có thể xảy ra giữa những người nghèo với người có điều kiện kinh tế, giàu có mắc cảnh không có con.
ĐB Huỳnh Thành Lập, Trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM, đặt vấn đề: "Thông thường bên nhờ mang thai hộ nhờ tới kỹ thuật hỗ trợ của y tế, theo cách này khả năng người mang thai hộ sinh 2, sinh 3, thậm chí là sinh 4 rất dễ xảy ra. Liệu bên nhờ có nhận đủ không và nếu sinh ra trẻ dị tật, bên nhờ không nhận thì sao?"
Chốt lại vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho biết các ý kiến của ĐB sẽ được tiếp thu và vấn đề mang thai hộ sẽ được xin ý kiến tại kỳ họp thứ Quốc hội tới đây.
Theo dự luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật hôn nhân gia đình, Bộ Y tế đề xuất cho phép mang thai hộ, nhưng chỉ hạn chế người trong gia đình.
Dự thảo luật nêu rõ chỉ cho phép mang thai hộ giữa người trong gia đình, hoặc được chính quyền địa phương xác nhận người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ có quan hệ họ hàng trong vòng ba đời và mỗi người chỉ được mang thai hộ một lần.
Việc xem xét cho phép mang thai hộ hay không, dự định sẽ do một hội đồng độc lập đánh giá, dựa trên các hồ sơ về tình trạng bệnh lý không thể mang thai tự nhiên của người nhờ, quan hệ họ hàng giữa người nhờ và người mang thai hộ có xác nhận của chính quyền, điều kiện sức khỏe của người mang thai hộ.
Theo Tiền phong
Nóng về việc hạ tuổi kết hôn, hôn nhân đồng giới, sinh con "ngoài luồng" Ủy ban cho biết đang cân nhắc về kiến nghị hạ độ tuổi kết hôn đối với nữ giới trong trường hợp ngoại lệ xuống 16 tuổi. Một buổi tư vấn hôn nhân và sức khoẻ cộng đồng. Cân nhắc quy định trường hợp nữ có thể kết hôn từ 16 Tuổi tối thiểu kết hôn là vấn đề được đề xuất điều...