Pháp giúp Trung Quốc săn lùng tội phạm tham nhũng
Pháp sẽ hỗ trợ Trung Quốc theo dõi tình nghi tham nhũng trên đất Pháp và Paris không loại trừ khả năng dẫn độ tội phạm về Bắc Kinh, Reuters dẫn lời quan chức Bộ Tư pháp Pháp ngày 3.12.
Tội phạm tham nhũng Trung Quốc bị dẫn độ từ Canada về Bắc Kinh 23.7.2011 – Ảnh: Reuters
Đây là hoạt động nằm trong những nỗ lực truy quét tội phạm tham nhũng trong chiến dịch Fox Hunt (tạm dịch: Săn Cáo) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trung Quốc kêu gọi sự hợp tác hỗ trợ từ các nước phương Tây để đạt được mục tiêu của chiến dịch. Bảng danh sách 10 nghi phạm tham nhũng đang trốn ở nước ngoài sẽ được Trung Quốc chuyển đến Pháp, trong đó có khoảng 3 nhân vật được cho đang ẩn nấu ở nước này, theo Reuters 2.12.
Tính đến nay, Trung Quốc đã bắt giữ 288 nghi phạm tham nhũng, theo Tân Hoa Xã. Mỹ, Canada và Úc là 3 điểm thu hút nhiều nghi phạm tham nhũng lẩn trốn nhất nhưng Bắc Kinh chưa có thỏa thuận dẫn độ đối với các nước này. Tuy nhiên, cảnh sát Úc cho biết họ sẽ giúp Bắc Kinh phát hiện và bắt giữ các tội phạm có tài sản tham nhũng trong tháng này, theo Reuters.
Video đang HOT
Ông Robert Gelli, Giám đốc Sở Nội vụ Bộ Tư pháp Pháp – Ảnh: Reuters
Hiệp ước dẫn độ Pháp – Trung năm 2007 được thỏa thuận mặc dù không được sự chấp thuận của Quốc hội Pháp. Tuy nhiên, ông Robert Gelli, Giám đốc Sở Nội vụ Bộ Tư pháp Pháp cho biết hiệp ước vẫn có hiệu lực trong một số trường hợp nếu như Trung Quốc đồng ý không tử hình tội phạm và bất kỳ cuộc xét xử nào cũng phải qua tòa án phúc thẩm và có chữ ký của Thủ tướng.
Đồng thời Pháp cũng yêu cầu Trung Quốc tiến hành điều tra việc thất thoát tiền của các công ty Pháp thông qua việc chuyển tiền bất hợp pháp vào các ngân hàng Trung Quốc từ năm 2010. Tuy nhiên, Pháp đã nhận được phản hồi rất chậm từ phía Trung Quốc .
Mộc Di
Theo Thanhnien
Người Trung Quốc săn lùng kỷ vật của Mao Trạch Đông
Đối với nhiều người Trung Quốc, đặc biệt là những người đã trải qua chiến tranh, sưu tầm những kỷ vật của chủ tịch Mao vừa là cách bày tỏ tình cảm với ông vừa là cách đầu tư khôn ngoan.
Năm nay kỷ niệm 120 năm ngày sinh của cố chủ tịch Mao Trạch Đông, đồng thời cũng được biết đến như một nhà thơ, nhà thư pháp cận đại nổi tiếng Trung Quốc.
Gần đây, các tác phẩm nghệ thuật có liên quan tới ông Mao, nằm trong trào lưu sưu tập "Hồng sắc tàng phẩm" được giới sưu tập Trung Quốc ráo riết săn lùng.
"Hồng sắc tàng phẩm" chỉ các tác phẩm về nhân vật, sự kiện, kỷ vật trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập của cách mạng cận đại Trung Quốc.
Năm 2013, bì thư viết tay của Mao Trạch Đông viết gửi Phó Nghi Sinh và Bạc Nhất Ba, hai vị lão thành Trung Quốc được đem ra đấu giá tại Bắc Kinh, thu về hơn 6,55 triệu nhân dân tệ (tương đương 21 tỷ VND).
Bì thư có bút tích của Mao Trạch Đông có giá tương đương 21 tỷ VND. Ảnh: Ifeng
Năm 2012, loạt tranh "Vạn sơn hồng biến" của Lý Khả Nhiễm, phỏng theo câu thơ "Khán vạn sơn hồng biến, Tằng lâm tận nhiễm" của Mao Trạch Đông (tạm dịch: Vạn đỉnh núi nhấp nhô trùng điệp, Sắc lá đỏ nhuộm tầng không gian), vẽ cảnh vật núi Nhạc Lộc Sơn bên bờ tây sông Tương Giang, tỉnh Hồ Nam, quê hương Mao Trạch Đông được mua với giá trên 290 triệu nhân dân tệ (khoảng 935 tỷ đồng).
Sau đó, một loạt kỷ vật của cố chủ tịch Trung Quốc cũng được đem ra đấu giá, ví dụ như: tác phẩm "Tuyển tập Mao Trạch Đông", được bán với giá 152.000 nhân dân tệ (hơn 500 triệu VND), chiếc bát vẽ hoa bốn mùa nằm trong bộ sưu tập "Mao sứ" (đồ sứ do chủ tịch Mao thiết kế) giá 800.000 nhân dân tệ (hơn 3,6 tỷ đồng).
Một bức họa trong loạt tranh sơn dầu "Vạn sơn hồng biến". Ảnh: Finance.
Lý giải về sự nóng lên của thú sưu tập này, các chuyên gia cho rằng ngoài yếu tố tâm lý tình cảm, các tác phẩm trong thời kỳ này có chất lượng cao, số lượng ít, chính vì thế mà trở thành những đồ vật quý hiếm trên thế giới. Ngoài ra, giá trị của nó cũng không ngừng tăng cao, chính vì vậy, săn lùng cổ vật cũng là một cách đầu tư sinh lời lớn.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Myanmar săn lùng quả chuông khổng lồ huyền thoại Tuần này, Myanmar đã bắt đầu hoạt động tìm kiếm chiếc chuông Dhammazedi huyền thoại, một trong những bí ẩn lớn nhất và là nỗi ám ảnh kéo dài cả đời với không ít người ở quốc gia này. Một lịch sử đầy bão tố Truyền thuyết và cả các tài liệu lịch sử cổ nói rằng chuông Dhammazedi được đặt theo tên...