Pháp cảnh báo phong trào bắt nạt trẻ sinh năm 2010
Bộ trưởng Giáo dục Pháp kêu gọi các giáo viên cảnh giác sau khi phong trào bắt nạt kỳ lạ nổ ra nhằm vào các học sinh sinh năm 2010.
“Sự chào đón nồng nhiệt học sinh lớp 6 và việc các em hòa nhập thành công nhờ bạn cùng lớp và người lớn là vấn đề thiết yếu trong cuộc sống học đường”, Bộ trưởng Giáo dục Pháp Jean-Michel Blanquer cho biết trong thư gửi các hiệu trưởng ngày 17/9, kêu gọi họ tăng cường cảnh giác về phong trào bắt nạt học sinh sinh năm 2010 bùng lên gần đây trên mạng xã hội.
Blanquer kêu gọi cảnh giác sau khi loạt bài đăng gắn thẻ #anti2010 (chống 2010) lan truyền trên mạng xã hội, khiến các phụ huynh Pháp lo lắng do nó liên quan đến các học sinh 10 và 11 tuổi đang học lớp 6, giai đoạn quan trọng khi các em bước vào cấp hai.
Chưa rõ nguồn gốc của những lời lăng mạ và đe dọa trên mạng nhắm vào lứa học sinh 2010, song chúng được cho là nổi lên từ TikTok, nền tảng chia sẻ video phổ biến của giới trẻ.
Yasmine Buono, nhà sáng lập Net Respect, giải thích trên truyền thông Pháp rằng phong trào này nhiều khả năng bắt nguồn từ một nhóm tự xưng là “lữ đoàn chống 2010″, cáo buộc những thiếu niên sinh năm 2010 “không tôn trọng quy tắc” của trò chơi điện tử Fortnite. “Một game thủ hơi nổi tiếng của trò chơi này gặp rắc rối với một thiếu niên sinh năm 2010 và căng thẳng bắt đầu lan ra quy mô lớn”, Buono nói.
Video đang HOT
Một giả thuyết khác là phong trào này bắt nguồn từ đoạn “chúng ta là những nữ hoàng của năm 2010″ trong lời bài hát “Pop it Mania” của Pink, theo tờ Parisian.
Bộ trưởng Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Pháp Michel Blanquer (thứ ba từ trái sang) tham gia một lớp học yoga tại trường Condorcet ở Yvre-lEveque ngày 16/9.
Trong video được đăng trên mạng xã hội Twitter, Bộ trưởng Blanquer cho biết các gia đình có thể báo cáo hành vi quấy rối tới đường dây nóng, đồng thời cảnh báo bất cứ học sinh nào tham gia phong trào bắt nạt trên mạng như vậy sẽ phải chịu phạt.
Blanquer quyết định can thiệp sau khi Hiệp hội Phụ huynh Học sinh Pháp (FCPE) ngày 15/9 thúc giục chính phủ hành động khẩn cấp vì trẻ sinh năm 2010 trở thành mục tiêu của chiến dịch lăng mạ và quấy rối ngoài đời lẫn trên mạng.
“Một lượng lớn trẻ em không sử dụng mạng xã hội, song những em sử dụng chúng rõ ràng đối mặt với đe dọa thật sự về sức khỏe tinh thần và tâm lý”, FCPE cho biết.
Truyền thông Pháp cho biết trong phong trào bắt nạt mạng này, trẻ sinh năm 2010 bị các em lớn hơn chế giễu cách ăn mặc và gu thẩm mỹ là thiếu chỉn chu, chín chắn. Tờ Voix du Nord đặt trụ sở tại Lille phỏng vấn Julie, một học sinh 11 tuổi, sau khi mẹ em phàn nàn rằng con gái của mình không đến trường vì sợ bị bắt nạt.
“Cháu không dùng mạng xã hội, song cháu hay đến sân trượt băng và những anh chị lớn tuổi hơn nói rằng các bạn sinh năm 2010 sẽ bị đánh hoặc bị bắt nạt nếu đến trường vào ngày 20/9 vì những video trên TikTok”, Julie nói.
99% ca Covid-19 tử vong ở Italy chưa tiêm chủng
Viện Y tế Quốc gia hôm 27/7 công bố gần 99% ca tử vong vì Covid-19 kể từ tháng 2 đến nay là người chưa được tiêm đủ hai mũi vaccine.
Đây là báo cáo thường kỳ về số người chết vì nhiễm nCoV do cơ quan y tế ban hành. Kể từ ngày 1/2 đến ngày 21/7, Italy ghi nhận 423 ca tử vong do Covid-19 ở những người đã tiêm chủng đầy đủ, chỉ chiếm 1,2% trong số 35.700 trường hợp tử vong. Như vậy, gần 99% người chết chưa tiêm chủng.
Báo cáo cũng cho thấy những người đã tiêm chủng đầy đủ vẫn tử vong chủ yếu là người già, độ tuổi trung bình là 88,6. Họ cũng có nhiều bệnh lý nền từ trước khi nhiễm virus.
Tuần trước, Italy thông báo người dân bắt buộc sử dụng chứng chỉ tiêm chủng hoặc miễn dịch khi đi ăn tại nhà hàng, tập gym, đến hồ bơi, bảo tàng và rạp chiếu phim.
Sau thông báo, số người đăng ký tiêm vaccine tăng rõ rệt, theo ghi nhận của giới chức Italy. Đến nay, gần 57% dân số trên 12 tuổi đã tiêm chủng đầy đủ. Bộ Y tế Italy báo cáo 24 ca tử vong vì Covid-19 hôm 27/7, cao hơn so với một ngày trước đó. Số ca nhiễm cũng tăng từ 3.000 lên 4.000.
Người dân đeo khẩu trang đi lại trên phố Via del Corso tại Rome, ngày 24/4. Ảnh: Reuters
Kể từ tháng 7, trước mối nguy từ biến thể Delta, nhiều nước châu Âu siết hạn chế thông hành và sử dụng dịch vụ với người chưa tiêm chủng. Các nước EU sử dụng công cụ khác nhau để phân biệt người đã và chưa tiêm vaccine, như thẻ xanh tại Italy hoặc giấy chứng nhận y tế tại Pháp.
Dù khác nhau về tên gọi, bản chất của chúng tương tự. Mỗi giấy chứng nhận chứa một mã QR, có thể in ra hoặc lưu trữ trên điện thoại. Chúng còn được truy cập thông qua ứng dụng điện thoại thông minh. Ban đầu, chứng chỉ tiêm chủng chủ yếu dùng để thông quan giữa các nước, song đến nay nó được mở rộng trong bối cảnh biến thể Delta lây lan mạnh.
Cựu Bộ trưởng Pháp bị truy tố tội tham nhũng Ngày 27/7, cơ quan công tố Paris cho biết đã quyết định truy tố nhân vật cánh hữu tiếng tăm - cựu Bộ trưởng Tư pháp của Pháp Rachida Dati do dính líu tới các giao dịch với cựu Chủ tịch tập đoàn sản xuất ô tô Renault-Nissan, ông Carlos Ghosn. Bà Dati bị cáo buộc nhận hối lộ gián tiếp qua một...