Pháp để ngỏ đối thoại với Nga về Ukraine
Ngày 16/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ông sẵn sàng thảo luận với Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc giảm leo thang xung đột ở Ukraine.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Paris ngày 8/3/2024. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên kênh YouTube của kênh truyền hình TSN, Tổng thống Macron khẳng định sẵn sàng đối thoại với Tổng thống Putin, coi đây là trách nhiệm của cá nhân ông. Nhà lãnh đạo Pháp cũng lưu ý rằng, một mặt, cần chuyển giao cho Kiev mọi thứ cần thiết để tăng cường khả năng phòng thủ của nước này, mặt khác, thúc đẩy giảm leo thang và đạt được hòa bình lâu dài, bền vững và công bằng.
Tổng thống Macron cho biết ông sẵn sàng hòa giải, nhưng nhấn mạnh rằng đàm phán khả thi duy nhất để chấm dứt xung đột phải là cuộc đàm phán giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodimir Zelensky. Ông cũng đề xuất ngừng bắn trong thời gian diễn ra Olympic mùa Hè Paris 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 26/7 – 11/8 tới. Ông khẳng định Pháp sẽ đề nghị Nga ngừng bắn trong thời gian này.
Trước đó, Tổng thống Macron xác nhận khả năng đưa quân tới Ukraine, dù một số lãnh đạo phương Tây không ủng hộ ý tưởng này. Đáng chú ý, cách đây vài tuần, Phần Lan cũng bác bỏ kịch bản này.
Nga yêu cầu HĐBA họp bàn về ý tưởng đưa quân NATO tới Ukraine
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Phó Đại diện thường trực của Nga tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) Dmitry Polyansky ngày 9/3 xác nhận Moskva đã yêu cầu HĐBA tổ chức phiên họp để thảo luận ý tưởng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc triển khai các binh sĩ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tới Ukraine.
Phó trưởng phái đoàn đại diện của Nga tại Liên hợp quốc Dmitry Polyanskiy. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp của HĐBA LHQ ở New York, ông Polyansky tuyên bố Moskva muốn biết thêm về những ý tưởng "đầy rẫy sự khởi đầu cho Thế chiến thứ ba".
Trước đó, hôm 27/2, Tổng thống Macron thừa nhận đã đề nghị các đối tác NATO gửi quân đến Ukraine. Tuy nhiên, ông khẳng định vẫn chưa đạt được sự đồng thuận chính thức về việc điều động quân trên bộ, nhưng không thể loại trừ bất cứ khả năng nào. Sau đó, nhà lãnh đạo Pháp tuyên bố Paris sẽ đưa quân đến Ukraine nếu Nga tiến đến Kiev hoặc Odessa.
Cũng theo ông Polyansky, yêu cầu quan trọng không kém là thảo luận về những cuộc trao đổi bị rò rỉ giữa các sĩ quan Không quân Đức về việc cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine, cũng như các phương tiện truyền thông đưa tin Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã triển khai mạng lưới các căn cứ gián điệp ở Ukraine, gần với biên giới Nga.
Căng thẳng trong quan hệ Nga - Pháp gần đây leo thang sau khi Tổng thống Macron tuyên bố phương Tây "không loại trừ khả năng" đưa quân tới Ukraine, điều được cho là cấm kỵ và có thể khiến NATO bị cuốn vào cuộc chiến quy mô lớn với Nga, quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.
Một số lãnh đạo NATO, trong đó có Thủ tướng Estonia Kaja Kallas, ủng hộ phát biểu của ông Macron, song một loạt nước thành viên như Mỹ, Đức, Anh, Ba Lan, Cộng hòa Séc và nhiều quốc gia châu Âu khác khẳng định không có kế hoạch gửi quân tới Ukraine.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo việc phương Tây điều quân tới Ukraine sẽ dẫn tới nguy cơ đối đầu trực tiếp "không thể tránh khỏi" giữa NATO với Nga.
Pháp tuyên bố hỗ trợ không giới hạn cho Ukraine, NATO điều Patriot áp sát Nga Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 7/3 tuyên bố Paris sẽ không còn giới hạn trong hoạt động hỗ trợ dành cho Ukraine. Hãng thông tấn RT dẫn nguồn từ kênh tin tức BFMTV của Pháp cho biết, Tổng thống Macron hôm 7/3 đã cho triệu tập cuộc họp với lãnh đạo các đảng đối lập để thảo luận về sự hỗ trợ...