Pháp không chấp nhận việc Anh đòi hỏi vị thế đặc biệt trong EU
Theo báo The Guardian (Anh) ngày 28/5, Pháp vừa đưa ra một cảnh báo thẳng thừng với Thủ tướng Anh David Cameron rằng kế hoạch tái thương lượng các điều khoản về tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU) của Anh trước khi tiến hành một cuộc trưng cầu ý dân về việc ra đi hay ở lại liên minh này là một tiến trình “nguy hiểm.”
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius.
Trong bối cảnh Thủ tướng Anh bắt đầu chuyến công du 2 ngày tới 4 nước châu Âu gồm Hà Lan, Pháp, Ba Lan và Đức nhằm vận động lãnh đạo các nước này ủng hộ kế hoạch cải cách sâu rộng EU, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius tuyên bố Paris sẽ nói “không” nếu như London đòi hỏi một vị thế đặc biệt trong EU.
Phát biểu trên đài phát thanh France Inter, ông Fabius nói: “Tôi thấy tiến trình này khá nguy hiểm… Người dân Anh đang dần quen với điệp khúc ‘Châu Âu là tồi tệ’, và đến một ngày khi họ được hỏi để quyết định, có nguy cơ họ sẽ nói với chúng ta rằng ‘Châu Âu là tồi tệ’”. Ông cũng khẳng định nếu EU định trao cho Anh quy chế đặc biệt mà không nhận lại được điều gì thì câu trả lời của Pháp sẽ là “không.”
Phát biểu của ông Fabius được đưa ra ngay trước khi Thủ tướng David Cameron gặp Tổng thống Pháp Franois Hollande.
Video đang HOT
Ông Hollande cho biết trong cuộc gặp, hai bên đã nói về vị trí của Anh tại EU và Pháp đã bày tỏ hy vọng Anh sẽ vẫn ở lại trong liên minh này.
Trong khi đó, Camerron nói ông tin rằng những thay đổi mà Anh đưa ra mang lại lợi ích cho không chỉ nước Anh mà toàn châu Âu.
Nhà lãnh đạo Anh cũng bày tỏ ưu tiên của ông là cải cách EU để liên minh này cạnh tranh hơn và giải tỏa được những lo ngại của người dân Anh về tư cách thành viên EU.
Dự kiến trong chuyến công du, Thủ tướng Anh cũng sẽ có các cuộc gặp với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte trong cùng ngày tại La Haye, Thủ tướng Ba Lan Ewa Kopacz vào ngày 29/5 tại Vacsava và cuối cùng là Thủ tướng Đức Angela Merkel ở Berlin./.
Theo Vietnam
Thái Lan: Lựa chọn khó khăn về dự thảo Hiến pháp mới
Ngày 19/5, Ủy ban bảo vệ trật tự quốc gia và Nội các Thái Lan sẽ tiến hành cuộc họp quan trọng để thảo luận về dự thảo Hiến pháp mới của nước này.
Các nhà lãnh đạo Chính quyền Thái Lan sẽ phải cân nhắc thận trọng khi đưa ra những quyết định về việc liệu có tiến hành trưng cầu ý dân và những vấn đề cần sửa đổi trong dự thảo Hiến pháp mới.
Đây thực sự là những lựa chọn khó khăn, trong lúc đa số dư luận chính giới và xã hội phản đối khá mạnh mẽ nhiều điều khoản của dự thảo Hiến pháp mới cũng như yêu cầu Chính quyền của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha phải tổ chức trưng cầu ý dân đối với bản dự thảo Hiến pháp này.
Trong những ngày gần đây, đại diện 74 chính đảng và nhiều tầng lớp xã hội của Thái Lan, thậm chí cả đại diện Ủy ban soạn thảo Hiến pháp cũng đã đề xuất cần thiết phải tiến hành trưng cầu ý dân, vì Hiến pháp mới có hiệu lực rộng khắp, trực tiếp tới quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người dân; đồng thời là cơ sở pháp lý cho các cơ chế và hoạt động của hệ thống lập pháp, hành pháp và tư pháp, các cơ quan độc lập theo Hiến pháp và chính quyền các địa phương.
Luồng dư luận này chấp nhận lui lại thời điểm tổng tuyển cử để Thái Lan có được một bản Hiến pháp mới đảm bảo nguyên tắc "của dân, do dân và vì dân" trong chế độ dân chủ; đồng thời tạo thuận lợi cho Thái Lan phát triển lành mạnh, bền vững trên mọi lĩnh vực trong tương lai.
Nếu chấp nhận tổ chức trưng cầu ý dân, Chính quyền Thái Lan sẽ có lợi thế vì có thể kéo dài thời gian cầm quyền để giải quyết thấu đáo hơn tiến trình cải cách và khắc phục những khó khăn bức xúc về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc trưng cầu ý dân cũng có thể làm phát sinh những mâu thuẫn, phức tạp mới, khó kiểm soát trong đời sống chính trị - xã hội.
Bên cạnh đó, chính quyền Thái Lan cũng phải xem xét, quyết định về số lượng và mức độ những vấn đề cần sửa đổi trong dự thảo Hiến pháp để có thể đảm bảo được các mục tiêu cải cách, đồng thời được sự chấp nhận của đa số dư luận chính giới và xã hội.
Các nguồn tin trong giới báo chí Thái Lan cho biết, một số thành viên ban lãnh đạo Chính quyền nước này có quan điểm không "mặn mà" với việc tổ chức trưng cầu ý dân, vì lo ngại dự thảo Hiến pháp có thể không được đa số nhân dân chấp nhận.
Các ý kiến nêu trên nghiêng về phương án chỉ cần Hội đồng cải cách quốc gia thông qua dự thảo Hiến pháp mới (sau khi đã sửa đổi), theo đúng lộ trình mà Ủy ban bảo vệ trật tự quốc gia đã đề ra.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích chính trị Thái Lan nhận định, dù có lựa chọn phương án trưng cầu ý dân hay không, thì Chính quyền Thái Lan cũng khó có thể cho ra đời một bản Hiến pháp hoàn hảo, đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí dân chủ, pháp quyền; vì các cơ chế và nhân sự tham gia soạn thảo Hiến pháp mới không thực sự là đại diện của đa số nhân dân Thái Lan./.
Tống Sơn
Theo_VOV
Ả Rập Xê Út và vị thế siêu cường trong thế giới Ả Rập Với khả năng huy động một lực lượng quân sự hùng mạnh bậc nhất khu vực cùng tham vọng tiếp tục nâng cao sức mạnh quân đội, Ả Rập Xê Út đang nổi lên là siêu cường trong thế giới Ả Rập, báo The Telegraph (Anh) nhận định. Xe tăng Ả Rập Xê Út trong một cuộc tập trận - Ảnh: Reuters Để...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ khẳng định viện trợ nhân đạo sẽ sớm được nối lại

Ngành công nghiệp nhựa thúc đẩy tái chế tiên tiến dù biết rõ các vấn đề rủi ro

Tại sao thỏa thuận thương mại mới Mỹ - Anh tạo ra ít tiền lệ cho các nước khác?

Cuộc họp lần thứ 13 Ủy ban Hợp tác chung ASEAN-New Zealand

Đối thủ Thanh Thủy đổi vận so kè Opal, 'hất' Ý Nhi ra chuồng gà, dành crown MW?

Apple đang tạo ra chipset mạnh gấp 6 lần M3 Ultra

Các nước Bắc Âu và Anh ủng hộ lệnh ngừng bắn 30 ngày giữa Nga và Ukraine

Hội nghị hòa bình nhân dân kêu gọi giải pháp hai nhà nước cho xung đột Israel - Palestine

Mỹ vạch 'lằn ranh đỏ' trong chính sách đáp trả Houthi

Ấn Độ tăng cường an ninh tại các cảng biển

Xuất khẩu của Trung Quốc tăng vượt dự báo giữa 'bão' thuế quan

Thỏa thuận thương mại Anh - Mỹ gây sóng gió cho ngành ô tô
Có thể bạn quan tâm

8 mỹ nhân sáng giá cho vương miện Hoa hậu chuyển giới Việt Nam 2025
Sao việt
3 phút trước
Mưa lớn ở TP HCM, đường biến thành sông, có nơi bị phong tỏa
Netizen
39 phút trước
Tôi thay thế 4 món đồ trong bếp ở tuổi 50 và bất ngờ khi giảm được một nửa công việc nhà
Sáng tạo
43 phút trước
Con gái 15 tuổi của Triệu Vy bị miệt thị gây sốc
Sao châu á
45 phút trước
Fan đội mưa xuyên đêm "cắm chốt" trước 1 ngày diễn ra concert Anh Trai Say Hi D-6 tại Hà Nội, netizen thảo luận trái chiều
Nhạc việt
52 phút trước
Sao nữ gọi Lisa là người chuyển giới từng làm vũ công thoát y, nhạc lười làm, thích "kiếm chuyện" với cả showbiz
Nhạc quốc tế
59 phút trước
Xe sedan dài hơn 5 mét, công suất 375 mã lực, 'uống xăng như ngửi', giá gần 500 triệu đồng
Ôtô
2 giờ trước
Giải pháp hạn chế tiết dầu cho da dầu vào mùa hè
Làm đẹp
3 giờ trước
Harley-Davidson Ultra Limited 2024 giá từ 1,4 tỷ đồng
Xe máy
3 giờ trước
Trải nghiệm cảm giác ngủ trên vách đá cao 1.600m với giá hơn 350 nghìn đồng
Du lịch
3 giờ trước