Pháp đề xuất dự luật phòng trường hợp EU không đạt thỏa thuận với Anh
Bộ trưởng Châu Âu của Pháp, bà Nathalie Loiseau ngày 3/10 cho biết Chính phủ Pháp đã đề xuất một dự luật nhằm chuẩn bị cho trường hợp Brexit xảy ra mà Liên minh châu Âu (EU) vẫn không đạt thỏa thuận với Anh.
Bộ trưởng Châu Âu của Pháp, Nathalie Loiseau. Ảnh: albawaba.com
Dự luật trên đề cập đến những việc sẽ xảy ra với công dân Pháp đang sống tại Anh và ngược lại trong trường hợp Anh rời đi mà không đạt một thỏa thuận “ly hôn”, cũng như các doanh nghiệp đang làm việc tại Eo biển Manche sẽ tiếp tục vận hành như thế nào.
Văn bản này cũng muốn bảo vệ quyền của người Pháp từ Anh trở về, bằng cách công nhận thời gian đã đóng bảo hiểm hưu trí ở Anh, hoặc công nhận các loại bằng cấp mà họ đã đạt được. Dự luật cũng sẽ bao gồm các biện pháp về di chuyển của người và hàng hóa giữa hai nước (vốn là một vấn đề đang rất bất đồng giữa London và Brussels), bao gồm các thỏa thuận thuế xuất và nhập khẩu.
Giải thích sự cần thiết của dự luật trên, Bộ trưởng Loiseau nêu rõ: “Chúng ta phải chắc chắn rằng nếu không có thỏa thuận nào đạt được vào ngày 30/3/2019, người Anh sống tại Pháp sẽ không bỗng nhiên thấy mình trở thành người nhập cư trái phép”. Nếu không có một đạo luật khẩn cấp, hệ thống đường sắt Eurostar cũng không thể vận hành bởi các lái tàu sẽ cần có giấy phép của châu Âu.
Theo bà Loiseau, Pháp cũng đang tìm kiếm một thỏa thuận “có đi có lại”, trong đó London và Paris cùng nhau xử lý vấn đề quy chế công dân của nhau một cách công bằng. Bà cho biết thêm dự luật trên vẫn có thể thay đổi vì hiện còn quá nhiều bất trắc trước thời điểm Anh chính thức rời EU vào ngày 29/3/2019.
Video đang HOT
Bộ trưởng Loiseau tin tưởng rằng hai bên sẽ có thể đạt một thỏa thuận về Brexit, song nhấn mạnh “vẫn cần chuẩn bị cho mọi kịch bản, kể cả không đạt thỏa thuận”. Bà nói thêm rằng không có thỏa thuận tốt hơn là đạt một thỏa thuận tồi.
Theo kế hoạch, các nghị sĩ Pháp sẽ bắt đầu thảo luận dự luật trên từ đầu tháng 11 tới. Hiện có khoảng 300.000 người Pháp đang sống tại Anh, trong khi ước tính 190.000 công dân Anh đang định cư tại Pháp.
Theo kế hoạch, Anh sẽ rời khỏi EU vào ngày 29/3 tới. Tuy nhiên cho đến nay, Anh và EU vẫn chưa đạt được bất cứ thỏa thuận nào do bất đồng quan điểm trong vấn đề biên giới giữa vùng lãnh thổ Bắc Ireland thuộc Anh và Ireland – nước thành viên EU và vấn đề thương mại giữa hai bên.
Tại hội nghị thượng đỉnh không chính thức vừa diễn ra tại Áo, các nhà lãnh đạo EU đều tỏ rõ lập trường cứng rắn khi yêu cầu Anh điều chỉnh kế hoạch Brexit của mình. Đáp lại, Thủ tướng May c ảnh báo bà sẽ không bao giờ chấp nhận chia tách Vương quốc Liên hiệp Anh, đồng thời cảnh báo nếu không thể đạt một thỏa thuận Brexit “chấp nhận được” đối với Anh, London sẵn sàng rời khỏi EU mà không có thỏa thuận.
Lãnh đạo 27 nước EU và Anh đều thể hiện mong muốn đạt được một thỏa thuận vào tháng 11 tới, qua đó giúp quốc hội các nước thành viên có thời gian thông qua văn kiện kịp thời trước ngày Brexit chính thức.
Bích Liên
Theo TTXVN
Liên minh châu Âu duy trì cam kết đối với bản thỏa thuận hạt nhân Iran
Ngày 27/9, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk khẳng định, Liên minh châu Âu (EU) duy trì cam kết đối với bản thỏa thuận hạt nhân Iran cho tới chừng nào chính quyền Tehran còn tuân thủ đầy đủ bản thỏa thuận này.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk. (Ảnh: AFP)
Phát biểu trước phiên họp của Đại hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, ông Tusk nhấn mạnh, bản thỏa thuận hạt nhân Iran đã giúp tạo dựng một "khoảng trống" để các bên đối thoại về các mối quan tâm khác, gồm thái độ hành xử của Iran trong khu vực và chương trình tên lửa đạn đạo mà nước này đang theo đuổi.
Ông Tusk cho rằng, bản thỏa thuận hạt nhân Iran đóng vai trò tích cực đối với an ninh châu Âu, khu vực và toàn thế giới. Đây cũng chính là lý do tại sao EU cam kết duy trì bản thỏa thuận này - cho tới chừng nào Tehran còn duy trì một lập trường tương ứng.
Trên đây là những lập trường của ông Tusk liên quan tới việc Tổng thống Mỹ Donald Trump, vào tháng 5/2018 đã quyết định rút khỏi bản thỏa thuận hạt nhân được ký kết năm 2015 giữa Iran và nhóm P5 1 (gồm: Anh, Trung Quốc, Nga, Pháp, Mỹ và Đức), đồng thời áp đặt trở lại các biện pháp chống Iran.
Theo tinh thần của bản thỏa thuận còn được biết đến với tên gọi Bản kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), Iran đồng ý giới hạn các hoạt động phát triển hạt nhân để đối lấy lệnh gỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế. Bản thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ giúp khép lại một chương đầy tranh cãi và căng thẳng liên quan tới một hồ sơ hạt nhân gai góc nhất ở Trung Đông đã tồn tại trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, việc Mỹ bất chấp nỗ lực vận động của các đồng minh châu Âu và đơn phương đưa ra quyết định rút khỏi JCPOA và áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt Iran đã có nguy cơ đẩy Trung Đông vào một vòng xoáy bất ổn mới khi Tehran cảnh báo về kịch bản nối lại các chương trình hạt nhân của nước này.
Trước bối cảnh trên, các cường quốc còn lại trong JCPOA đã theo đuổi nhiều nỗ lực để thuyết phục Iran tiếp tục ở lại và cứu vãn bản thỏa thuận hạt nhân lịch sử. Trong một tuyên bố đưa ra mới đây, Cao ủy phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Federica Mogherini cho biết, liên minh này sẽ thành lập một thực thể pháp lý để tạo đối trọng với các lệnh trừng phạt của Mỹ. Thực thể pháp lý này - hay còn được biết đến với tên gọi "Công ty phục vụ mục đích đặc biệt - SPV" sẽ cho phép các công ty châu Âu tiếp tục các hoạt động trao đổi thương mại với Iran dựa trên tinh thần tuân thủ luật pháp châu Âu và có thể mở rộng giao dịch với các đối tác khác trên thế giới.
Bà Mogherini tin tưởng SPV - với vai trò duy trì các hoạt động thương mại với Iran song song với các lệnh trừng phạt Mỹ, sẽ được thiết lập trước tháng 11/2018 dù tới nay mới chỉ đang trong giai đoạn khởi đầu. Theo quan điểm của bà Mogherini thì hiện Mỹ vẫn là một đồng minh vững mạnh nhất của EU, tuy nhiên, liên minh này không thể cho phép các nước khác quyết định việc mình được hợp tác làm ăn với ai.
Ngay lập tức, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bày tỏ quan điểm phản đối mạnh mẽ quyết định của EU và xem đây là điều "không thể chấp nhận được". Phát biểu tại một sự kiện của Liên hợp quốc, ông Pompeo nhấn mạnh, Mỹ đã cảm thấy "phiền lòng và trên thực tế là thất vọng mạnh mẽ khi nắm được thông tin cho rằng, các bên còn lại trong JCPOA đã tuyên bố thành lập một hệ thống thanh toán đặc biệt để né tránh các biện pháp trừng phạt của Mỹ".
Trong khi đó, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton cũng vừa lên tiếng chỉ trích động thái mới nhất của EU, đồng thời hối thúc hệ thống tin nhắn thanh toán toàn cầu SWIFT "xem xét lại các biện pháp ứng phó với Iran". Ông Bolton tuyên bố Mỹ không thể cho phép EU hay bất kỳ nước nào khác có thể làm suy yếu các lệnh trừng phạt mà nước này nhằm vào Iran./.
Thu Lan (Theo Xinhua, PressTV)
Theo cpv.org.vn
Pháp tuyên bố EU có nhiều nhiệm vụ ưu tiên cấp thiết hơn vấn đề Brexit Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Mairetuyên bố Liên minh châu Âu (EU) có nhiều ưu tiên cấp thiết hơn là vấn đề mối quan hệ tương lai giữa Anh và liên minh, trước tiên là chính tương lai của EU. Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire. Ảnh: AFP/ TTXVN Phát biểu với báo giới ngày 25/9, Bộ trưởng Le...