Pháp cảnh báo nguy cơ chiến tranh ở trung tâm châu Âu, nêu tính chất của ‘mối đe doạ Nga’
Pháp đã gọi Liên bang Nga là “mối đe dọa trực tiếp nhất” đối với lợi ích của nước này và sự ổn định của lục địa châu Âu trong tài liệu Đánh giá Chiến lược Quốc gia mới.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại cuộc gặp ở Paris ngày 8/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo The Kyiv Independent của Ukraine ngày 15/7 cho biết trong tài liệu Đánh giá Chiến lược Quốc gia mới được công bố ngày 14/7, Pháp cho rằng Liên bang Nga đang sử dụng mọi công cụ trong tay để phá hoại sự ủng hộ dành cho Ukraine và thách thức trật tự quốc tế vì lợi ích của chính mình, đồng thời chỉ ra các hoạt động phá hoại của Moskva (Moscow) trên khắp lục địa châu Âu.
Theo The Kyiv Independent, tài liệu Đánh giá Chiến lược Quốc gia này do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ủy quyền, nhằm xác định các mục tiêu và thách thức chiến lược của Paris đến năm 2030. Tài liệu nêu rõ việc ủng hộ Ukraine trước sự gây hấn của Liên bang Nga “đã trở thành ưu tiên chiến lược tức thời của hầu hết các quốc gia châu Âu”.
Kể từ khi Liên bang Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào năm 2022, các lãnh đạo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhiều lần cảnh báo về khả năng xảy ra xung đột công khai giữa liên minh quân sự do Mỹ đức đầu này và Moskva trong những năm tới.
Vào ngày 11/7 vừa qua, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Pháp, Tướng Thierry Burkhard, cho biết Liên bang Nga coi Pháp – một trong những quốc gia hỗ trợ quân sự chính cho Kiev – là “kẻ thù chính của họ ở châu Âu”.
“Trong những năm tới, và đến năm 2030, mối đe dọa chính đối với Pháp và châu Âu là nguy cơ xảy ra chiến tranh công khai ngay tại trung tâm châu Âu”, tài liệu Đánh giá Chiến lược Quốc gia cảnh báo.
Video đang HOT
Tài liệu cho biết Liên bang Nga đã tăng cường các cuộc tấn công mạng, hoạt động phá hoại và gián điệp nhằm vào Pháp và các đồng minh, đồng thời triển khai “toàn bộ năng lực chiến tranh quy ước” trong cuộc chiến chống lại Ukraine.
Pháp cũng cảnh báo rằng Liên bang Nga đang tìm cách làm nản lòng các đồng minh của Ukraine trong việc tăng cường hỗ trợ quân sự, đồng thời củng cố các mối quan hệ với Trung Quốc, Iran và Triều Tiên.
“Cuối cùng, Moskva vẫn tiếp tục tái vũ trang với mục tiêu tăng quân số thêm 300.000 binh sĩ, 3.000 xe tăng và 300 máy bay chiến đấu vào năm 2030. Chi tiêu quân sự của họ hiện chiếm gần 40% ngân sách quốc gia”, tài liệu Đánh giá Chiến lược Quốc gia của Pháp nêu rõ.
Phản ánh về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử, tài liệu thừa nhận rằng Washington đang theo đuổi một “chính sách đối ngoại khó lường hơn” và điều này sẽ có hậu quả lớn đối với NATO và cuộc chiến giữa Liên bang Nga và Ukraine.
Mặc dù ban đầu chỉ trích NATO và miễn cưỡng phê duyệt viện trợ quân sự mới cho Ukraine, nhưng trong những ngày gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đã thay đổi quan điểm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu họp báo tại Nhà Trắng. Ảnh: THX/TTXVN
Sau cuộc gặp với Tổng thư ký NATO Mark Rutte tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã rút lại tuyên bố trước đây rằng liên minh quân sự này đã lỗi thời, và ca ngợi quyết định gần đây tại hội nghị thượng đỉnh ở The Hague nâng mức chi tiêu quốc phòng mục tiêu lên 5%.
Hai nhà lãnh đạo cũng vạch ra một kế hoạch để NATO mua vũ khí chất lượng cao của Mỹ, bao gồm cả hệ thống phòng không Patriot nhằm cung cấp cho Ukraine, giúp nước này chống lại Liên bang Nga và đẩy lùi các cuộc tấn công bằng tên lửa cũng như thiết bị bay không người lái (UAV) ngày càng dữ dội của Liên bang Nga.
Phát biểu tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng ngày 14/7, Tổng thống Trump nói: “Chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận hôm nay: chúng tôi sẽ gửi cho họ (Ukraine) vũ khí, và họ (châu Âu) sẽ chi trả. Mỹ sẽ không thanh toán bất kỳ khoản nào. Chúng tôi sẽ không mua, nhưng chúng tôi sẽ sản xuất, và họ (châu Âu) sẽ trả tiền cho số đó”.
Khi được hỏi rằng khi nào số vũ khí đó, bao gồm cả hệ thống Patriot, sẽ đến Ukraine, Tổng thống Trump trả lời rằng: “Chúng tôi sẽ có một số (vũ khí) được chuyển đến rất sớm, chỉ trong vài ngày tới” và cho biết thêm là các quốc gia châu Âu hiện đang sở hữu hệ thống Patriot sẽ chuyển giao chúng cho Ukraine.
“Chúng sẽ bắt đầu đến rất sớm”, ông Trump nói.
Tổng Thư ký NATO Mark Rutte cho biết thêm đợt viện trợ tiếp theo cho Ukraine sẽ bao gồm nhiều loại thiết bị quân sự hơn ngoài hệ thống tên lửa Patriot.
Nhiều quốc gia châu Âu tìm cách mở rộng nghĩa vụ quân sự 'kiểu mới'
Trước tình trạng thiếu hụt binh sĩ và nhu cầu củng cố quốc phòng, nhiều quốc gia châu Âu đang tính tới việc mở rộng và tái áp dụng nghĩa vụ quân sự.
Thế hệ trẻ, lực lượng trực tiếp thực hiện nghĩa vụ, được cho là yếu tố then chốt để bảo đảm nguồn nhân lực bền vững.
Một nhóm binh sĩ trẻ của Đức. Ảnh minh họa: DW
Theo tờ Politico ngày 30/6, Đức - quốc gia có quy mô quân đội lớn nhất châu Âu - đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt binh sĩ nghiêm trọng. Dù đã cam kết tăng chi tiêu quốc phòng lên mức kỷ lục, Bundeswehr (lực lượng vũ trang liên bang Đức) hiện vẫn thiếu khoảng 50.000 quân so với mục tiêu 230.000-240.000 binh sĩ mà chính phủ liên minh đặt ra.
Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đề xuất xây dựng một mô hình nghĩa vụ quân sự "kiểu mới" dựa trên kinh nghiệm của Na Uy. Theo cách làm này, tất cả công dân 18 tuổi sẽ được đánh giá khả năng phục vụ quân đội, nhưng chỉ một tỷ lệ nhỏ thực sự được chọn nhập ngũ. Tính chọn lọc này vừa giữ được các yếu tố tự nguyện, vừa khiến nghĩa vụ quân sự trở nên hấp dẫn hơn trong mắt người trẻ.
Trên thực tế, mô hình Na Uy được nhiều chuyên gia đánh giá là phù hợp với nhu cầu của quân đội hiện đại, khi không còn cần lực lượng đông như các cuộc chiến tranh truyền thống. Thụy Điển và Litva cũng đã áp dụng hình thức tương tự, còn Anh - quốc gia đã bãi bỏ nghĩa vụ quân sự từ lâu - hiện cũng đang cân nhắc khôi phục một phần để giải quyết bài toán thiếu hụt binh sĩ.
Tuy nhiên, câu hỏi lớn đặt ra là liệu thanh niên Đức có sẵn sàng hưởng ứng như thanh niên Na Uy. Nếu số quân cần tuyển vượt xa số lượng tự nguyện, chính phủ có buộc phải áp dụng nghĩa vụ bắt buộc hay không? Đây vẫn là chủ đề gây tranh luận trong nội bộ chính trường Đức khi các đảng phái chưa tìm được tiếng nói chung.
Không chỉ riêng Đức, nhiều nước châu Âu khác cũng đang chật vật trong nỗ lực tuyển quân. Tại Anh, lực lượng vũ trang hiện có khoảng 148.000 quân nhân nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu tuyển mới, dù đã chi tiền cho các chiến dịch quảng bá hình ảnh rất chuyên nghiệp. Ngay cả ở những nước có nghĩa vụ quân sự, viễn cảnh phục vụ quốc gia cũng chưa đủ sức giữ chân người trẻ lâu dài. Trong bức tranh đó, Na Uy vẫn được coi là ngoại lệ, khi một phần tư lính nghĩa vụ tự nguyện tiếp tục gắn bó với quân đội.
Nhìn vào thực tế này, nhiều chuyên gia cho rằng một trong những điểm mấu chốt nằm ở việc lắng nghe chính những người trẻ. Theo bà Elisabeth Braw, thành viên cấp cao Hội đồng Đại Tây Dương, các cuộc thảo luận về nghĩa vụ quân sự thường chỉ xoay quanh mô hình, ngân sách, cách vận hành hay chiến dịch truyền thông. Trong khi đó, nhóm trực tiếp thực hiện nghĩa vụ - là thế hệ trẻ - lại hiếm khi được hỏi ý kiến.
Bà Braw cho rằng: "Việc bảo vệ đất nước hiện nay phụ thuộc vào thế hệ trẻ, nhưng chúng ta gần như không mời họ đóng góp ý tưởng". Theo bà, cũng giống như việc các chính phủ tham khảo ý kiến chuyên gia để hoạch định chính sách an ninh, các nhóm nghiên cứu về nghĩa vụ quân sự cũng cần có sự tham gia của thanh niên. Điều này không chỉ dừng ở các quyền lợi cơ bản như chỗ ở hay phúc lợi, mà còn là cách để họ thấy nghĩa vụ quân sự thực sự có giá trị. Chẳng hạn, việc đào tạo bằng lái xe trong thời gian huấn luyện có đủ sức thu hút không? Làm thế nào để lôi cuốn những người trẻ trong lĩnh vực công nghệ trở thành một phần của lực lượng quốc phòng? Và làm sao để xã hội hiểu đúng vai trò, đóng góp của quân đội?
Bà Braw cho rằng thế hệ trẻ không chỉ là lực lượng nhập ngũ tiềm năng, mà còn là những người sẽ quản lý và định hướng đất nước trong tương lai. Bất cứ chính sách nào được thông qua hôm nay cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin và cam kết của thế hệ trẻ đối với an ninh quốc gia.
Israel lập kỷ lục về xuất khẩu quốc phòng trong năm 2024 Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Bộ Quốc phòng Israel ngày 4/6 công bố số liệu cho biết xuất khẩu quốc phòng của nước này trong năm 2024 đạt mức cao nhất mọi thời đại - hơn 14,7 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2023, đánh dấu năm thứ tư liên tiếp lập kỷ lục mới trong lĩnh vực này. Binh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Na Uy và hành trình chuyển đổi hoàn toàn sang xe điện

Mở đường bay thẳng nối 2 thủ đô của Nga và Triều Tiên

Nghị sĩ Ukraine: Thiếu vũ khí không phải là thách thức lớn nhất

Thủ tướng Israel hy vọng sớm hoàn tất thỏa thuận con tin ở Gaza

Điện Kremlin: 'Nước Đức đang nguy hiểm trở lại'

Đan Mạch cung cấp dịch vụ vệ tinh châu Âu cho quân đội Ukraine

Căng thẳng thương mại Mỹ EU: Tổng thống Trump đang nắm thế trận?

Tuyên bố mới của Tổng thống Trump về Nga gây phản ứng trái chiều

Các nhà khoa học Nga phát triển công nghệ sản xuất nhiên liệu sạch từ vi tảo

Cuba: Nguồn thức ăn chăn nuôi từ ruồi lính đen

Vì sao Tổng thống Trump thúc ép Fed hạ lãi suất xuống 1% có thể gây rủi ro cho kinh tế Mỹ?

Xung đột Hamas - Israel: Israel điều chỉnh lập trường đàm phán ngừng bắn tại Gaza
Có thể bạn quan tâm

Britney Spears gây sốc khi công khai có con gái?
Sao âu mỹ
21:35:52 15/07/2025
Vất vả 8 năm mới có mụn con, cặp đôi diễn viên nổi tiếng hạnh phúc mừng thôi nôi con gái
Sao việt
21:31:17 15/07/2025
Nam rapper nhận án tù vì tội đấm người
Sao châu á
21:19:54 15/07/2025
Hot girl pickleball xinh đẹp mới nổi khiến fan xao xuyến
Netizen
21:18:52 15/07/2025
Giá lăn bánh Mitsubishi Xpander Cross chạm đáy, rẻ chưa từng có, SUV hạng B rẻ nhất, Suzuki XL7 hụt hơi với doanh số
Ôtô
21:16:03 15/07/2025
Tỏa sáng mùa hè cùng sắc xanh sky blue mát lạnh
Thời trang
21:15:01 15/07/2025
Huyền thoại Ronaldo ca ngợi Messi
Sao thể thao
21:14:58 15/07/2025
Triệu tập, khám xét khẩn cấp nơi ở của trùm giang hồ Ý 'ẻng' ở Thanh Hóa
Pháp luật
20:41:42 15/07/2025
Clip trâu 'điên' lao ra đường, húc gãy xương sườn người phụ nữ ở Thanh Hóa
Tin nổi bật
20:37:46 15/07/2025
Liệu não người có thể cạn kiệt bộ nhớ?
Sức khỏe
20:30:41 15/07/2025