Pháp đối mặt suy thoái tồi tệ nhất từ Thế chiến II
Pháp có thể chứng kiến đợt suy thoái tồi tệ nhất từ sau Thế chiến II do cuộc khủng hoảng Covid-19, Bộ trưởng tài chính Bruno Le Maire cảnh báo.
“Mức tăng trưởng thấp nhất ở Pháp kể từ năm 1945 là -2,2% vào năm 2009, sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Chúng ta có thể sẽ vượt rất xa mức -2,2% trong năm nay”, ông Le Maire phát biểu tại một uỷ ban Thượng viện Pháp hôm nay. “Đó là một dấu hiệu cho thấy biên độ của cú sốc kinh tế mà chúng ta phải đối mặt”.
Văn phòng thống kê Insee tháng trước cho biết lệnh phong tỏa toàn quốc để ngăn Covid-19 đã làm giảm 35% hoạt động kinh tế nói chung và ước tính mỗi tháng phong tỏa sẽ khiến GPD hàng năm giảm 3%. Các ngành dịch vụ, công nghiệp nặng và xây dựng chịu tổn thất lớn, do các nhà máy đóng cửa và chỉ một số ít các lĩnh vực kinh doanh, như siêu thị và nhà thuốc, vẫn mở cửa.
Hiệp hội các nhà tuyển dụng Pháp cảnh báo hàng trăm công ty và cửa hàng nhỏ hơn có nguy cơ phá sản. Chính phủ Pháp đã cam kết gói hỗ trợ 45 tỷ euro (49 tỷ USD) và những khoản cứu trợ khác để giúp các công ty vượt qua khủng hoảng.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch trên đường phố thủ đô Paris, Pháp hôm 4/4. Ảnh: AFP.
Covid-19 đã xuất hiện ở 208 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến gần 1,3 triệu người nhiễm và hơn 70.000 người tử vong. Pháp hiện ghi nhận gần 93.000 ca nhiễm và hơn 8.000 ca tử vong.
Video đang HOT
Nước này đã áp lệnh phong tỏa toàn quốc từ 17/3 để ngăn virus lây lan. Người dân chỉ được ra khỏi nhà để mua nhu yếu phẩm và phải được cấp phép. Giới chức cho biết lệnh phong tỏa sẽ kéo dài ít nhất đến ngày 15/4.
Trước tình hình diễn biến dịch bệnh có dấu hiệu tích cực khi số ca nhiễm và tử vong hàng ngày giảm, Bộ Y tế Pháp đã cảm ơn người dân chấp hành các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn Covid-19 lây lan, đồng thời kêu gọi mọi người tiếp tục tuân thủ các biện pháp hạn chế.
Huyền Lê
Mỹ đối mặt 'trận Trân Châu Cảng' thứ hai vì Covid-19
Mỹ bước vào một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong khủng hoảng Covid-19 khi dịch lây lan nhanh, số người chết có thể tiếp tục tăng vọt.
Giới chức y tế cảnh báo số người tử vong đáng báo động vì Covid-19 ở bang New York, Michigan và Louisiana là dấu hiệu cảnh báo cho những khu vực khác trên nước Mỹ.
"Đây sẽ là tuần khó khăn và đau buồn nhất với phần lớn người dân Mỹ. Đây sẽ là khoảnh khắc Trân Châu Cảng và ngày 11/9 thứ hai của chúng ta, có điều nó sẽ không xảy ra cục bộ. Nó sẽ xảy ra khắp đất nước và tôi muốn nước Mỹ hiểu điều đó", Tổng y sĩ Mỹ Jerome Adams hôm qua cảnh báo.
Một người đàn ông đến nhà thờ tại bang California hôm 5/4. Ảnh: AFP.
New York, bang chịu ảnh hưởng nặng nhất, hôm 5/4 thông báo lần đầu ghi nhận số ca tử vong giảm xuống so với ngày trước đó, nhưng vẫn ghi nhận thêm gần 600 người chết và hơn 7.300 người nhiễm nCoV mới. Bang Pennsylvania, Colorado và thủ đô Washington D.C cũng bắt đầu chứng kiến số người chết gia tăng.
Thống đốc New York Andrew Cuomo hôm qua cho biết số ca nhập viện mới đã giảm 50% so với một ngày trước đó, nhưng chưa rõ liệu bang này đã đạt đỉnh dịch hay chưa. New York đến nay đã ghi nhận hơn 122.000 người nhiễm Covid-19, trong đó 4.159 người đã chết.
"Các đợt xét nghiệm nhanh trên diện rộng sẽ giúp đất nước trở lại bình thường sau khi vượt qua đỉnh dịch", Thống đốc Cuomo nói thêm.
Phần lớn các bang tại Mỹ đã yêu cầu người dân ở nhà, chỉ ra ngoài khi có việc thật sự cần thiết. Tuy nhiên, vẫn còn 8 bang chưa áp dụng biện pháp này, gồm Arkansas, Iowa, Nebraska, Bắc Dakota, Nam Dakota, Nam Carolina, Utah và Wyoming, tất cả đều có thống đốc là thành viên đảng Cộng hòa.
Bang Georgia, nơi báo cáo hơn 6.600 ca nhiễm nCoV và hơn 200 người chết, cũng yêu cầu người dân ở trong nhà, nhưng vẫn cho một số bãi biển mở cửa.
Thống đốc Arkansas Asa Hutchinson từ chối áp lệnh hạn chế toàn bang, cho biết tình hình đang được giám sát chặt chẽ và "cách tiếp cận cụ thể" của ông đang làm chậm đà lây lan nCoV. Dù vậy, Tổng y sĩ Adams khuyến cáo những bang chưa phong tỏa nên xem xét biện pháp này trong những tuần tới.
Tổng thống Donald Trump tỏ ý hy vọng Mỹ đang dần kiểm soát được dịch bệnh ở một số điểm nóng, nhắc tới thống kê tại bang New York. "Chúng ta bắt đầu thấy ánh sáng ở cuối đường hầm và hy vọng chúng ta sẽ rất tự hào về những gì đã làm trong tương lai không xa", ông nói trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 5/4.
Một số nhà thờ tại Mỹ vẫn tổ chức các buổi thánh lễ tập trung đông người vào cuối tuần qua. Mục sư Tony Spell tại bang Louisiana liên tục tổ chức các buổi lễ nhà thờ, bất chấp việc bị bắt hồi tuần trước vì vi phạm lệnh cấm tụ tập từ 10 người trở lên do chính quyền bang áp dụng hồi giữa tháng 3.
Louisiana đã trở thành điểm nóng Covid-19 tại Mỹ khi số người chết tăng vọt lên gần 500 ca trong hơn 13.000 người nhiễm nCoV. Giới chức y tế bang dự đoán họ sẽ hết máy thở vào giữa tuần này.
Thị trưởng New York Bill De Blasio thông báo thành phố có đủ máy thở cho đến ngày 8/4 và đang tìm thêm 1.000-1.500 máy thở từ kho dự trữ của chính quyền bang và liên bang.
Bang Oregon, nơi ghi nhận khoảng 1.000 người nhiễm, tuyên bố sẽ chuyển 140 máy thở đến New York. Bang Washington cũng trả 400 chiếc về Kho dự trữ Chiến lược Quốc gia để dành cho những nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất của dịch.
Chuyên gia y tế Nhà Trắng dự đoán khoảng 100.000-240.000 người Mỹ sẽ chết vì dịch bệnh, ngay cả khi họ áp dụng triệt để biện pháp cách biệt cộng đồng. Dù vậy, các thành viên nhóm phản ứng Covid-19 của Trump vẫn thể hiện sự lạc quan khi cho rằng đã có dấu hiệu tích cực trong nỗ lực kiểm soát dịch.
"Trong tuần tới, chúng ta sẽ chứng kiến số người chết tăng, nhưng chúng tôi cũng hy vọng sẽ thấy sự ổn định ca nhiễm tại các khu vực đô thị lớn, nơi dịch bệnh bùng phát vài tuần trước", điều phối viên nhóm phản ứng Deborah Birx cho biết.
Vũ Anh
Lạm phát tại Eurozone trượt xa mức mục tiêu Tỷ lệ lạm phát tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã giảm mạnh trong tháng 3, phản ánh sự sụt giảm lớn của giá năng lượng khi nhu cầu dầu mỏ lao dốc do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát. Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: THX/TTXVN Theo số liệu của Cơ quan...