Pháp đóng cửa biên giới với các quốc gia ngoài EU để chống dịch
Từ ngày 31/1 tới, Pháp sẽ đóng cửa biên giới với các nước ngoài Liên minh châu Âu (EU) nhằm khống chế số ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Toulouse, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Thủ tướng Pháp Jean Castex đã công bố quyết định trên ngày 29/1 sau cuộc họp của các thành viên Hội đồng Bảo vệ sức khỏe giữa Tổng thống Emmanuel Macron và các bộ trưởng hàng đầu tại Điện Elysee. Ông Castex nhấn mạnh: “Kể từ nửa đêm 31/1, mọi hoạt động nhập cảnh vào Pháp từ một quốc gia bên ngoài EU và xuất cảnh đến một quốc gia ngoài EU đều sẽ bị cấm, trừ khi có lý do đặc biệt.
Ông cho biết thêm rằng người muốn nhập cảnh “buộc phải trải qua xét nghiệm PCR, trừ những công nhân qua lại biên giới làm việc”. Thủ tướng Pháp lý giải quyết định mới này được đưa ra do các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu ở Anh và Nam Phi có nguy cơ cao làm gia tăng số lượng ca nhiễm bệnh.
* Trong một diễn biến khác, Chính phủ Na Uy cho biết sẽ từng bước nới lỏng lệnh phong tỏa tại vùng thủ đô, cho phép một số cửa hàng và hoạt động giải trí mở cửa trở lại từ ngày 3/2 tới.
Trước đó, sự bùng phát số ca nhiễm biến thể mới ở Anh đã khiến Na Uy siết chặt các biện pháp phòng dịch từ ngày 23/1, trong đó có việc lần đầu tiên đóng cửa mọi cửa hàng không thiết yếu. Tuy nhiên, phát biểu tại họp báo, Bộ trưởng Y tế Bent Hoeie cho biết: “Số ca nhiễm đang liên tục giảm và giờ đây tình hình đã được cải thiện”.
Tuy nhiên, tình hình tại và quanh thủ đô Oslo vẫn chưa chắc chắn, vì vậy việc nới lỏng ở đây sẽ được thực hiện từng bước. Những cửa hàng không nằm trong các trung tâm mua sắm sẽ được phép mở cửa lại từ ngày 3/2 tới, và các nhà hàng cũng được mở cửa nhưng không được bán đồ uống có cồn. Trong khi đó, các trường học cũng giảm bớt một số biện pháp hạn chế, cho phép nhiều lớp học trực tiếp hơn.
Tỷ lệ tử vong do COVID-19 tại Pháp cao gấp gần 3 lần so với cúm thông thường
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet Respiratory Medicine ngày 18/12 chỉ ra rằng tỷ lệ tử vong do dịch bệnh COVID-19 tại Pháp cao gấp gần 3 lần so với bệnh cúm thông thường. Điều này cho thấy đại dịch COVID-19 tồi tệ hơn cúm mùa.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Toulouse, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Nghiên cứu trên sử dụng số liệu thống kê chính thức của Pháp. Các nhà khoa học đã so sánh dữ liệu của 89.530 người nhập viện do COVID-19 trong tháng 3 và 4 với 45.819 người nhập viện do bệnh cúm thông thường từ tháng 12/2018 đến hết tháng 2/2019. Kết quả cho thấy 16,9% bệnh nhân mắc COVID-19 tử vong trong khoảng thời gian nghiên cứu, tức là thời điểm xảy ra làn sóng thứ nhất tại châu Âu, khi có rất ít phương pháp cứu chữa cho các ca bệnh nặng. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong ở người mắc bệnh cúm thông thường là 5,8%.
Đồng tác giả nghiên cứu, Giáo sư Catherine Quantin tại Đại học Y Dijon và Viện Y tế Quốc gia Pháp (INSERM) cho biết sự khác biệt giữa tỷ lệ tử vong của hai loại bệnh này là "vô cùng rõ rệt". Giai đoạn 2018-2019 là khoảng thời gian bệnh cúm thông thường có tỷ lệ tử vong cao nhất tại Pháp trong vòng 5 năm trở lại đây.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân mắc COVID-19 cần được điều trị tích cực là 16,3%, cao hơn so với mức 10,8% ở người mắc bệnh cúm thông thường. Thời gian điều trị tích cực trung bình của người mắc COVID-19 cũng cao gấp gần 2 lần (15 ngày so với 8 ngày). Tuy nhiên, tỷ lệ người dưới 18 tuổi nhập viện do COVID-19 (1,4%) lại thấp hơn nhiều so với cúm thông thường (19,5%).
Nhóm tác giả lưu ý sự khác biệt về số ca nhập viện do COVID-19, vốn cao gấp đôi so với cúm thông thường, phần nào được lý giải là do khả năng miễn dịch có sẵn đối với cúm thông thường ở người, nhưng cũng do các loại thuốc và vaccine được sử dụng trước đó.
Số ca tử vong ở châu Âu vượt ngưỡng 400.000 ca Số liệu tổng hợp của hãng AFP tính đến 15h ngày 28/11 cho thấy số ca tử vong do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở châu Âu đã vượt ngưỡng 400.000 ca. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Toulouse, Pháp ngày 17/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Theo đó, với 400.649 ca tử...