Pháp chào bán tàu đổ bộ lớp Mistral cho Trung Quốc?
Trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 10.5 dẫn nguồn từ mạng Duowei News của người Trung Quốc ở nước ngoài cho hay trong chuyến thăm Thượng Hải của lực lượng đặc nhiệm hải quân Pháp từ ngày 9 đến 15-5, Pháp dự kiến sẽ chào bán các tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của họ cho Trung Quốc.
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của Pháp
Theo trang tin trên, Pháp có thể dạm bán 2 tàu đổ bộ lớp Mistral cho Trung Quốc thay vì giao cho Nga.
Hôm 9-5, lực lượng đặc nhiệm hải quân Pháp do chiếc tàu đổ bộ lớp Mistral mang tên Dixmude dẫn đầu cùng tàu hộ tống lớp La Fayette, Aconit, đã cập cảng Thượng Hải bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc 7 ngày.
Dixmude là chiếc tàu tấn công đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral thứ 3 và cuối cùng được thiết kế cho hải quân Pháp. Đây là lần đầu tiên một chiếc tàu đổ bộ lớp Mistral đến thăm một cảng của Trung Quốc.
Nga đã ký kết một hợp đồng với Pháp để mua 2 chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã bị phía Pháp tuyên bố hủy bỏ do căng thăng giữa Nga và phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng hiện tại của Ukraine, cho dù 2 chiếc tàu này đã được đóng xong và chỉ chờ ngày bàn giao.
Nếu Pháp quyết định hủy bỏ hợp đồng này với Nga thì hải quân của họ cũng không thể tiếp nhận thêm 2 chiếc tàu tấn công đổ bộ mới này được vì lực lượng này đã sở hữu 3 chiếc tàu như vậy.
Trước đó, giới truyền thông Pháp cho rằng, nước này đang cân nhắc thêm các lựa chọn nữa là có thể đánh chìm các tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral đóng cho Nga hoặc bán chúng cho một bên thứ 3.
Video đang HOT
Hai lựa chọn đầu đều ít khả thi hơn vì sẽ làm phát sinh thêm chi phí. Chỉ còn lựa chọn thứ 3 là bán cho các nước khác ngoài Nga, như Brazil, Canada, Ai Cập, Ấn Độ và Trung Quốc. Trong đó, Trung Quốc hiện là thị trường tiềm năng lớn nhất của Pháp.
Mặc dù Trung Quốc đã có kế hoạch chế tạo các tàu tấn công đổ bộ của chính mình, nhưng nước này vẫn có thể sẽ mua các tàu tấn công đổ bộ Vladivostok và Sevastopol để làm mẫu cho những thiết kế để tự đóng tàu trong nước.
Theo ANTĐ
Không bán tàu chiến Mistral cho Nga, Pháp còn lựa chọn nào?
Trong khi Pháp vẫn chưa tìm được giải pháp chuyển giao tàu sân bay trực thăng Mistral cho Nga, nhật báo Le Figaro đã đặt ra những giả thiết mà Paris có thể lựa chọn trong tương lai.
Đánh chìm hai tàu sân bay trực thăng
Le Figaro đã đưa ra những giả thiết thực tế nhất nếu như các quan chức nước này lựa chọn việc hủy bỏ hợp đồng bán hai tàu sân bay trực thăng lớp Mistral cho Nga.
Tàu sân bay trực thăng lớp Mistral mà Pháp đóng cho Nga.
Lựa chọn đánh chìm hai tàu Mistral được xem là cuối cùng và đơn giản nhất. Điều này sẽ khiến cho các công nhân nhà máy đóng tàu Saint-Nazaire cảm thấy sốc sau khi đã bỏ ra nhiều năm để có thể đưa con tàu vào vận hành.
Tuy nhiên, nếu như Pháp lựa chọn việc sử dụng hai tàu này, chi phí hoàn thiện và hoạt động sẽ còn lớn hơn nhiều.
Hải quân Pháp tiếp nhận tàu sân bay Mistral
Pháp hoàn toàn có thể chuyển giao hai tàu sân bay trực thăng này cho hải quân, mặc dù lựa chọn này khó có khả năng xảy ra.
Chi phí neo đậu và bảo dưỡng hai tàu Mistral tiêu tốn đến 5 triệu euro hàng tháng.
Hồi đầu tháng 4, nhật báo I"Opinion của Pháp đã phân tích rằng Hải quân Pháp không cần thêm hai tàu Mistral vì quân đội nước này đang biên chế 3 tàu đổ bộ trực thăng tương tự. Bổ súng thêm hai tàu nữa sẽ khiến chi phí tăng vọt mà không thực sự cần thiết.
Le Figaro cũng nhấn mạnh rằng hai tàu Vladivostok và Sevastopol được sản xuất để phù hợp với các trang thiết bị và vũ khí Nga. Việc chế tạo lại tàu Mistral cho phù hợp với Hải quân Pháp sẽ cần tới hàng triệu euro.
Bán hai tàu Mistral cho quốc gia khác
Theo Le Figaro, Canada và Ai Cập là hai quốc gia có nhiều khả năng mua tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral nhất.
Hồi đầu tháng 4 năm nay, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã đề cập đến khả năng Pháp hủy bỏ hợp đồng với Nga và hoàn tiền đặt cọc mua tàu sân bay Mistral.
Trong khi đó, chi phí duy trì và bảo dưỡng hai tàu Mistral hiện đang đóng tại cảng Pháp lên tới 5 triệu euro mỗi tháng.
Công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport và Tập đoàn đóng tàu Pháp DCNS năm 2011 đã ký thỏa thuận trị giá 1,5 tỷ USD để đóng mới hai tàu Mistral với lựa chọn đóng thêm hai tàu nữa.
Phía Nga đã chuyển giao số tiền tạm ứng cho Pháp tháng 2/2011 theo bản ghi nhớ ký giữa hai bên ngày 25/1/2011.
Hợp đồng chuyển giao tàu đầu tiên mang tên Vladivostok vốn được ấn định vào tháng 11/2014. Tàu thứ hai Sevastopol dự kiến chuyển giao đầu năm 2015. Tuy nhiên, Pháp đã tạm ngưng toàn bộ quá trình kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine hồi đầu năm 2014.
Nga nhiều lần phủ nhận việc can thiệp vào xung đột ở Ukraine và cảnh báo rằng sẽ kiện Paris nếu như hợp đồng đóng tàu Mistral không được tuân thủ.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Tướng Mỹ nói gì khi Trung Quốc tăng tốc chiếm Biển Đông? Việc Trung Quốc tăng tốc Biển Đông qua hành động khai hoang và xây dựng trái phép trên nhiều hòn đảo đang xảy ra tranh chấp chủ quyền, không chỉ khiến các nước trong khu vực mà cả Mỹ vô cùng tức giận. Want China Times cho hay trong phiên điều trần trước quốc hội Mỹ, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình...