Pháp gửi lựu pháo mà Đan Mạch từ chối cho Ukraine
Kiev có thể nhận được tới 12 khẩu lựu pháo Caesar từ Paris vốn được sản xuất dành cho Đan Mạch
Các binh sĩ Ukraine chuẩn bị khai hỏa lựu pháo Caesar ở Donbass vào ngày 15/6/2022. Ảnh: AFP
Tờ Le Monde của Pháp ngày 1/10 đưa tin, Pháp được cho là đang chuẩn bị chuyển giao vũ khí mới cho Ukraine, có thể bao gồm từ 6 đến 12 lựu pháo tự hành Caesar. Theo tờ báo, các loại pháo này ban đầu dành cho Đan Mạch, nhưng Copenhagen cho rằng không phải tất cả chúng đều đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết.
Le Monde cho hay, thỏa thuận chuyển giao lựu pháo Ceasar là kết quả của “các cuộc đàm phán kéo dài” giữa Pháp, Ukraine và Đan Mạch, đồng thời cho biết thêm rằng Kiev ban đầu đã yêu cầu 15 xe lựu pháo. Theo tờ báo Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron đã phản đối ý tưởng cung cấp lựu pháo từ kho vũ khí của quân đội cho Ukraine vì Paris trước đó đã gửi 18 khẩu Caesar tới Kiev, chiếm gần 1/4 tổng kho vũ khí gồm 76 khẩu Ceasar của Pháp.
Tờ Le Monde cho biết, thay vào đó, Pháp quyết định cung cấp cho Ukraine những khẩu lựu pháo được Đan Mạch đặt hàng từ năm 2017, đồng thời cho biết thêm rằng Copenhagen đã đồng ý từ bỏ đơn hàng vì các loại pháo được đặt hàng vẫn đang trong quá trình kiểm định kỹ thuật và ít nhất một số trong số đó không đáp ứng các thông số kỹ thuật yêu cầu do phía Đan Mạch đưa ra.
Video đang HOT
Kiev ban đầu còn do dự trong việc chấp nhận các lựu pháo Ceasar mà Đan Mạch từ chối, nhưng cuối cùng đã đồng ý tiếp nhận chúng. Các chi tiết của việc chuyển giao vẫn đang được hoàn thiện, nhưng một “thỏa thuận chính trị” giữa Tổng thống Macron, Tổng thống Ukraine Zelensky và Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đã đạt được.
Tờ Le Monde nói rằng những khẩu Ceasar dành cho Đan Mạch nặng gần gấp đôi những chiếc mà Pháp sử dụng (32 tấn so với 18 tấn). Ngoài ra, điểm khác biệt còn là chúng được lắp trên xe 8 bánh chứ không phải xe 6 bánh, có thể chở tới 36 viên đạn pháo thay vì 18 viên và cabin của chúng có lớp giáp nặng hơn.
Cả Điện Elysee và Bộ Quốc phòng Pháp đều chưa bình luận về thông tin nói trên.
Đầu tuần này, Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ kinh tế và quân sự cho Ukraine trị giá 12 tỷ USD. Gói này dành 4,5 tỷ USD cho chính phủ Ukraine và 3 tỷ USD cho vũ khí và trang thiết bị quân sự, trong khi khoản còn lại được dành để bổ sung vũ khí Mỹ đã gửi đến Ukraine và cho phép chuyển thêm vũ khí từ các kho dự trữ của Mỹ.
Ngày 29/9, các nhà lãnh đạo của hai nước cộng hòa tự xưng Donbass và của các vùng Kherson và Zaporozhye, thuộc miền Nam Ukraine, đã ký hiệp ước gia nhập Nga tại Moskva. Ukraine và các nước đồng minh, NATO và Liên hợp quốc đã bác bỏ việc Nga sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine.
Trong khi đó, Moskva tuyên bố sẽ bảo vệ lãnh thổ của mình bao gồm cả những vùng mới sáp nhập bằng mọi phương tiện, và đã nhiều lần cảnh báo các quốc gia phương Tây không nên gửi thêm vũ khí cho Ukraine.
Vụ rò rỉ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Cảnh báo ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng
Ngày 30/9, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cảnh báo những vết nứt trên hệ thống đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc chạy dưới biển Baltic, đoạn qua Thụy Điển và Đan Mạch, có thể dẫn tới vụ rò khí methane gây hại môi trường lớn nhất được ghi nhận từ trước đến nay.
Đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 tại Lubmin, Đức ngày 30/8/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Nhờ công nghệ hình ảnh vệ tinh tiên tiến hơn nên trong những năm gần đây, các nhà khoa học có thể phát hiện và phân tích tốt hơn lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Khi tiến hành phân tích hình ảnh vệ tinh trong tuần qua, các nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức theo dõi lượng khí thải methane quốc tế (IMEO), thuộc UNEP, đã nhận thấy một lượng lớn khí methane thoát ra. Giám đốc IMEO, Manfredi Caltagirone, cho rằng đây rất có thể là vụ rò rỉ khí methane lớn nhất từng được phát hiện và xảy ra ở thời điểm thế giới đang cần nỗ lực tối đa để giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu từ tổ chức GHGSat sử dụng vệ tinh giám sát khí thải methane, ước tính khí methane rò rỉ từ 1 trong 4 vết nứt trên hệ thống Dòng chảy phương Bắc là 22.290 kg/giờ, tương đương lượng khí thải ra khi đốt khoảng 2,85 tấn than đá mỗi giờ. GHGSat nhấn mạnh tỷ lệ này rất cao, đặc biệt là xảy ra chỉ sau 4 ngày phát hiện vết nứt đầu.
Hiện cả Liên minh châu Âu (EU) và Nga đều cho rằng các vết nứt trên là do hành vi phá hoại có chủ đích. EU đang tích cực điều tra vụ việc, trong khi Nga mở cuộc điều tra "khủng bố quốc tế" đồng thời kêu gọi tiến hành cuộc điều tra quốc tế đối với vụ việc.
Theo bà Manfredi Caltagirone, bất kể nguyên nhân là gì thì hậu quả của vụ rò rỉ này đã không còn bó hẹp trong vấn đề an ninh năng lượng mà đã trở thành một sự cố khí thải nghiêm trọng. Khí Methane gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn so với CO2 dù tồn tại trong thời gian ngắn hơn trong khí quyển.
Trước đó, ngày 29/9, một chuyên gia từ Cơ quan bảo vệ môi trường Thụy Điển cũng bày tỏ lo ngại khí độc hại rò rỉ từ các vết nứt có thể gây tác động về khí hậu tương đương lượng khí nhà kính mà Thụy Điển phát thải trong 1 năm. Nhà kinh tế môi trường học Mats Bjorsell cho rằng khí methane từ 4 vết nứt trên hệ thống Dòng chảy phương Bắc có thể gây những nguy cơ khí hậu nghiêm trọng. Nord Stream, công ty vận hành hệ thống đường ống dẫn từ Nga sang Đức, cho biết khi sự cố rò rỉ được phát hiện hồi đầu tuần này, các đường ống chứa khoảng 778 triệu m3 methane. Theo ước tính của Cơ quan Bảo vệ môi trường Thụy Điển, lượng khí methane rò rỉ có thể làm trầm trọng thêm quá trình ấm lên toàn cầu tương đương với những tác hại của khoảng 40 triệu tấn CO2. Năm 2021, tổng lượng khí CO2 mà Thụy Điển phát thải ước tính ở mức 48 triệu tấn.
Ngày 30/9, Tập đoàn khí đốt Gazprm (Nga), nhà cung cấp khí đốt cho hệ thống trên, cho biết tổng cộng 800 triệu m3 khí đốt tự nhiên đã bị thất thoát sau sự cố. Báo cáo trước cuộc họp của Liên hợp quốc qua video, người phát ngôn của Gazprom, Sergei Kupriyanov, cho biết lượng khí đốt thất thoát tương đương lượng khí đốt cung cấp cho Đan Mạch trong 3 tháng.
Đường ống Dòng chảy phương Bắc có thể rò rỉ hết khí đốt vào cuối tuần này Theo quan chức Đan Mạch, hệ thống đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc bị rò rỉ sẽ thoát hết khí vào cuối tuần này. Ảnh minh hoạ: Global Look Press Đài RT (Nga) dẫn lời ông Kristoffer Boettzauw, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Đan Mạch, cho biết hôm 28/9, hơn một nửa lượng khí trong đường ống Dòng chảy phương...