Pháp đang trả giá cho việc can thiệp quân sự ở nước ngoài
Việc Pháp tham chiến chống IS tại Syria và Iraq, tham gia cuộc chiến tại Afghanistan hay can thiệp quân sự chống các tổ chức Hồi giáo cực đoan ở châu Phi đang khiến nước này trở thành đích ngắm của các vụ tấn công.
Nghi phạm vụ tấn công ở Isere (Pháp) ngày 26.6, Yassin Salhi bị cảnh sát áp giải – Ảnh: AFP
Vụ tấn công tại xưởng sản xuất gas của công ty Air Products tại Saint-Quentin-Fallavier, vùng Isere (Pháp) khiến một người thiệt mạng ngày 26.6 là vụ tấn công mới nhất trong những năm gần đây. Có một điều trùng hợp là các vụ tấn công đều do một số phần tử cuồng tín của đạo Hồi thực hiện như Mohamed Merah, hung thủ các cuộc tấn công tại Toulouse năm 2008, vụ Charlie Hebdo và cửa hàng Do Thái tại Paris hồi tháng 1.2015 là anh em Kouachi và Amedy Coulibaly.
Mặc dù vụ tấn công ở Isere đang được điều tra, nhưng với lá cờ xuất hiện bên cạnh đầu của nạn nhân Herve Cornara, trên đó viết các câu tuyên thệ của Hồi giáo, cũng để ngỏ ít nhiều đặc điểm của một vụ tấn công có tính Hồi giáo cực đoan. Nhiều người một lần nữa đặt câu hỏi, vì sao nước Pháp lại trở thành đích ngắm của khủng bố Hồi giáo?
Có nhiều giả thuyết được đưa ra, nhưng yếu tố quan trọng nhất theo báo L’Express là việc quân đội Pháp tham gia vào các cuộc chiến chống tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria và Iraq. Ngoài ra, Pháp còn can thiệp vào việc chống lại lực lượng Hồi giáo cực đoan Ansar Dine tại Mali, những hành động tại Afghanistan cũng như lệnh cấm đeo khăn che mặt của người Hồi giáo tại Pháp. Những điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến các vụ bạo lực gần đây.
Video đang HOT
Cảnh sát, lực lượng cứu hỏa, cứu thương gần tòa soạn Charlie Hebdo sau vụ xả súng hồi tháng 1.2015 – Ảnh: AFP
Việc Pháp can thiệp quân sự chống IS tại Iraq và Syria là một trong những lý do chính khiến Pháp trở thành đích ngắm được ưu tiên của khủng bố. Sau khi Pháp thực hiện những cuộc không kích đầu tiên, IS đã liên tục hô hào người Hồi giáo cực đoan sát hại người Pháp ở khắp nơi.
IS đang chiếm nhiều vùng lãnh thổ tại Trung Đông, thu hút thêm nhiều người nước ngoài, trong đó có khoảng 450 người Pháp, theo L’Express. Nguy cơ đặt ra là những người này có thể quay về nước và thực hiện các vụ tấn công.
Nhưng mối đe dọa đối với Pháp không chỉ có IS. Trong một bài phỏng vấn năm 2010, nhà chính trị học Jean-Pierre Bayard, giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) đã giải thích rằng nước Pháp trở thành đích ngắm của khủng bố là sự trả giá cho các hành động chính trị của Pháp tại nước ngoài. Việc Pháp tham chiến tại Afghanistan đã chọc giận al-Qaeda. Hành động can thiệp tại Sahara, nhất là chống lại mạng lưới al-Qaeda tại vùng Maghreb Hồi giáo (AQIM) để giải thoát con tin Michel Germaneau cũng có thể là nguyên do.
Việc Pháp can thiệp nhằm lật đổ chế độ Muammar Gaddafi tại Libya cũng giúp nhiều nhóm khủng bố cũng như tay chân của al-Qaeda và cả IS tăng cường sức mạnh. Còn việc cấm đeo khăn che mặt tại Pháp cũng khiến al-Qaeda và IS phản đối, đẩy mạnh phong trào tuyên truyền chống lại người Pháp.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Hãi hùng kẻ khủng bố Pháp gửi ảnh chặt đầu ông chủ tới Syria
Bức ảnh selfie khủng khiếp do kẻ thú nhận chặt đầu ông chủ trong vụ tấn công vào nhà máy khí đốt ở Pháp chụp đã được gửi tới Syria - nguồn tin thân cận với cuộc điều tra cho biết hôm 28.6.
Cảnh sát áp giải Yassin Salhi (giữa).
Tin tức được loan khi Yassin Salhi, 35 tuổi, bị di lý từ thành phố lớn thứ hai Pháp Lyon tới Paris để cảnh sát chống khủng bố thẩm vấn. Hôm 28.6, Salhi đã thú nhận tội ác ghê tởm và cung cấp chi tiết về vụ giết hại.
Trong vụ tấn công mới nhất hôm 26.6, Salhi đâm xe ô tô vào nhà máy của Mỹ gần thành phố Lyon, nhằm nổ tung toàn bộ tòa nhà. Sau đó cảnh sát phát hiện đầu của ông chủ Salhi là Herve Cornata, 54 tuổi, bị treo trên cổng nhà máy.
Salhi cũng khai với các nhà điều tra về vụ tấn công 6 tháng trước, sau khi 17 người thiệt mạng trong vụ tấn công của những kẻ Hồi giáo ở Paris, bắt đầu bằng vụ thảm sát tại tạp chí biếm họa Charlie Hebdo.
Salhi đã gửi bức ảnh selfie và chiếc đầu bị chặt qua nhắn tin trên dịch vụ WhatsApp tới một số ở Canada. Tuy nhiên, các nhà điều tra cảnh báo, số ở Canada này có thể là số giả, và người nhận thực sự có thể ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Hàng trăm công dân Pháp đã tới Iraq hoặc Syria tham gia thánh chiến. Hôm 28.6, Thủ tướng Pháp Manuel Valls cho biết, 1.800 người Pháp "có liên hệ" với các chiến dịch Hồi giáo.
Vụ tấn công ngày 26.6 là một trong những vụ tấn công đẫm máu trên 3 châu lục, trong đó 38 người chết ở bãi biển Tunisia, 26 người chết ở một nhà thờ Hồi giáo Kuwait.
Theo Laodong
Thế giới bất an vì IS Vụ tấn công khủng bố đồng thời tại 3 châu lục cho thấy sự phát triển nhanh chóng và tầm ảnh hưởng lan rộng của IS. Các nhân viên an ninh Kuwait canh gác bên ngoài đền thờ Al-Imam al-Sadeq ở thủ đô Kuwait City - Ảnh: AFP Lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) ngày 27.6 tuyên bố nhận trách nhiệm vụ...