Pháp bỏ lệnh đeo khẩu trang, bỏ giới nghiêm sớm hơn dự kiến
Pháp bỏ quy định đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà từ ngày mai 17-6 và sẽ dỡ bỏ lệnh giới nghiêm ban đêm từ ngày 20-6 tới, tức sớm hơn 10 ngày so với kế hoạch ban đầu.
Nhà hàng Au Petit Riche ở Paris ngày 9-6, ngày đầu tiên được mở cửa trở lại – Ảnh: REUTERS
Công bố thông tin trên ngày 16-6, Thủ tướng Pháp Jean Castex cho biết việc điều chỉnh kế hoạch nới lỏng các biện pháp hạn chế căn cứ trên tình hình dịch bệnh đã có sự chuyển biến tích cực trên khắp cả nước.
Cụ thể, lệnh giới nghiêm từ 23h mỗi tối sẽ được dỡ bỏ từ ngày 20-6. Trong khi đó, người dân chỉ bắt buộc phải đeo khẩu trang khi đến nơi đông người hoặc trong sân vận động.
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 20h tối 16-6 (giờ Việt Nam), Pháp ghi nhận tổng cộng 5.744.589 ca mắc COVID-19, bao gồm 110.530 ca tử vong. Trong 1 tuần qua, số ca nhiễm mới tại Pháp đã giảm tới 42%. Trong khi đó, chương trình tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 tại nước này đã đạt nhiều kết quá đáng khích lệ sau giai đoạn đầu khởi động chậm chạp.
Đến nay, hơn 30 triệu người, tương ứng 58% người trưởng thành, đã được tiêm chủng ít nhất 1 mũi vắc xin và có khoảng 27,4% số người trưởng thành đã tiêm đủ liều vắc xin ngừa COVID-19.
Video đang HOT
Thủ tướng Castex cho biết Chính phủ Pháp đặt mục tiêu hoàn tất tiêm chủng cho khoảng 35 triệu người, tương đương hơn 50% dân số, đến trước cuối mùa hè này.
Thủ tướng Castex vừa phải tự cách ly trong vòng 7 ngày sau khi vợ ông có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 vào tối 9-6.
Pháp đã bắt đầu nới lỏng các hạn chế để chống dịch bệnh COVID-19 từ ngày 9-6 vừa qua sau khi ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày giảm đáng kể sau một mùa đông tồi tệ.
Các nhà hàng tại Pháp đã được phép bắt đầu mở cửa phục vụ khách trong nhà từ ngày 9-6, lần đầu tiên kể từ tháng 10-2020, khi Pháp phải phong tỏa lần thứ 3.
Chính phủ nước này đã giải ngân hàng tỉ euro để hỗ trợ nhà hàng và các công ty khác buộc phải đóng cửa nhằm giảm lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên, hàng ngàn nhà hàng đang phải đối mặt với những khoản nợ khổng lồ trong khi triển vọng thu nhập trong thời gian tới không khả quan.
Các nhà hàng được bảo hiểm trả tiền
Công ty bảo hiểm Axa của Pháp cho biết sẽ chi trả 300 triệu euro (370 triệu USD) cho khoảng 15.000 nhà hàng yêu cầu bảo hiểm một phần những thiệt hại của mình do các biện pháp phong tỏa chống đại dịch COVID-19.
Thỏa thuận trên đạt được trong bối cảnh Axa đã phải đối mặt với một loạt vụ kiện tụng từ các chủ nhà hàng, nói rằng công ty bảo hiểm này đang tìm cách tránh né nghĩa vụ hợp đồng khiến kế sinh nhai của họ đứng trước nguy cơ. Hầu hết các vụ kiện đã thành công.
Tổng cộng có khoảng 1.500 vụ kiện chống lại Axa. Trong đó, bên nguyên đơn đòi bồi thường thông qua các chính sách của Axa liên quan đến việc phải “đóng cửa do các quyết định hành chính” vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có lý do y tế.
Axa bác bỏ lập luận này và viện dẫn một điều khoản đặc biệt rằng quy định đóng cửa phải áp dụng riêng cho ngành nhà hàng mới được bảo lãnh, loại trừ quyết định đóng cửa do tình trạng khẩn cấp y tế nói chung.
Chủ nhà hàng Parisian, ông Stephane Manigold, người đầu tiên đứng ra kiện Axa liên quan đến việc này, đã nhận được 70.000 euro vào tháng 5-2020 để chi trả cho các thiệt hại tại chuỗi nhà hàng 2 sao và 3 sao của ông.
Giám đốc điều hành (CEO) của Axa, ông Thomas Buberl phát biểu trên đài Europe 1: “Đây không phải là đền bù, mà là một giao dịch. Chúng tôi muốn đồng hành với khách hàng của mình trong giai đoạn mở cửa trở lại và điều quan trọng là hãy để khó khăn này lại phía sau”.
Thủ tướng Nhật Bản xin lỗi các công nhân xây dựng bị phơi nhiễm amiăng
Ngày 18/5, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã có cuộc gặp với các nguyên đơn trong 4 vụ kiện tập thể của các công nhân xây dựng bị ung thư phổi và các căn bệnh khác vì bị phơi nhiễm amiăng.
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide phát biểu tại cuộc họp báo ở Tokyo. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cuộc gặp tại Văn phòng Thủ tướng, ông Suga đã đưa ra lời xin lỗi, đồng thời cho biết "Theo phán quyết của Tòa án Tối cao, chúng tôi muốn đạt được thỏa thuận cơ bản hướng tới một giải pháp nhanh chóng cho dù hoàn toàn tôn trọng ý kiến của các bạn".
Cuộc gặp trên diễn ra chỉ một ngày sau khi Tòa án Tối cao Nhật Bản ra phán quyết có lợi cho khoảng 500 nguyên đơn trong 4 vụ kiện tập thể đòi chính phủ đền bù cho các tổn hại sức khỏe do bị phơi nhiễm amiăng.
Trong phán quyết đó, Tòa án Tối cao Nhật Bản khẳng định chính phủ đã lơ là trách nhiệm trong việc bảo vệ các công nhân xây dựng khỏi bị mắc bệnh ung thư phổi và các căn bệnh khác có liên quan tới amiăng. Các nhà sản xuất các vật liệu xây dựng có chứa amiăng cũng phải chịu trách nhiệm ở mức độ nhất định.
Tòa án nhấn mạnh đáng ra các cơ quan chức năng cần phải cảnh báo về các nguy hại của amiăng vào tháng 10/1975 thông qua các nhãn hiệu trên các vật liệu xây dựng hoặc tại các công trường xây dựng, và cần phải khuyến cáo các công nhân đeo khẩu trang chống bụi.
Theo hãng tin Kyodo, để khép lại các vụ kiện này, liên minh cầm quyền của đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Công minh đã quyết định đề xuất chính phủ chi trả tiền đền bù từ 5,5 triệu yen (50.000 USD) tới 13 triệu yen cho mỗi nạn nhân bị phơi nhiễm amiăng.
Trong khi đó, theo hãng tin Jiji Press, các nguyên đơn trong vụ kiện này đã chấp thuận đề xuất của liên minh cầm quyền. Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ lập quỹ để trả tiền đền bù cho các nạn nhân bị phơi nhiễm amiăng khác ngoài các nguyên đơn trong các vụ kiện trên.
Kể từ năm 2008, hàng loạt đơn kiện tập thể, với sự tham gia của tổng cộng 1.200 nguyên đơn (tính đến tháng 4/2021), đã được nộp lên các tòa án ở khắp Nhật Bản để đòi chính phủ và các nhà sản xuất vật liệu xây dựng phải đền bù cho những tổn hại sức khỏe vì phơi nhiễm amiăng ở các công trường xây dựng, trong đó có 4 đơn kiện mà Tòa án Tối cao Nhật Bản ra phán quyết trong ngày 17/5.
Bốn đơn kiện này được Tòa án Tối cao Nhật Bản xem xét sau khi các phiên tòa phúc thẩm ra các phán quyết khác nhau về trách nhiệm của chính phủ và các nhà sản xuất vật liệu xây dựng trong vấn đề này.
Trung Quốc đếm thừa 14 triệu trẻ em khi thống kê dân số? Giới quan sát đã đặt ra những hoài nghi về số liệu điều tra dân số của Trung Quốc sau khi phát hiện sự chênh lệch số liệu về trẻ em sinh ra trong giai đoạn thống kê. Học sinh Trung Quốc đeo khẩu trang trong khi tham gia giờ học thể dục ngoài trời (Ảnh minh họa: Weibo). Cục Thống kê Quốc...