‘Không cấm vợ sinh con từ tinh trùng của chồng quá cố’
Luật sư cho rằng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành không có điều khoản nào cấm vợ sinh con từ phương pháp lấy tinh trùng của chồng quá cố.
Mới đây chị Hoàng Thị Kim D. (ngụ Hoàng Mai, Hà Nội) đã sinh ra 2 cháu bé song sinh bằng phương pháp lấy mẫu tinh trùng của người chồng đã chết cách đây 4 năm trong một vụ tai nạn giao thông.
Luật sự Nguyễn Ánh Thơm (thuộc văn phòng luật sư Nguyễn Anh, Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có điều khoản nào cấm người vợ sinh con từ phương pháp lấy tinh trùng của người chồng quá cố.
Hình ảnh 2 bé trai song sinh (Ảnh: Lao động)
Điều đó, công dân có thể được thực hiện các hành vi mà pháp luật không cấm. Vấn đề này cũng không trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức của người Việt Nam.
Các bác sĩ đã rạch tinh hoàn, lấy 14 mẫu tinh trùng của người chồng khi vừa chết và có sự đồng ý của gia đình và người vợ với mục đích nhân đạo là điều pháp luật không cấm và không trái với y đức.
Quy trình từ khi bác sĩ lấy mẫu vật phẩm đến khi chi D. sinh 2 cháu đều được bệnh viện xác nhận bằng các tài liệu, chứng cứ để chứng minh các em bé sinh ra có nguồn gốc từ người cha quá cố. Các giấy tờ chứng minh về người cha sẽ làm căn cứ xác định khai sinh của các cháu sau này.
Đây là vấn đề đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, do đó sẽ phải qua nhiều thủ tục để có thể đảm bảo phần ghi trên Giấy khai sinh có đủ cả tên bố và mẹ.
Video đang HOT
Về nguyên tắc, sau 4 năm kể từ khi chồng chết thì đương nhiên quan hệ hôn nhân với người chồng đã chấm dứt về mặt pháp lý. Do đó để khai sinh cho 2 cháu bé là con chung của vợ chồng chị D. có thể phải được sự công nhận của Tòa án.
Nếu người mẹ đi đăng ký khai sinh cho con mà không ghi tên người cha thì UBND phường, xã sẽ tiến hành khai sinh theo thủ tục thông thường như con ngoài giá thú.
Luật Hôn nhân và gia đình quy định
Điều 65: Quyền nhận cha, mẹ
1. Con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.
Điều 66. Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự
1. Mẹ, cha hoặc người giám hộ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự.
2. Viện Kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự.
3. Cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự:
a) Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em;
b) Hội liên hiệp phụ nữ.
4. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện Kiểm sát xem xét, yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự.
Theo Zing
Quan hệ đồng tính: Ai là vợ, ai là chồng?
Một điểm mới trong dự thảo luật sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đang được Quốc hội thảo luận là việc công nhận kết hợp dân sự đối với các cặp chung sống đồng tính.
Một điểm mới trong dự thảo luật sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đang được Quốc hội thảo luận là việc công nhận kết hợp dân sự đối với các cặp chung sống đồng tính.
Đây cũng là một trong những cơ sở để dự đoán luật sửa đổi sẽ bãi bỏ việc cấm kết hôn đồng tính vì đã bước đầu công nhận một số quan hệ về tài sản giữa các cặp chung sống đồng tính.
Điều 17d dự thảo luật về "giải quyết hậu quả của việc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới tính" quy định quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng giữa những người cùng giới tính được giải quyết theo quy định tại Khoản 1 Điều 17a, Điều 17b và Điều 17c của luật này.
Đối chiếu với các điều luật nêu trên, việc chung sống đồng tính sẽ không làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về tài sản thì quan hệ sở hữu về tài sản giữa họ được xác định theo thỏa thuận đó.
(Cặp đồng tính nữ Linh - Hằng. Nguồn: Vietnamnet)
Nói nôm na cho dễ hiểu, nếu hai người đồng tính chung sống và có văn bản thỏa thuận về tài sản thì khi muốn chia tài sản, việc chia sẽ thực hiện theo thỏa thuận đó. Khuyến cáo với độc giả là dù luật dân sự quy định có thể thỏa thuận miệng, nhưng nguy cơ "bẻ kèo" là rất cao, lúc đó người bị thiệt thòi sẽ không có chứng cứ để mà trình trước tòa nếu phát sinh tranh chấp, kiện tụng.
Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về tài sản hoặc thỏa thuận bị tòa án tuyên bố vô hiệu thì quan hệ sở hữu về tài sản giữa họ được giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự về sở hữu riêng và sở hữu chung theo phần. Phần sở hữu riêng, tức tài sản riêng (chẳng hạn tài sản có trước khi chung sống, tài sản được người thân tặng cho riêng, thừa kế riêng...) của người nào thì sẽ thuộc về người đó. Phần sở hữu chung thì sẽ chia theo quy định của luật dân sự, căn cứ theo mức đóng góp vào khối tài sản chung của từng người.
"Người thực hiện các công việc nội trợ trong quan hệ sống chung và chăm sóc con chung được tính công sức như người trực tiếp tạo lập tài sản trong thời gian sống chung". Đây là thiết chế để bảo vệ người yếu thế trong các vụ chung sống như vợ chồng, dành cho các cặp dị tính lẫn đồng tính. Khi đó, nếu một người đồng tính ở nhà lo việc nội trợ, người kia đi làm kiếm tiền nuôi cả hai người và dành dụm, thì khối tài sản dành dụm được nếu có tranh chấp sẽ bị chia cho cả người làm nội trợ ở nhà.
Nếu dự luật được Quốc hội thông qua và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố, Tòa án nhân dân Tối cao phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Bộ Tư pháp sẽ có hướng dẫn thi hành các quy định này.
Một điểm đáng quan tâm là các nhà soạn luật chưa tiên liệu đến những tình huống có thể xảy ra khi giải quyết về tài sản của các cặp chung sống đồng tính theo các Điều 17a, 17b, 17c, 17d nêu trên. Chẳng hạn như quy định "ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ" (Điều 17b), tức ưu tiên cho "vợ". Nếu đó là một cặp đồng tính nam hoặc một cặp đồng tính nữ, thì ai sẽ là người được ưu tiên? Ai sẽ được xác định là vợ, ai sẽ được xác định là chồng?
Nếu không trả lời được câu hỏi này thì quy định "ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ" sẽ gần như vô dụng đối với các cặp đồng tính. Trong khi đó sẽ vẫn có nhiều người đồng tính bị thiệt thòi khi chia tay mà không được chia tài sản nếu vô ý quên lập văn bản thỏa thuận về tài sản chung, trong khi toàn bộ tài sản lại đứng tên người kia, một việc mà ngay cả các cặp dị tính cũng thường hay mắc phải và vô cùng hối hận lúc "đáo tụng đình" (tức ra tòa).
Theo Một thế giới
Những rắc rối phát sinh khi luật cho phép mang thai hộ Đẻ thuê đội lốt mang thai hộ; đẻ xong không giao con cho người nhờ mang thai; đẻ sinh 2, sinh 3 nhưng người nhờ chỉ nhận... 1 trẻ; đứa con do mang thai hộ bị tật nguyền và người nhờ mang thai từ chối nhận... là một số những rắc rối có thể phát sinh khi luật cho phép mang thai hộ......