Pháp công bố chi tiết gỡ phong toả nhưng vẫn tiếp tục đóng biên giới
Chính phủ Pháp cho biết, một số địa điểm cụ thể như bãi biển sẽ được mở cửa nếu như có sự đồng ý của chính quyền địa phương.
Ngày 7/5, Chính phủ Pháp thông báo chính thức các biện pháp sẽ áp dụng sau khi nước này dỡ bỏ dần phong tỏa toàn quốc vào ngày 11/5 tới. Trong đó, Pháp sẽ tiếp tục đóng cửa biên giới với các quốc gia không thuộc Liên minh châu Âu hay không gian Schengen.
Ngày 7/5, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe cùng nhiều Bộ trưởng trong Chính phủ đã tổ chức buổi họp báo được trông đợi nhằm thông tin một cách rõ ràng nhất về các biện pháp sẽ được triển khai sau 4 ngày tới, khi nước Pháp bắt đầu dỡ bỏ dần phong tỏa toàn quốc.
Nội dung được quan tâm nhất là việc di chuyển của người dân sau khi dỡ bỏ phong tỏa, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Pháp, ông Christophe Castaner, khẳng định, ngay từ thứ Hai tuần sau, 11/5, người dân sẽ được di chuyển tự do trong phạm vi 100 km tính từ nơi cư trú và theo đường chim bay. Quá phạm vi trên, người dân phải có giấy xác nhận hoặc bản cam kết di chuyển vì 2 mục đích là công việc và việc gia đình cấp bách. Ngoài ra, người dân cũng có thể di chuyển trên 100 km nhưng phải trong phạm vi một tỉnh.
Đối với vấn đề khẩu trang, việc mang khẩu trang sẽ là bắt buộc đối với người sử dụng phương tiện giao thông công cộng từ 11 tuổi trở lên kể từ ngày 11/5. Người vi phạm sẽ bị xử phạt 135 euro (tương đương 3,5 triệu đồng). Về việc hoạt động trở lại các trường học, Bộ trưởng Giáo dục, ông Jean-Michel Blanquer, cho biết khoảng 1 triệu học sinh trên toàn nước Pháp sẽ trở lại trường học trong tuần sau.
Video đang HOT
Ông Jean-Michel Blanquer nói: “Chúng tôi đã làm việc với các địa phương để các trường học có thể mở cửa một cách tối đa. Hiện tại, có khoảng từ 87% đến 90% các địa phương đã chuẩn bị cho trường học hoạt động trở lại vào tuần sau. Chúng tôi tiếp tục làm việc với 10% địa phương còn lại. Khoảng 80% đến 85% trong tổng số 50.500 trường học trên toàn nước Pháp đã tuyên bố mở cửa trở lại vào tuần sau”.
Nhằm bảo vệ người cao tuổi trước sự tấn công của virus, các trung tâm chăm sóc người cao tuổi phụ thuộc sẽ tiếp tục được cách ly. Tuy nhiên, Thủ tướng Pháp khẳng định sẽ không có việc cách ly bắt buộc đối với những người cao tuổi ngoài các trung tâm này.
Đối với các địa điểm khác, Chính phủ Pháp cho biết, một số địa điểm cụ thể như bãi biển sẽ được mở cửa nếu như có sự đồng ý của chính quyền địa phương. Các thư viện, bảo tàng sẽ được mở của trở lại, trong khi các rạp chiếu phim, nơi tổ chức các sự kiện tiếp tục phải đóng cửa. Các sự kiện tôn giáo, tín ngưỡng sẽ được mở cửa dần từ nay đến cuối tháng 5.
Đối với các cửa hàng và trung tâm thương mại, Bộ trưởng Kinh tế, ông Bruno Le Maire cho biết, sau ngày 11/5, hầu hết các cửa hàng được mở cửa trở lại, trong đó, các trung tâm thương mại có diện tích trên 40 nghìn mét vuông sẽ được mở cửa trở lại nếu có đồng thuận của cảnh sát trưởng phụ trách địa phương, trừ vùng Ile-de-France (tức khu vực thủ đô Paris và các tỉnh lân cận).
Chính phủ Pháp cũng cho biết, mặc dù dỡ bỏ phong tỏa nhưng Pháp tiếp tục đóng cửa biên giới tới khi có thông báo mới đối với các quốc gia không thuộc Liên minh châu Âu (EU) hay không gian Schengen. Đối với các thành viên EU, không gian Schengen và Vương quốc Anh, các biện pháp hạn chế ở biên giới sẽ được gia hạn cho đến ít nhất là ngày 15/6.
Ngày 7/5, Pháp ghi nhận thêm 178 ca tử vong vì dịch Covid-19, số ca tử vong từ ngày 1/3 đã là gần 26.000 người. Số bệnh nhân phải điều trị trong hệ thống bệnh viện vì Covid-19 tiếp tục giảm còn hơn 23.200, trong đó 2.961 ca cấp cứu./.
Pháp công bố biện pháp bảo vệ nữ giới trước tình trạng bạo lực
Các biện pháp bao gồm việc điều chỉnh bảo mật hồ sơ sức khỏe của người bị hại, qua đó tạo thuận lợi cho bác sỹ thông báo với lực lượng chức năng về một trường hợp nào đó có nguy cơ bị bạo hành.
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 25/11, Chính phủ Pháp đã công bố các biện pháp mới nhằm đối phó tình trạng bạo lực phụ nữ trong bối cảnh quan ngại gia tăng trước các vụ sát hại nữ giới tại nước này.
Theo Thủ tướng Pháp Edouard Philippe, các biện pháp bao gồm việc điều chỉnh bảo mật hồ sơ sức khỏe của người bị hại, qua đó tạo thuận lợi cho bác sỹ thông báo với lực lượng chức năng về một trường hợp nào đó có nguy cơ bị bạo hành.
Bên cạnh đó, chính phủ cũng đề xuất việc đeo thiết bị điện tử giám sát đối với những đối tượng có hành vi bạo lực với phụ nữ và thiết lập 1.000 nơi trú ấn cho nạn của các vụ bạo hành.
Ông Philippe nêu rõ Chính phủ Pháp sẽ đưa các biện pháp mới này vào một dự luật mới và trình lên Hạ viện Pháp vào tháng 1/2020.
Chính phủ Pháp dự kiến dành 360 triệu euro (khoảng 400 triệu USD) hằng năm nhằm thúc đẩy các biện pháp này.
Thủ tướng Edouard Philippe đã công bố các biện pháp trên vào đúng Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11), chỉ 2 ngày sau khi hàng chục nghìn người trên khắp nước Pháp đã xuống đường tuần hành nhằm bày tỏ tình đoàn kết đối với những nạn nhân trong các vụ bạo hành.
Cuộc tuần hành này do tổ chức hoạt động vì quyền phụ nữ NousToutes phát động với mục đích kêu gọi chấm dứt hành động bạo lực đối với nữ giới.
Theo thống kê của hãng AFP, kể từ đầu năm nay, nước Pháp đã ghi nhận 117 trường hợp phụ nữ bị chồng hoặc chồng cũ sát hại, giảm so với con số 121 vụ hồi năm ngoái.
Tuy nhiên, các con số này cho thấy tình hình không được cải thiện.
Trong khi đó, số liệu mới nhất chỉ rõ mỗi năm, tại Pháp, khoảng 213.000 người là nạn nhân của các vụ bạo lực tình dục hoặc thể chất do chồng, người yêu hoặc chồng cũ gây ra.
Pháp là một trong những nước có tỷ lệ phụ nữ bị bạo hành cao nhất Liên minh châu Âu và đây cũng là điều mà Tổng thống Emmanuel Macron mô tả là sự hổ thẹn của nước Pháp./.
Theo Thanh Hương (TTXVN/Vietnamplus.vn )
Pháp phá hủy trại của hàng trăm di dân chờ trốn qua Anh Khoảng 1.500 người di cư, gồm cả hàng trăm người đang chờ ngày sang Anh đã bị Pháp quét sạch khỏi một khu trại bất hợp pháp ở phía bắc Paris. Theo Daily Mail, khoảng 600 cảnh sát đã tham gia chiến dịch phá bỏ khu trại, vốn nằm gần nhà ga Gare du Nord Eurostar vào sáng sớm 7/11. "Chiến dịch mở...