Pháp kêu gọi phương Tây cân nhắc triển khai biện pháp răn đe ở Ukraine
Quan chức cấp cao của Pháp kêu gọi phương Tây xem xét đặt các vũ khí thông thường trên lãnh thổ Ukraine nhằm mục tiêu răn đe, một phần trong kế hoạch chiến thắng mà Kiev đề xuất trước đó.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu (Ảnh: Yahoo News).
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu cho rằng phương Tây nên nghiêm túc cân nhắc việc triển khai các vũ khí thông thường, phi hạt nhân có khả năng răn đe, ví dụ hệ thống tên lửa tầm xa, trên lãnh thổ Ukraine sau khi cuộc xung đột hiện tại khép lại.
Trả lời phỏng vấn đài truyền hình TF1/LCI, ông Lecornu cho biết đã xem xét “kế hoạch chiến thắng” mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã trình bày trước quốc hội và các quan chức phương Tây tuần trước.
Kế hoạch này có 5 điểm, trong đó có lời đề nghị NATO ngay lập tức mời Ukraine gia nhập, dỡ bỏ các hạn chế áp lên vũ khí tầm xa được viện trợ. Ông Zelensky cũng đề xuất phương Tây “triển khai biện pháp răn đe chiến lược phi hạt nhân toàn diện” trên đất Ukraine nhằm gửi thông điệp tới Nga.
Ông Lecornu nhận định, kế hoạch của ông Zelensky là “khởi đầu cho một lộ trình chính trị mà chúng ta phải đảm nhận để giúp Ukraine về lâu dài, và đặc biệt là đặt câu hỏi điều gì sẽ xảy ra tiếp theo”.
Theo ông, nếu Ukraine ký lệnh ngừng bắn với Nga, điều này sẽ đặt ra câu hỏi về biện pháp răn đe nhằm ngăn xung đột bùng phát trở lại. Vì vậy, đây là một vấn đề cần được xem xét ngay lúc này.
Video đang HOT
Trước đó, Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot phát đi tín hiệu rằng Paris ủng hộ kế hoạch chiến thắng của ông Zelensky. Tuy nhiên, một số quốc gia NATO khác có quan điểm không tương đồng.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã từ chối cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev hoặc ủng hộ việc Kiev nhanh chóng gia nhập NATO, trong khi các quan chức Hungary đã cảnh báo rằng cách tiếp cận như vậy có thể dẫn đến sự leo thang lớn.
Mặt khác, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã bác bỏ kế hoạch của ông Zelensky, cảnh báo rằng Kiev đang “đẩy các thành viên NATO tới một cuộc xung đột trực tiếp” với Nga.
'Bức tường thép': Quân đội Ukraine đối mặt với khó khăn khi phản công
Các đơn vị Ukraine được trang bị vũ khí phương Tây chỉ đạt được những thành công nhỏ trước các tuyến phòng thủ vững chắc của Nga.
Các quan chức Ukraine cho biết cuộc phản công sẽ mất thời gian và thương vong là không thể tránh khỏi. Ảnh: WSJ
Theo tờ Wall Street Journal (Mỹ) ngày 10/6, một mũi phản công của Ukraine được cho là bắt đầu vào tối 8/6, với khoảng 100 quân, hai xe tăng Leopard II do Đức sản xuất và một số xe bọc thép chở quân do Mỹ sản xuất.
Kế hoạch của lực lượng trên là tiến về phía Nam tới thị trấn Tokmak do Nga kiểm soát, ở vùng Zaporizhzhia. Hai đơn vị khác cũng tiến về phía Tokmak từ các hướng khác nhau.
Một người lính Ukraine tham gia chiến dịch cho biết, ngay khi đơn vị của anh ta băng qua một con đường bên ngoài thị trấn Tokmak, các lực lượng Nga bắt đầu tấn công bằng tên lửa Grad cùng với máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu gây áp lực ở phía trên.
Theo người lính trên, sau khi tiến chưa đầy 3km, một trong những chiếc xe tăng Leopard đã bị trúng đạn và vô hiệu hóa.
"Họ chỉ đợi chúng tôi, sẵn sàng tấn công ở khắp mọi nơi. Đó là một bức tường thép. Thật kinh khủng", người lính Ukraine nói.
Vài ngày sau cuộc phản công được chờ đợi từ lâu của Ukraine, những thách thức mà quân đội Ukraine phải đối mặt đã quá rõ ràng.
Các lực lượng Nga đã dành nhiều tháng củng cố tuyến phòng thủ để chuẩn bị cho các cuộc tấn công vào các khu vực mà họ đang kiểm soát, đặc biệt là nơi phía Ukraine muốn vượt qua và phong tỏa cây cầu trên bộ nối Nga với Crimea.
Các video được đăng tải trên mạng xã hội dường như cho thấy một số xe tăng Leopard và một số xe chiến đấu Bradley do Mỹ sản xuất bị tiêu diệt ở khu vực phía Nam Zaporizhzhia, nơi những cánh đồng bằng phẳng, trống trải hầu như không có chỗ ngụy trang hoặc ẩn nấp cho lực lượng tấn công.
Xa hơn về phía Đông từ Tokmak, gần rìa phía Đông của vùng Zaporizhzhia, các binh sĩ Ukraine từ một số đơn vị cho biết họ đang đạt được tiến bộ. Tại một thị trấn nhỏ gần nơi giao tranh, những người lính trông có vẻ mệt mỏi đang nghỉ ngơi sau nhiều ngày chiến đấu ác liệt.
Một người lính bộ binh trông hốc hác cho biết họ đã chiếm được một số ngôi làng gần đó trong tuần qua. Ông nói: "Chúng tôi đang tiến lên, nhưng liên tục bị pháo kích" từ phía các lực lượng Nga.
Trong khi đó, các quan chức Ukraine đã nói rất ít về những tiến bộ mà lực lượng của họ đang đạt được, nhưng nhấn mạnh rằng cuộc phản công sẽ mất thời gian và thương vong là không thể tránh khỏi.
Chiến dịch này có thể quyết định liệu Kiev có thành công trong mục tiêu đánh bật lực lượng Nga khỏi một số trong gần 20% diện tích lãnh thổ Ukraine mà họ hiện đang chiếm giữ hay không.
Phương Tây đã cung cấp cho Kiev vũ khí trị giá hàng tỷ USD và đã huấn luyện hàng chục nghìn binh sĩ Ukraine để hỗ trợ cuộc tấn công. Kiev cần cho những người ủng hộ phương Tây thấy rằng họ có thể biến viện trợ đó thành lợi thế trên chiến trường.
Các nhà phân tích quân sự nói rằng cuộc tấn công chính của Ukraine vẫn chưa bắt đầu, với hầu hết các loại vũ khí phương Tây mới chuyển giao vẫn chưa được sử dụng.
Theo một chỉ huy phương tiện cơ giới Ukraine, điều kiện ẩm ướt đang đặt ra một thách thức đối với một số thiết bị phương Tây mới được chuyển giao.
Sau hai tuần mưa, những chiếc xe bọc thép MaxxPro do Mỹ sản xuất của đơn vị này không phải lúc nào cũng đủ khoảng trống để vượt qua vùng đất sình lầy. Ông này nói: "Chúng được chế tạo để chiến đấu trong đô thị và sa mạc. Trong thực tế của chúng tôi, chúng có thể vượt qua nhưng đó là một thách thức".
Các lữ đoàn mới của Ukraine cũng đang phải vật lộn với việc một số sĩ quan được đào tạo trong thời gian quá ngắn và thiếu kinh nghiệm chiến đấu. Vị chỉ huy trên nói: "Họ đang bị mất phương hướng trong những tình huống căng thẳng".
Trong khi đó có một thực tế là không có đủ vũ khí phương Tây cho tất cả các đơn vị của Ukraine. Các lực lượng Ukraine trên khắp mặt trận phía Nam cho biết họ dự đoán cuộc tấn công này sẽ khó khăn hơn so với những cuộc tấn công năm ngoái, khi Ukraine chiếm lại nhiều khu vực ở vùng Kharkiv phía đông bắc và vùng Kherson phía nam.
Sự mở rộng của BRICS định hình lại bối cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu Sự mở rộng của BRICS đã mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển của khối này. Với sức mạnh kinh tế ngày càng lớn và sự tham gia của các quốc gia giàu tài nguyên, BRICS đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Toàn cảnh Hội nghị cấp cao BRICS ở Kazan, Nga, ngày 23/10/2024....