Pháp: Lãnh đạo phe cực hữu kêu gọi không cho Ukraine dùng vũ khí Pháp tấn công Nga
Bà Marine Le Pen, lãnh đạo trên thực tế của đảng Tập hợp Quốc gia (RN) thuộc phe cực hữu ở Pháp cam kết nếu RN lên nắm quyền sau bầu cử Quốc hội vòng 2, bà sẽ không cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa của Pháp để tấn công Liên bang Nga.
Lãnh đạo đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (RN), bà Marine Le Pen. Ảnh: THX/TTXVN
Theo báo Ukrainska Pravda ngày 6/7, trong cuộc phỏng vấn với CNN, bà Le Pen cho biết ngoài việc triển khai quân đội Pháp, điều mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron không loại trừ, việc cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Pháp ở Nga cũng sẽ bị hủy bỏ.
Lãnh đạo phe cực hữu lưu ý rằng ranh giới đỏ duy nhất liên quan tới vấn đề Ukraine là ngăn cản Pháp trở thành một bên tham chiến trong cuộc chiến thông qua việc Ukraine sử dụng tên lửa do Pháp cung cấp để tấn công các mục tiêu ở Liên bang Nga.
Bà Le Pen nói: “Nếu ông Emmanuel Macron muốn gửi quân đến Ukraine và thủ tướng phản đối điều đó, thì sẽ không có một binh sỹ nào được gửi đến Ukraine. Thủ tướng là người có tiếng nói cuối cùng”.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 9/6 khi tuyên bố giải tán Quốc hội và kêu gọi tổ chức bầu cử lập pháp sớm đã nhấn mạnh: “Sự trỗi dậy của những người theo chủ nghĩa dân tộc và dân túy là mối nguy hiểm cho đất nước, cũng như cho châu Âu, cho vị trí của Pháp ở châu Âu và trên thế giới”.
Kết quả kiểm phiếu sơ bộ vòng 1 của cuộc bầu cử Quốc hội Pháp diễn ra ngày 30/6 cho thấy đảng Tập hợp Quốc gia (RN) cực hữu đã giành ưu thế lớn để chuẩn bị cho vòng 2. Theo Bộ Nội vụ Pháp, đảng RN thu về 33% phiếu bầu trong vòng đầu tiên bầu cử Quốc hội. Liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân Mới (NFP) về thứ hai với 28% và liên minh “Chung sức vì nền Cộng hòa” Tổng thống Emmanuel Macron giành được 20%.
Video đang HOT
Cử tri xếp hàng bỏ phiếu bầu Quốc hội vòng một tại điểm bầu cử ở Noumea, vùng lãnh thổ hải ngoại New Caledonia của Pháp ngày 30/6. Ảnh: Times of Malta/TTXVN
Sau vòng đầu tiên, hơn 300 ghế đã chuyển sang cuộc đua ba bên. Chỉ những ứng cử viên giành được ít nhất 12,5% số phiếu bầu ở vòng đầu tiên mới có thể lọt vào vòng 2.
Sau đó, để tránh chia nhỏ phiếu bầu, hơn 200 ứng cử viên từ phe trung dung của Tổng thống Emmanuel Macron và liên minh cánh tả đã rút lui khỏi vòng bầu cử thứ hai.
Họ đã gạt bỏ những khác biệt của mình sang một bên với mục tiêu duy nhất là không để phe cực hữu gom được 289 ghế cần thiết để giành đa số tại Quốc hội Pháp.
Đến 2/7, khi thời hạn rút lui kết thúc, chỉ còn lại chưa đến 100 ứng cử viên, sau khi các ứng cử viên trung dung và cánh tả đã rút lui một cách có chủ đích.
Theo nhà phân tích Antoine Bristielle, chiến thuật này nhằm ngăn cản một số ứng cử viên RN giành chiến thắng.
Ngày 2/7, bà Le Pen cho biết đảng RN sẽ tìm cách thành lập chính phủ ngay cả khi không đạt được đa số tuyệt đối 289 ghế trong Quốc hội 577 ghế.
Bà Le Pen cho biết thêm rằng bà sẽ bổ nhiệm Chủ tịch RN Jordan Bardella (28 tuổi) làm thủ tướng nếu đảng RN giành được đa số phiếu.
Nếu điều đó xảy ra, ở Pháp sẽ có một thời kỳ “chung sống” không thoải mái giữa một thủ tướng cực hữu phụ trách chương trình nghị sự trong nước và một tổng thống theo chủ nghĩa tự do giám sát các vấn đề đối ngoại.
Thêm nước NATO "bật đèn xanh" để Ukraine dùng vũ khí tấn công lãnh thổ Nga
Ba Lan, quốc gia NATO chia sẻ biên giới chung với Nga, tuyên bố không áp đặt bất cứ hạn chế nào với vũ khí mà Warsaw đã viện trợ Ukraine.
Trong cuộc phỏng vấn với đài Radio Zet của Ba Lan được phát sóng ngày 29/5, Thứ trưởng Quốc phòng Ba Lan Cezary Tomczyk tuyên bố, Warsaw "không áp dụng bất cứ hạn chế nào đối với việc người Ukraine sử dụng vũ khí Ba Lan" trong cuộc xung đột hiện nay của Ukraine với Nga.
Binh sĩ Ukraine vận hành một pháo tự hành do Ba Lan sản xuất trên chiến trường. Ảnh: GettyImages
Khi được hỏi về việc liệu vũ khí mà Ba Lan viện trợ Ukraine có thể được sử dụng trên lãnh thổ Nga hay không, ông Tomczyk đáp rằng, người Ukraine "có thể chiến đấu theo ý muốn", PravdaUkraine dẫn lời.
Theo quan chức Ba Lan, các nước phương Tây cũng nên dừng hạn chế việc Ukraine sử dụng vũ khí mà họ viện trợ để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga. "Ukraine có quyền tự vệ nếu thấy cần thiết", Thứ trưởng Quốc phòng Ba Lan nói.
Ba Lan, quốc gia NATO chia sẻ biên giới chung với Nga, là một trong những nước ủng hộ Kiev mạnh mẽ nhất trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine. Ông Tomczyk tiết lộ, Warsaw đã bàn giao 44 lô hàng viện trợ cho Kiev và đang chuẩn bị gói thứ 45.
Tuyên bố của ông Tomczyk được đưa ra trong bối cảnh Ukraine đang nỗ lực vận động đồng minh dỡ bỏ hạn chế việc sử dụng vũ khí phương Tây sản xuất để tấn công mục tiêu trên lãnh thổ Nga.
Tại cuộc họp báo chung ngày 28/5 với Thủ tướng Đức Olaf Scholz ở thủ đô Berlin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng, phương Tây nên cho phép Ukraine "vô hiệu hóa" căn cứ quân sự mà Nga sử dụng làm nơi tấn công mục tiêu ở Ukraine, song nhấn mạnh Kiev không được tấn công mục tiêu dân sự và các căn cứ quân sự khác.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Scholz khẳng định, có các quy định về sử dụng khí tài viện trợ cho Ukraine và điều này "phải nằm trong khuôn khổ luật pháp quốc tế". Ông Scholz cũng lưu ý Đức và Pháp đã "cung cấp những loại vũ khí khác nhau".
Mỹ, quốc gia viện trợ Ukraine nhiều vũ khí nhất, hiện chưa cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ để tập kích mục tiêu ở Nga; nhưng Anh và một số nước khác đã "bật đèn xanh" cho hoạt động này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 28/5 cảnh báo sẽ có "hậu quả nghiêm trọng" nếu phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ để tấn công Nga. "Sự leo thang liên tục này có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Ở châu Âu, đặc biệt là ở các nước nhỏ, họ nên nhận thức được họ đang chơi đùa với điều gì", ông Putin nêu.
Nga và Ukraine đang thích nghi cho giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến Quân đội hai nước tiếp tục phát triển các chiến lược của mình để thích nghi với những diễn biến mới trên chiến trường cùng với môi trường chính trị-xã hội toàn cầu luôn thay đổi. Pháo binh Nga tấn công mục tiêu của Ukraine trong cuộc giao tranh giữa hai bên. Ảnh: TASS Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã có sự...