Pháp cảnh báo khủng hoảng ngoại giao chưa từng có với Mỹ và Australia
Ngoại trưởng Pháp cho biết nước này đang rơi vào cuộc khủng hoảng ngoại giao chưa từng có với Mỹ và Australia sau thỏa thuận lịch sử về hợp tác tàu ngầm.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian (Ảnh: Tehran Times).
“Việc lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ giữa Mỹ và Pháp, chúng tôi triệu hồi đại sứ để tham vấn là một hành động chính trị nghiêm trọng cho thấy mức độ của cuộc khủng hoảng hiện nay giữa hai quốc gia và với cả Australia”, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói với kênh truyền hình France 2 hôm 18/9.
Pháp ngày 17/9 đã triệu hồi hai đại sứ của Pháp tại Mỹ và Australia trở về Paris để tham vấn, 2 ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Australia Scott Morrison công bố một thỏa thuận hợp tác an ninh – quốc phòng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hay còn gọi là thỏa thuận AUKUS. Đây được cho là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại Pháp có động thái gay gắt như vậy.
Chính phủ Pháp nói rằng họ cảm thấy “bị phản bội” khi Australia hủy thỏa thuận đóng 12 tàu ngầm truyền thống ước tính 65 tỷ USD với Pháp, thay vào đó đạt thỏa thuận mới với Mỹ và Anh về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Giới chức Pháp nói rằng họ không được báo trước về quyết định hủy thỏa thuận đóng tàu ngầm của Australia. Tuy nhiên, giới chức Australia khẳng định, họ đã nói rõ với Paris rằng thỏa thuận có thể bị hủy.
Ngay sau khi lãnh đạo Mỹ, Anh và Australia công bố thỏa thuận AUKUS, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp đã ra tuyên bố đầy giận dữ. Ông Le Drian thậm chí gọi đó là “cú đâm sau lưng” của các đồng minh.
Video đang HOT
Nhà ngoại giao Pháp mô tả việc triệu hồi các đại sứ là hành động “mang tính biểu tượng” nhằm “cho thấy Pháp bất bình như thế nào”.
Ngoại trưởng Pháp hôm qua cho biết “một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng” đang diễn ra giữa các đồng minh. “Họ không thể chơi theo cách như vậy trong một liên minh”, ông Le Drian nói.
Ngoại trưởng Le Drian cho biết Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vẫn chưa nói chuyện với Tổng thống Mỹ Joe Biden về thỏa thuận tàu ngầm gây tranh cãi.
Ông Le Drian cũng chỉ trích chủ nghĩa cơ hội từ Anh khi hợp lực với Mỹ và Australia trong thỏa thuận mới. Ông cho biết NATO sẽ phải tính đến những gì đã xảy ra khi xem xét lại chiến lược tại hội nghị thượng đỉnh ở Madrid vào năm tới.
“Chúng tôi đã triệu hồi các đại sứ của mình tại Canberra và Washington để đánh giá lại tình hình. Với Anh thì không cần. Chúng tôi biết chủ nghĩa cơ hội thường xuyên của họ. Vì vậy, không cần phải triệu hồi đại sứ của chúng tôi để tham vấn”, ông Le Drian lý giải việc Pháp không triệu hồi đại sứ tại Anh.
Đại sứ Pháp tại Australia Jean-Pierre Thebault cũng cho rằng thỏa thuận AUKUS “là một sai lầm rất lớn, một cách xử lý rất tồi tệ trong quan hệ đối tác”.
Mỹ và Anh đã tìm cách xoa dịu Pháp. Tổng thống Joe Biden khẳng định, Pháp vẫn là “đối tác và đồng minh quan trọng” ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Trong khi đó, Ngoại trưởng Australia Marise Payne nói, Canberra hiểu được sự thất vọng của Paris và hy vọng tiếp tục hợp tác với Pháp.
AUKUS được đánh giá là nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, song đã khiến Pháp “phật lòng”. Việc tuột mất thỏa thuận tàu ngầm tỷ USD với Australia có thể tác động mạnh đến ngành sản xuất quốc phòng của Pháp, ngoài ra nó có thể khiến Pháp thua thiệt về mặt chiến lược ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nơi Pháp có những lợi ích quan trọng.
Quân đội Myanmar cử đại diện đến Thái Lan bàn khủng hoảng
Ngoại trưởng do quân đội Myanmar bổ nhiệm tới Thái Lan hôm nay, trong bối cảnh các nước láng giềng tăng cường nỗ lực giải quyết khủng hoảng nước này.
Nguồn tin chính phủ Thái Lan cho biết "ngoại trưởng" Wunna Maung Lwin đến đàm phán về các nỗ lực ngoại giao của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi những người phản đối đảo chính tiếp tục biểu tình ở Myanmar. Ông Wunna Maung Lwin, một đại tá về hưu, từng là ngoại trưởng Myanmar từ năm 2011 đến 2016.
Indonesia đi đầu trong nỗ lực định hướng con đường giải quyết khủng hoảng Myanmar với sự giúp đỡ của các thành viên ASEAN, nhưng kế hoạch của họ dường như đã bị chững với việc Ngoại trưởng Retno Marsudi, người đang ở Thái Lan, hủy chuyến đi Myanmar.
Ông Wunna Maung Lwin chuẩn bị phát biểu tại Liên Hợp Quốc năm 2015, trong vai trò ngoại trưởng Myanmar. Ảnh: Reuters .
Indonesia trước đó đề xuất kế hoạch các thành viên ASEAN gửi giám sát viên tới Myanmar để đảm bảo quân đội tuân thủ lời hứa tổ chức bầu cử công bằng, các nguồn tin cho biết.
"Sau khi tính đến các diễn biến hiện tại và tín hiệu từ các nước ASEAN khác, đây không phải thời điểm lý tưởng để tiến hành chuyến thăm", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia nói trong cuộc họp báo tại Jakarta.
Hôm qua, hàng trăm người biểu tình tụ tập bên ngoài đại sứ quán Indonesia ở Yangon để phản đối cuộc bầu cử mới, yêu cầu các lá phiếu họ bỏ tháng 11 phải được công nhận. Liên minh Quốc gia Tương lai, nhóm hoạt động có trụ sở tại Myanmar, cho rằng chuyến thăm của Ngoại trưởng Retno sẽ đồng nghĩa Indonesia "công nhận chính quyền quân sự".
Nhóm yêu cầu quan chức nước ngoài chỉ gặp Htin Lin Aung, thành viên ủy ban đại diện cho các thành viên bị lật đổ của quốc hội, được biết đến với tên viết tắt là CRPH, bởi đây là "quan chức chịu trách nhiệm duy nhất về quan hệ đối ngoại".
Myanmar tuần này tiếp tục chứng kiến các cuộc biểu tình lớn và một cuộc tổng đình công phản đối đảo chính, yêu cầu trả tự do cho Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, bất chấp cảnh báo từ chính quyền rằng cuộc đối đầu có thể khiến người dân thiệt mạng.
"Nền kinh tế không ổn, đang trong tình trạng suy thoái. Mọi chuyện sẽ chỉ trở lại bình thường khi quân đội trao lại quyền lực cho bên chiến thắng mà chúng tôi đã bỏ phiếu chân thành", Win Thein, 56 tuổi, chủ cửa hàng điện tử ở Yangon, cho biết.
Quân đội chưa đưa ra khung thời gian cho cuộc bầu cử mới, nhưng họ đã áp đặt tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm, vì vậy rất có thể bầu cử diễn ra sau đó. Tuy nhiên, đảng của bà Suu Kyi, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử cuối năm ngoái và bị quân đội cáo buộc gian lận, và những người ủng hộ đảng này muốn chiến thắng được công nhận.
Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing, người hiện đứng đầu chính quyền quân sự, đã kêu gọi cắt giảm chi tiêu nhà nước và nhập khẩu, đồng thời gia tăng xuất khẩu để vực dậy nền kinh tế ốm yếu. Ông không liên kết biểu tình với các vấn đề kinh tế, nhưng nói rằng chính quyền đang đi theo con đường dân chủ và cảnh sát đã sử dụng vũ lực tối thiểu.
Trung Quốc bơm 14 tỷ USD tiền mặt đối phó khủng hoảng địa ốc Evergrande Động thái này diễn ra trong bối cảnh tập đoàn bất động sản lớn số 2 Trung Quốc, Evergrande đứng trước nguy cơ sụp đổ khiến các nhà đầu tư lo ngại về "sức khỏe" của thị trường bất động sản và tín dụng. Nhân viên an ninh tạo thành hàng rào trước trụ sở chính của China Evergrande, nơi nhiều người tập...