Pháp hỗ trợ 120.000 euro giúp Hà Nội quản lý môi trường không khí
Ngày 5/9, ông André Vallini, Quốc vụ khanh phụ trách Phát triển và Pháp ngữ đã có buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội về việc hợp tác trong lĩnh vực môi trường và chất lượng không khí tại Thủ đô.
Ký kết hợp đồng dịch vụ tư vấn Dự án hỗ trợ kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Văn Cảnh/TTXVN)
Tại buổi làm việc, hai bên đã ký kết “Hợp đồng dịch vụ tư vấn Dự án hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội” trị giá 120.000 euro.
Ông André Vallini là quan chức tháp tùng Tổng thống Cộng hòa Pháp Francois Hollande trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 5-7/9.
Ông nhận định, chuyến thăm của Tổng thống Francois Hollande sẽ mở ra cơ hội lớn để hai nước hợp tác, phát triển trên mọi mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế- xã hội.
Video đang HOT
Cũng trong dịp này, Cơ quan phát triển Pháp (AFD) về ứng phó với biến đổi khí hậu đã có kế hoạch hợp tác với Hà Nội để quy hoạch đô thị, phát triển bền vững cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến sự ấm lên của khí hậu toàn cầu, ông André cho biết.
Thay mặt lãnh đạo thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những thành quả của Pháp và những tình cảm, sự hợp tác, hỗ trợ ngày càng lớn mạnh mà nước bạn dành cho Việt Nam và Thủ đô Hà Nội.
Ông Nguyễn Đức Chung gửi lời cảm ơn đến Chính phủ nước Cộng hòa Pháp, Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội và đặc biệt là Công ty Air Parif đã giúp đỡ Hà Nội xây dựng dự án quan trắc không khí trên địa bàn thành phố.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố nhận định, vấn đề ô nhiễm không khí của Hà Nội đã đến mức báo động, cần đưa ra biện pháp cải thiện kịp thời. Bởi vậy, dự án quan trắc không khí của Công ty Air Parif là một dự án rất có ý nghĩa với Thủ đô Hà Nội nói riêng, với Việt Nam nói chung, thể hiện sự cam kết mạnh mẽ và hành động cụ thể của Chính phủ Pháp trong phát triển quan hệ Việt-Pháp.
Hiện Hà Nội đang gấp rút triển khai dự án tuyến đường sắt trên cao Nhổn-ga Hà Nội. Dự án này có liên quan đến gói thầu số 6 của các nhà thầu Pháp.
Đây là gói thầu quan trọng quyết định tiến độ thi công dự án. Thành phố Hà Nội đề nghị Chính phủ Pháp tăng cường các biện pháp hỗ trợ để dự án sớm hoàn thành và đi vào hoạt động.
Sau buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung và ông André Vallini, Quốc vụ khanh Pháp đã chứng kiến Lễ ký kết hợp đồng chính thức cung cấp dịch vụ giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Air Parif, Hiệp hội kiểm tra chất lượng không khí của vùng Ile de France về “Hợp đồng dịch vụ tư vấn Dự án hỗ trợ kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội.”
Dự án được Đại sứ quán Pháp và Cơ quan phát triển Pháp (AFD) hỗ trợ nguồn kinh phí 120.000 euro trích từ Quỹ Nghiên cứu và Tăng cường năng lực (FERC) của AFD.
Theo Vietnam
Quảng Trị tiêu hủy 60 tấn hải sản đông lạnh
Quảng Trị vừa phê duyệt phương án tiêu hủy hải sản đông lạnh thu mua ở thời điểm cá chết do sự cô môi trường biên.
UBND tỉnh Quảng Trị vừa phê duyệt phương án tiêu hủy khoảng 60 tấn hải sản đông lạnh trên địa bàn. Đây là số hải sản thu mua trong thời điểm cá biển chết trắng vì sự cố môi trường biển do công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây ra.
Lô cá nục đông lạnh bị nhiễm Phenol nằm trong phương án tiêu hủy của tỉnh
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị đang lập kế hoạch, lựa chọn địa điểm tiêu hủy bằng cách đào hố chôn lấp, có sử dụng bạt lót đáy, rắc vôi bột và hóa chất chloraminB, với chi phí gần 100 triệu đồng.
Trên thực tế, số hải sản đông lạnh còn tồn động nhiều hơn 60 tấn được phê duyệt tiêu hủy. Trong số hải sản được tiêu hủy, có 20 tấn cá nhiễm phenol (chất cực độc không được có trong thực phẩm) ở cơ sở đông lạnh Dũng Thuộc (thị trấn Cửa Tùng, Vĩnh Linh), 40 tấn hải sản đông lạnh khác gồm nước mắm, sứa, cá nục, cá hố, ... không tiêu thụ được. 40 tấn hải sản còn lại tại 2 huyện Gio Linh và Triệu Phong, được thu mua cùng thời điểm trên hiện không có khả năng tiêu thụ. Số hải sản này được niêm phong trong kho đông lạnh gần 3 tháng qua.
Chủ cơ sở đông lạnh Dũng Thuộc cho biết cơ sở này còn tồn 70 tấn hải sản đông lạnh khác khó tiêu thụ.
Ngoài ra, cơ sở của hộ Lê Văn Thạo ở thị trấn Cửa Tùng còn tồn 7 tấn cá ngừ nhiễm caclimi, bị niêm phòng từ đầu tháng 7 nhưng không được đưa vào phương án xử lý./.
Theo_VOV
Sự cố môi trường do Formosa: Sẽ truy cứu trách nhiệm cá nhân chặt chẽ Sau sự cố môi trường tại 4 tỉnh miền Trung, các cấp ủy liên quan đang nghiêm túc kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân liên quan. Đầu tháng 4 vừa qua, biển ô nhiễm dẫn đến cá chết hàng loạt ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Đây được cho là thảm...