Pháp cử phái đoàn ngoại giao đến Syria sau 12 năm
Theo TASS, quyền Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot cho biết Paris sẽ cử một nhóm nhà ngoại giao tới Syria vào ngày 27/12 để đánh giá tình hình chính trị và an ninh sau khi Chính phủ Tổng thống Bashar al- Assad sụp đổ.
Các thành viên lực lượng đối lập sau khi giành quyền kiểm soát thủ đô Damascus, Syria ngày 8/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tờ Le Figaro, quyền Ngoại trưởng Barrot cho biết mục tiêu sắp tới cử 4 nhà ngoại giao Pháp đến Syria nhằm thu hồi lại tài sản của nước này tại Syria cũng như xem xét thiết lập mối quan hệ với chính quyền mới, đồng thời có điều kiện đánh giá nhu cầu cần hỗ trợ nhân đạo của người dân Syria.
Ông Barrot nhấn mạnh rằng phái đoàn Pháp sẽ đến Syria lần đầu tiên sau 12 năm. Các nhà ngoại giao Pháp sẽ xác minh xem những tuyên bố tích cực của giới lãnh đạo mới tại Syria hiện nay có được thực hiện trên thực tế hay không. Trước đó, các nhóm lãnh đạo Syria đã kêu gọi các bên bình tĩnh giải quyết vấn đề.
Tình hình nội chiến dai dẳng ở Syria đã kết thúc vào đầu tháng này, khi liên minh các lực lượng đối lập vũ trang do nhóm Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham ( HTS) lãnh đạo đã buộc Tổng thống Assad phải sang Nga tị nạn. Ông Mohammad al-Bashir, người lãnh đạo chính quyền do HTS điều hành ở tỉnh Idlib, đã được bổ nhiệm làm thủ tướng tạm quyền.
Nhiều nước phương Tây bày tỏ lo ngại về việc HTS nắm quyền tại Syria khi nhóm này từng có mối liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda.
Quyền Ngoại trưởng Pháp nói rõ: “Chúng tôi không ngây thơ về chính quyền mới ở Damascus. Chúng tôi biết về quá khứ của một số nhóm Hồi giáo”. Ông nhấn mạnh rằng chính quyền chuyển tiếp hiện nay chỉ mang tính chất tạm thời và cần phải sớm bàn giao quyền lực cho một chính phủ mới đại diện cho mọi tín ngưỡng, cộng đồng tại Syria thông qua cuộc tổng tuyển cử và một bản hiến pháp mới. Ông cũng cho biết Pháp sẽ theo dõi sát các diễn biến ở Syria.
Video đang HOT
Chính quyền Pháp đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Chính phủ của Tổng thống Assad khi cuộc chiến tranh Syria nổ ra vào năm 2012. Giống như Mỹ và các đồng minh châu Âu khác, Paris đã lên tiếng ủng hộ các nhóm đối lập “ôn hòa” ở Syria, trong đó có nhóm Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo. Vào tháng 4/2018, Anh, Pháp cùng với Mỹ đã tiến hành các cuộc không kích vào lãnh thổ do Chính quyền Assad kiểm soát để chống tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS).
Trong một diễn biến liên quan khác, nhóm lãnh đạo Syria hiện nay cũng đang tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với chính quyền mới tại nước này. Theo đó, ngày 15/12, lãnh đạo nhóm đối lập HTS, ông Abu Mohammed al-Jolani đã gặp phái viên đặc biệt của Liên hợp quốc tại Syria, ông Geir Pedersen, trong khuôn khổ chuyến thăm Damascus. Thông tin này được công bố trên kênh Telegram chính thức của HTS. Lãnh đạo nhóm này đã kêu gọi cập nhật Nghị quyết 2254 năm 2015 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm phản ánh những diễn biến mới của tình hình.
Nga và Syria có thể vẫn tiếp tục quan hệ đối tác ngay cả khi chính quyền cũ sụp đổ
Trong bối cảnh các nhóm đối lập Syria và chính quyền Damascus tham gia đàm phán về tương lai chính trị, mối quan hệ kinh tế và quân sự giữa Syria và Nga dường như vẫn sẽ tiếp tục, bất chấp kết quả thảo luận.
Người dân tại thủ đô Damascus, Syria ngày 8/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Phụ thuộc vào Nga
Syria hiện nhập khẩu từ 1,2 đến 1,5 triệu tấn lúa mì mỗi năm từ Nga, khiến đây trở thành nguồn cung cấp thực phẩm chính để nuôi sống dân số. Cuộc cách mạng Syria năm 2011 đã bắt nguồn từ khủng hoảng nông nghiệp, khiến lúa mì trở thành điểm yếu trong chuỗi an ninh lương thực.
Theo các chuyên gia an ninh lương thực, chỉ riêng hoạt động buôn bán lúa mì đã tạo cho Nga đòn bẩy đáng kể đối với tương lai của Syria. Bất kỳ lãnh đạo nào cũng cần giữ quan hệ tốt với Moskva để đáp ứng nhu cầu cơ bản này.
Xung đột tại Ukraine đã gia tăng vai trò của Nga trong việc cung cấp lúa mì cho Trung Đông và châu Phi, khi Ukraine không còn giữ vai trò lớn trong thị trường quốc tế.
Từ khi nội chiến Syria bắt đầu năm 2011, việc nhập khẩu vũ khí từ Nga đã tăng vọt. Sau các cuộc không kích gần đây của Israel phá hủy hầu hết lực lượng phòng không của Syria, nhu cầu tái vũ trang trở nên khẩn cấp.
Nga đã cung cấp đến 78% lượng vũ khí nhập khẩu của Syria trong giai đoạn 2007-2012. Hiện nay, do các lệnh trừng phạt từ phương Tây, Moskva gần như là nhà cung cấp duy nhất cho Damascus.
Chiến tranh đã phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng của Syria, khiến nhu cầu tái thiết trở nên cấp bách. Syria cần một lượng lớn vật liệu xây dựng và thiết bị công nghiệp để khôi phục các công trình trọng yếu. Nga đã cung cấp thép, sắt và máy móc công nghiệp, định vị mình là đối tác không thể thay thế trong công cuộc tái thiết quốc gia này.
Các lệnh trừng phạt từ phương Tây khiến Syria không thể tiếp cận nguồn vốn quốc tế, dẫn đến phụ thuộc ngày càng lớn vào Nga. Tuy nhiên, quá trình tái thiết diễn ra chậm chạp do thiếu nguồn lực tài chính và hỗ trợ quốc tế.
Các nhà kinh tế ở Damascus cho rằng, việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh trừng phạt và khôi phục kết nối ngân hàng toàn cầu, như thông qua SWIFT, sẽ là yếu tố quyết định để nền kinh tế phục hồi.
Đối với phe đối lập như HTS, thực tế kinh tế cũng là thách thức lớn. Mặc dù luôn cảnh giác với ảnh hưởng của Nga, các nhóm này buộc phải cân nhắc vai trò của Moskva trong việc cung cấp lương thực, thiết bị quân sự và vật liệu tái thiết.
Một nhà phân tích tại Berlin nhận định: "Dù không hài lòng với sự hiện diện của Nga, các nhóm đối lập hiểu rằng bất kỳ chính phủ tương lai nào cũng phải thực tế để quản lý đất nước và đáp ứng nhu cầu kinh tế cơ bản".
Ảnh chụp căn cứ không quân Hmeimim của Nga tại Syria. Ảnh: defensionem
Chiến lược của Nga
Việc duy trì ảnh hưởng ở Syria phục vụ nhiều lợi ích chiến lược cho Moskva. Hai căn cứ quân sự Tartus và Hmeimim là yếu tố quan trọng để Nga bảo đảm hiện diện lâu dài tại khu vực.
Mặc dù có thể có áp lực tăng phí thuê từ chính quyền mới ở Syria, nhưng việc đóng cửa các căn cứ này vẫn chưa được đưa ra thảo luận.
Sự phân mảnh lãnh thổ của Syria cũng mang lại cơ hội và thách thức cho Nga. Các khu vực bị chia cắt bởi các nhóm quân sự và quốc gia khác nhau đã biến Syria thành một đấu trường địa chính trị. Nga sử dụng ảnh hưởng kinh tế và quân sự để củng cố vị thế, đồng thời chuẩn bị làm việc với bất kỳ lãnh đạo nào kế nhiệm.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev từng nhận định rằng, những sai lầm trong quản lý của chính quyền cũ là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng hiện tại, cho thấy Moskva sẵn sàng thích nghi với các thay đổi chính trị.
Theo các chuyên gia, ưu tiên hàng đầu của bất kỳ chính phủ Syria nào trong tương lai sẽ là khôi phục kinh tế, xã hội và tái hòa nhập người tị nạn. Do vậy, mối quan hệ đối tác với Nga không chỉ giúp Syria đảm bảo an ninh mà còn là yếu tố then chốt trong việc đáp ứng các nhu cầu tái thiết và phát triển lâu dài.
Việt Dũng/Báo Tin tức (Theo intellinews)
Phe đối lập chỉ định người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp Syria Ngày 10/12, truyền thông Syria cho biết phe đối lập đang cầm quyền tại Damascus đã bổ nhiệm ông Mohamed al-Bashir là người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria đến ngày 1/3/2025. Các thành viên lực lượng đối lập sau khi giành quyền kiểm soát thủ đô Damascus, Syria ngày 9/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN Trước đó, ông al-Bashir được chỉ định là...