Pháp điều tàu chiến đến Biển Đông
Pháp đang tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông khi gửi tàu chiến tới khu vực này trước thềm cuộc tập trận với Mỹ và Nhật bản.
Hải quân Pháp cho biết một tàu sân bay trực thăng Tonnerre và hộ vệ hạm Surcouf đã rời cảng quê nhà Toulon hôm 18/2 và sẽ đến Thái Bình Dương để thực hiện sứ mệnh kéo dài 3 tháng. Trang Naval News đưa tin các tàu chiến Pháp sẽ đi qua Biển Đông hai lần và tham gia một cuộc tập trận kết hợp với quân đội Nhật Bản và Mỹ vào tháng 5.
Hạm trưởng tàu Tonnerre Arnaud Tranchant cho biết hải quân Pháp sẽ hoạt động để tăng cường quan hệ đối tác giữa nước này với 4 quốc gia thành viên Đối thoại Tứ giác An ninh (Bộ Tứ), gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia.
Khi được hỏi liệu có ý định đi qua eo biển Đài Loan hay không, Tranchant cho biết “vẫn chưa lập hải trình cho khu vực này”.
Video đang HOT
Tàu ngầm Émeraude và tàu tiếp tế Seine tuần tra Biển Đông. Ảnh: Twitter/Florence Parly.
Tàu hải quân Pháp cũng từng thực hiện các sứ mệnh tương tự vào năm 2015 và 2017 khi đi qua Biển Đông, song các nhà phân tích cho rằng cuộc tập trận sắp với là dấu hiệu cho thấy nước này đang tăng hiện diện ở khu vực.
Pháp tuần trước cũng điều tàu ngầm tấn công hạt nhân Émeraude và tàu tiếp tế Seine đến tuần tra ở Biển Đông, nhằm thách thức các yêu sách của Trung Quốc trong vùng biển này.
Các chuyên gia nhận định Pháp sẽ gia tăng phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông bằng cách tăng tần suất hoạt động trong khu vực, nhằm duy trì “sự hiện diện bình thường”.
Phó Côn Thành, lãnh đạo Viện Biển Đông tại Đại học Hạ Môn, Phúc Kiến, Trung Quốc, cho rằng các cuộc tuần tra và tập trận như trên là “đáng báo động” và Trung Quốc nên suy nghĩ về cách đối phó.
“Rõ ràng là Mỹ hy vọng sẽ kết hợp với các đồng minh NATO để phô trương sức mạnh ở Biển Đông bằng các cuộc tập trận và các hoạt động tự do hàng hải”, ông Phó nhận định.
Pháp từng tiến hành một số hoạt động tự do hàng hải trên Biển Đông cùng với các nước như Anh, Mỹ để phản đối các động thái và yêu sách của Trung Quốc. Hồi tháng 9 năm ngoái, Pháp, Đức và Anh hay còn gọi là nhóm E3, đã gửi công hàm chung lên Liên Hợp Quốc, phản bác những yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
Pháp tăng giờ giới nghiêm
Pháp áp lệnh giới nghiêm ban đêm sớm hơn hai tiếng tại 15 khu hành chính, nhằm đánh giá hiệu quả của biện pháp chống Covid-19 này so với cả nước.
Chính phủ Pháp thông báo áp lệnh giới nghiêm từ 18h, thay vì 20h như trước, tới 6h sáng hôm sau tại 15 khu hành chính phía đông bắc và đông nam nước này kể từ ngày 2/1 để đối phó đà lây nhiễm nCoV.
Cảnh sát tại chốt chặn gần Lieuron, nơi diễn ra bữa tiệc trái phép với hơn 2.500 người, hôm 1/1. Ảnh: AFP .
"Chúng tôi sẽ đánh giá tác động của lệnh giới nghiêm sớm sau một tuần so với đà lây nhiễm virus trên toàn quốc. Nếu tình hình xấu đi ở một số khu vực, chúng tôi sẽ ra những quyết định cần thiết. Biện pháp sẽ tăng dần từng bước và có thể dẫn tới phong tỏa hoàn toàn", phát ngôn viên chính phủ Pháp Gabriel Attal nói.
Pháp hiện ghi nhận hơn 2,6 triệu ca nhiễm nCoV, cao nhất tại Tây Âu và cao thứ năm trên thế giới, trong đó gần 65.000 người đã chết. Đại dịch từng khiến nước này phải hai lần áp lệnh phong tỏa, nhưng số ca nhiễm mới hàng ngày vẫn không giảm xuống dưới 5.000 như mục tiêu của chính phủ.
Những biện pháp hạn chế chỉ được nới lỏng từ giữa tháng 12/2020. Tuy nhiên, nhà hàng và quán bar vẫn không được đón khách và chưa rõ thời gian chúng có thể hoạt động bình thường.
Chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 đã bắt đầu tại Pháp từ hôm 27/12. Tuy nhiên, chiến dịch tiêm vaccine bị chỉ trích là triển khai quá chậm chạp khi chưa đến 200 người được tiêm vaccine Pfizer-BioNTech ở nước này tính đến ngày 1/1.
Iran thông báo tăng mức làm giàu uranium Iran đã thông báo với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về kế hoạch tăng làm giàu uranium, một nhiên liệu có thể dùng chế tạo vũ khí hạt nhân, lên mức tinh khiết 20%, vi phạm thỏa thuận đã ký năm 2015 với các cường quốc. BBC trích dẫn tuyên bố của IAEA cho hay, Iran đã báo cho...