Pháp dự định cấm các thương hiệu xa xỉ hủy bỏ hàng tồn kho
Pháp đang tiến hành công cuộc giảm tải sức ép của ngành công nghiệp thời trang trên tài nguyên môi trường. Nhà Gucci sẽ dẫn đầu chiến dịch.
Trong thời đại mua sắm cấp tốc, mẫu mã ra đời liên tục, việc phải giảm giá sản phẩm hết mốt là chuyện thường thấy. Tuy nhiên, vẫn hiện hữu một số thương hiệu cao cấp giữ tục lệ không giảm giá sản phẩm hết mùa. Nếu có hàng tồn kho, họ sẽ hủy chúng thay vì bán giảm giá.
Lý do? Có thương hiệu không muốn tạo dựng thói quen mua hàng giảm giá cho khách hàng. Họ tôn trọng những người đã mua hàng của họ ở mức giá gốc. Thương hiệu khác lại mong muốn giữ vững hình ảnh cao cấp của mình, và việc trưng bảng “giảm giá” không đi đôi với hình mẫu này. Một số thương hiệu tiêu biểu cho phong trào này là Louis Vuitton, Hermès (dòng Birkin), Goyard hay trang sức Tiffany’s.
Tuy nhiên, việc này có lẽ sắp thay đổi, nếu Pháp ban hành lệnh cấm việc huỷ hàng tồn kho.
Đã đến lúc ngành thời trang phải tích cực hơn trong công cuộc tái chế
“Quá nhiều công ty cảm thấy việc phá hủy giày dép, túi xách hay quần áo cũ chưa bán hết là chuyện bình thường.” Phó bộ trưởng Môi trường Brune Poirson phát biểu trong một cuộc họp. “Chuyện này không thể tiếp diễn”.
Đề nghị được đưa ra nhằm giảm tải sự phí phạm tài nguyên môi trường từ ngành thời trang. Tất nhiên, do ngành thời trang là một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu mang lại lợi ích lớn cho Pháp, việc này không thể qua loa. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chỉ định CEO tập đoàn Kering, ông Franois-Henri Pinault, dẫn đầu chương trình cải cách. Tập đoàn Kering sở hữu các thương hiệu như Gucci, Yves Saint Laurent, Balenciaga và có tiếng nói không nhỏ trong giới thời trang xa xỉ.
“Thói quen [loại bỏ sản phẩm cũ] không phải lúc nào cũng đúng.” Ông Pinault phát biểu. “Cho dù có thể sẽ khó tìm ra giải pháp cho mọi vấn đề, chúng ta vẫn nên cố gắng thử.”.
Thời hạn thực hiện
Pháp mong muốn các thương hiệu xa xỉ đầu tư gây quỹ và tham gia công cuộc bảo vệ sự đa dạng sinh học, giảm ô nhiễm đại dương cũng như nghiên cứu biến đổi môi trường. Các thương hiệu cũng phải tích cực tái sử dụng nhựa, ngừng sử dụng nhựa dùng một lần, và chuyển sang sản xuất bằng năng lượng tái tạo. Mục tiêu phải đạt được trước năm 2030.
Ông Franois-Henri Pinault, CEO tập đoàn Kering, phát biểu tại buổi họp
Video đang HOT
“Các công ty lớn đều đang đóng góp,” Ông Pinault khẳng định. “Vấn đề là ai cũng thực hiện ở phương diện đơn lẻ, nên hiệu quả chung khó thấy được.”.
Ví dụ, Burberry đã chấp nhận sẽ không hủy sản phẩm thời trang hết mốt. LVMH sẽ tiếp sức cho Unesco, bảo vệ các nguồn sinh thái cung cấp tài nguyên cho ngành thời trang và làm đẹp cao cấp. Bắt đầu với việc bảo tồn tổ ong mật đen, nguồn cung cấp mật ong thiên nhiên cho các mỹ phẩm Guerlain của nhóm. Các thương hiệu khác thì hạn chế dùng da thuộc, vì quá trình nhuộm da gây ô nhiễm môi trường rất nặng.
Điều lệ này có nghĩa gì đối với người mua hàng thời trang?
Nếu đang đọc bài này, hẳn bạn thầm mong [cuối cùng] có thể mua được chiếc túi Louis Vuitton giảm giá. Chưa hẳn. Có thể các thương hiệu sẽ tích cực tái sử dụng phụ tùng cũ trong các thiết kế mới. Hoặc họ sẽ tung ra nhiều mẫu mã với số lượng có hạn (limited edition) hơn để giảm việc sản xuất thừa thãi.
Theo bazaarvietnam.vn
Lần đầu tiên trong lịch sử drag queen được Vogue mời đến Met Gala
Anna Wintour mời các nghệ sĩ drag queen tới tham dự Met Gala 2019 là một hành động hi hữu của Tổng biên tập thời trang quyền lực nhất thế giới.
Drag queen có thể hiểu đơn giản là các nghệ sĩ nam cải trang thành nữ giới để biểu diễn. Khái niệm drag queen lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1870 tại nước Anh do sự thiếu hụt diễn viên nữ được phép tham gia biểu diễn tại các sân khấu nghệ thuật. Các diễn viên nam lúc bấy giờ phải cải trang thành nữ để thế vai. Hiện, drag queen được xem là một nghề thực thụ với nhiều nhóm cộng đồng nghệ sĩ ở khắp nơi trên thế giới.
Chủ đề "làm lố" của Met Gala 2019 với tên gọi "Camp: Note On Fashion" được diễn giải là sự lồng ghép mang tính chất đối ngẫu khi cái đẹp được cảm nhận trong sự rườm rà, phức tạp của trang phục. Có lẽ chính vì tính chất trên mà có đến tận 3 nghệ sĩ drag queen được vinh dự mời đến tham dự Met Gala 2019 là Rupaul Charles, Aquaria và Violet Chachki.
Đây là lần đầu tiên các drag queen nổi tiếng xuất hiện trên thảm đỏ Met Gala.
Rupaul Charles
Rupaul được xem là người có công lớn trong việc giúp thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật drag queen thông qua chương trình Rupaul's Drag Race. Với chặng đường hơn 30 năm cống hiến cho nghệ thuật và ngành công nghiệp thời trang, không quá bất ngờ khi ông xuất hiện trên thảm đỏ của Met Gala 2019. Điều khiến người hâm mộ cảm thấy đôi chút hụt hẫng là Rupaul không cải trang thành nữ giới mà lại mặc trang phục vest sặc sỡ.
Cộng đồng mạng nhận định rằng Rupaul hoàn toàn có thể xuất hiện trong diện mạo của drag queen, khiến cộng đồng nhóm nghệ sĩ này cảm thấy hãnh diện hơn. Nhiều ý kiến cho rằng bộ cánh của Rupaul tuy nổi bật, thích hợp cho chủ đề camp, nhưng nếu so sánh với tất cả những bộ trang phục mà ông từng mặc trong Rupaul's Drag Race thì rõ ràng nó quá mờ nhạt.
Anna Wintour từng chia sẻ trong một buổi phỏng vấn trước thềm Met Gala 2019: "Tôi không dám nghĩ là mình có thể yêu cầu Rupaul sẽ phải mặc gì. Không một ai biết cách để gây ấn tượng hơn ông ấy. Tôi chỉ nghe được rằng Rupaul đang cân nhắc rất kỹ những sự lựa chọn của mình và tôi rất mong chờ được chiêm ngưỡng sự lựa chọn đấy".
Rupaul xuất hiện trên thảm đỏ cùng chồng của mình.
Aquaria Giovanni
Palandrani, lấy nghệ danh Aquaria, được biết là quán quân của Rupaul's Drag Race mùa thứ 10. Aquaria nhanh chóng có những bước tiến nhanh chóng trong giới thời trang khi ký hợp đồng với công ty quản lý người mẫu IMG.
Nhà thiết kế (NTK) Marc Jacob là người hết mực nâng đỡ Aquaria để có thể phát triển trong ngành thời trang. NTK Jeremy Scott và Giám đốc sáng tạo Nicola Formichetti cũng dành nhiều sự ưu ái đặc biệt tới drag queen trẻ tuổi Aquaria.
Đối với chủ đề camp, Aquaria đã chọn thiết kế của John Galliano cho nhà mốt Maison Margiela - mẫu thiết kế đen tuyền đan vào nhau bởi những sợi dây nơ to bản, kết hợp với bodysuit lưới bên trong và găng tay móng vuốt đính hạt. Bộ tóc giả màu trắng được tôn lên nhờ vào sự tương phản với cách trang điểm ấn tượng.
Aquaria vì đến dự sớm nhất nên được ghi nhận là drag queen đầu tiên sải bước trên thảm đỏ của Met Gala.
Violet Chachki
Jason Dardo, nghệ danh Violet Chachki, là quán quân mùa thứ 7 của Rupaul's Drag Race. Violet Chachki là drag queen thành công nhất trong lịch sử chương trình (xét theo độ nổi tiếng và công việc trong giới thời trang) khi liên tục xuất hiện tại các sự kiện, ấn phẩm thời trang hàng đầu thế giới như Vogue Mỹ, Italy và Pháp.
Đã nhiều lần trình diễn trong show diễn thời trang của Moschino, không quá ngạc nhiên khi Violet lựa chọn xuất hiện trong đầm dạ hội thanh lịch của hãng. Mẫu đầm dạ hội Moschino nhìn như một chiếc găng tay khổng lồ từ phía sau. Sự hóm hỉnh và sáng tạo vẫn luôn là thế mạnh của NTK Jeremy Scott. Thiết kế Violet lựa chọn rất hợp với phong cách cá nhân lẫn chủ đề của Met Gala năm nay.
Điều thú vị là Violet được lựa chọn để kết màn cho show diễn Menswear 2019 của Moschino, chiếc đầm này được trình diễn ngay trước Violet và anh đã lập tức nghĩ về nó khi biết về chủ đề của Met Gala năm nay.
Khi được hỏi về cảm nghĩ đối với chủ đề của Met Gala năm nay, Violet chia sẻ: "Tôi nghĩ rằng camp có nghĩa là sự phóng đại, thủ thuật để tôn vinh những thứ thuộc về hình thức bên ngoài. Rất nhiều người ngưỡng mộ tôi như một biểu tượng cho sự nữ tính nhưng tất cả chỉ đều là vẻ bề ngoài. Bản chất nhân diện drag queen của tôi đã là camp, vì sự nữ tính đó là sự cường điệu hóa. Hãy nhìn vào chiếc corset, thứ phụ kiện thời trang giúp tôi có được sự nữ tính khi cải trang thành nữ, đó là camp. Bản thân nghệ danh của tôi cũng vô cùng camp - Violet Chachki là thứ gì đó màu tím."
Có nhiều ngôi sao khác tham dự Met Gala cũng diện trang phục của nhà mốt Moschino như Katy Perry, Gwen Stefani, Bella Hadid, Sarah Paulson, Kacey Musgraves, Tracee Ellis Ross...
Các ngôi sao diện trang phục của Moschino năm nay tại Met Gala đều nhận được nhiều phản hồi tích cực từ giới mộ điệu.
Theo news.zing.vn
Tuần lễ thời trang trên thế giới đã gắn với đời sống như thế nào? Ngoài sự xa hoa hấp dẫn, mỗi khi tuần lễ thời trang diễn ra đều để lại rất nhiều thành quả thiết thực gắn với đời sống. Tuần lễ thời trang (fashion week) là một sự kiện được đón đợi nhất trong năm của ngành công nghiệp thời trang. Nó kéo dài gần một tuần lễ và là cơ hội để các nhà...