Pháp ghi nhận 2.171 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ
Ngày 2/8, Bộ trưởng Y tế Pháp Francois Braun cho biết tính đến nay, nước này ghi nhận tổng cộng 2.171 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho người dân ở Paris, Pháp ngày 27/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trước Quốc hội Pháp, Bộ trưởng Braun nhấn mạnh Pháp là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai chương trình tiêm chủng miễn phí vaccine phòng bệnh này. Cho đến nay, các nhân viên y tế đã triển khai tiêm tổng cộng 42.000 liều. Hiện Pháp có đủ vaccine để tiêm phòng cho nhóm dân cư xác định gồm khoảng 250.000 người.
* Cùng ngày, Bộ Y tế Cộng hòa Cyprus thông báo quốc gia châu Âu này vừa ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ. Theo thông báo của bộ trên, trường hợp mắc bệnh là một người đàn ông 40 tuổi, từng đi du lịch nước ngoài trong thời gian gần đây. Hiện bệnh nhân này đang được điều trị tại một bệnh viện ở thủ đô Nicosia.
Video đang HOT
Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh do virus có “họ hàng” với bệnh đậu mùa gây ra. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh đậu mùa khỉ là sốt cao, xuất hiện các nốt phồng rộp trên da. Bệnh thường tự khỏi sau 2 – 3 tuần, đôi khi kéo dài 1 tháng. Ngày 23/7 vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. Trên 22.000 ca bệnh đầu mùa khỉ đã được ghi nhận tại gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ kể từ đầu tháng 5, trong đó hầu hết là các quốc gia châu Âu.
Tính đến nay, đã có tổng cộng 8 ca tử vong vì đậu mùa khỉ, trong đó 5 ca tại châu Phi và 3 ca được ghi nhận bên ngoài lục địa này. Khoảng 10% các trường hợp mắc bệnh phải nhập viện. Hiện nay, vaccine phòng bệnh đậu mùa của hãng Bavarian Nordic ở Đan Mạch, với tên thương mại là Jynneos tại Mỹ và Imvanex tại châu Âu, có thể ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ.
Pháp thông báo chiến lược tiêm chủng phòng bệnh đậu mùa khỉ
Cơ quan Y tế quốc gia Pháp (HAS) ngày 24/5 thông báo chiến lược tiêm chủng phòng bệnh đậu mùa khỉ sau khi 3 ca bệnh được phát hiện ở nước này.
Một em nhỏ mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Bondua, Liberia. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Trong thông cáo báo chí, HAS cho biết chương trình tiêm chủng này phục vụ những người trưởng thành có nguy cơ nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có cả nhân viên y tế. HAS đề nghị chỉ sử dụng tiêm vaccine ngừa bệnh đậu mùa khỉ thế hệ thứ 3, lý tưởng nhất là trong 4 ngày sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, lên tối đa 14 ngày sau đó.
Chương trình tiêm chủng gồm 2 hoặc 3 mũi đối với các bệnh nhân không có khả năng miễn dịch, với mỗi mũi tiêm cách nhau 28 ngày.
Theo HAS, khuyến nghị tiêm chủng sẽ được điều chỉnh tùy theo dữ liệu dịch tễ học và dữ liệu lâm sàng. Trong những ngày tới, Hội y tế công cộng của Pháp sẽ công bố các biện pháp phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Tại Pháp, việc tiêm phòng bệnh đậu mùa là bắt buộc cho đến năm 1979.
Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh của Mỹ (CDC) đã ban hành cảnh báo mới liên quan tới bệnh đậu mùa khỉ trong bối cảnh cơ quan này đang điều tra thêm 4 ca nghi nhiễm.
Hiện Mỹ ghi nhận 1 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ, là một nam giới ở bang Massachusetts, người này mới từ Canada trở về nước.
Trong khi đó, 4 ca nghi nhiễm được phát hiện ở New York, Florida và Utah. Những người này đều có xét nghiệm dương tính với virus thuộc chi Orthopoxvirus gây bệnh đậu mùa khỉ. Virus này có họ hàng với bệnh đậu mùa phổ biến.
Tiến sĩ Jennifer McQuiston thuộc CDC dự báo có khả năng Mỹ sẽ phát hiện thêm các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ. Hiện CDC cũng đang truy vết nhiều ổ bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận trong giai đoạn nửa đầu tháng 5 tại vài nước thường không công bố về bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có cả những nước ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Ngoài ra, CDC cảnh báo du khách tránh tiếp xúc gần với người bệnh cũng như động vật hoang dã đã chết hoặc còn sống như những loài động vật có vú nhỏ như loài gặm nhấm, loài động vật linh trưởng như khỉ và vượn.
Mỹ có số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ cao nhất thế giới Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Mỹ hiện là quốc gia có số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ cao nhất thế giới. Một bệnh nhân vừa hồi phục sau khi mắc bệnh đậu mùa khỉ tại New York, Mỹ, ngày 19/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Số liệu thống kê do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ công bố...