Pháp bỏ lệnh cấm lăng mạ tổng thống
Người Pháp kể từ giờ có thể tự do xúc phạm tổng thống của họ nếu muốn, sau khi quốc hội dỡ bỏ một lệnh cấm lăng mạ nguyên thủ có từ hơn 130 năm nay.
Ông Francois Holland, bấy giờ là ứng cử viên tổng thống Pháp, bị một người phụ nữ ném bột khi đang phát biểu. Ảnh: AP
Theo đạo luật mới sửa đổi, tổng thống Pháp từ nay sẽ phải đến tòa án nếu ông hay bà ta cảm thấy bị xúc phạm và chứng minh được có sự phỉ báng hoặc vu khống. Đây sẽ là một quá trình pháp lý phức tạp và kéo dài hơn nhiều so với trước.
Theo BBC, quốc hội Pháp hôm qua nhất trí sửa đổi điều luật tồn tại từ năm 1881, để ủng hộ tự do ngôn luận. Trước đó, bất cứ ai cố gắng xúc phạm nguyên thủ quốc gia đều có nguy cơ bị phạt.
Lệnh cấm gây tranh cãi này được sử dụng năm 2008 nhằm vào một người đàn ông cầm biểu ngữ chống tổng thống bấy giờ là Nicolas Sarkozy. Biểu ngữ có nội dung “Biến đi, đồ đê tiện”.
Ông này ngay lập tức bị bắt giữ, bị kết tội xúc phạm và phạt 40 USD vì phỉ báng lãnh đạo Pháp. Sau đó, việc này bị Tòa án Nhân quyền châu Âu coi là vi phạm tự do ngôn luận.
Video đang HOT
Theo VNE
Scandal các nguyên thủ (K5): "Hoa hồng gai" Yulia Tymoshenko
Trong vòng 3 năm trở lại đây, dường như tất cả những sự kiện chấn động từ Ukraine đều xoay quanh một người phụ nữ đặc biệt, đó là bà Yulia Tymoshenko.
" Nữ hoàng Cách mạng Cam "
Bà Tymoshenko là một thí dụ điển hình về một chính trị gia tại Đông Âu thời kì hậu Xô Viết. Trong bối cảnh một quốc gia mới chập chững bước vào cuộc phiêu lưu mang tên kinh tế thị trường và nền chính trị đa đảng, sự thành công ngoạn mục về quản lý kinh tế của nữ doanh nhân Tymoshenko vào thập niên 90 là tiền đề hiển nhiên giúp bà xâm nhập chính trường.
Tymoshenko được mệnh danh là "Nữ hoàng khí đốt" vì đã tiên phong lập ra Tập đoàn Xăng dầu Ukraine năm 1991 và Hệ thống Năng lượng thống nhất Ukraine năm 1995. Người đàn bà nhỏ nhắn với mái tóc vàng thắt bím quyến rũ này cũng từng được tạp chí Forbes bình chọn là người phụ nữ quyền lực hàng thứ ba trên thế giới năm 2005, sau chiến thắng của liên minh giữa bà và Thủ tướng Yuschenko trong cuộc Cách mạng Cam năm 2004.
Bà đóng vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp quần chúng biểu tình làm đảo ngược kết quả bầu cử, đưa ông Yuschenko lên làm Tổng thống Ukraine. Sau thắng lợi này, Yulia Tymoshenko đã nghiễm nhiên trở thành vị nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Ukraine.
Một cuộc biểu tình ủng hộ bà Tymoshenko.
Tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn, sự nghiệp chính trị của bà Tymoshenko đã xuất hiện hàng loạt rạn nứt. Đây cũng là hậu quả tất yếu của một chính trường cực kỳ phức tạp với sự giằng co giữa những nhóm lợi ích khác nhau, cùng với bóng ma của tham nhũng và lũng đoạn.
Mở đầu là sự trở mặt từ đồng minh thành đối thủ giữa bà Tymoshenko và ông Yushschenko trong cuộc đua giành ghế tổng thống, trong đó cả 2 đều thất bại trước ông Viktor Yanukovich, nhưng bà Tymoshenko cho thấy một ưu thế vượt trội và một lần nữa được nắm chức thủ tướng.
Bà Tymoshenko làm thủ tướng Ukraine trong 2 nhiệm kỳ: từ 24-1 tới 8-9-2005 và từ 8-12-2007 tới 4-3-2010. Ảnh hưởng của bà đối với quần chúng khiến tất cả các phe phái đều phải kiêng dè, nhưng cũng rất có thể vì lý do này, một loạt tai vạ đã rơi xuống đầu bà Tymoshenko ngay trong năm 2010.
Scandal liên tiếp
Từ tháng 5-2010 đến nay, hàng loạt những vụ khởi tố hình sự nối tiếp nhau nhắm vào bà Tymoshenko. Ban đầu, người ta bới lại những hành vi phạm pháp về kinh tế của bà trong thập niên 90. Trong thời gian này bà Tymoshenko bị cáo buộc các tội danh như hối lộ tòa án tối cao, lạm dụng quyền lực gây hại cho lợi ích quốc gia, tham nhũng...
Ngày 11-10-2011, bà bị tuyên án tội lạm dụng quyền lực và bị kết án 7 năm tù, phải bồi thường 188 triệu USD. Nhưng bà Tymoshenko không phải tay vừa. Trong thời gian bị giam giữ và kháng án, bà Tymoshenko không ngừng tạo ra thêm những scandal mới khuấy động sự chú ý của dư luận khi lớn tiếng chỉ trích hệ thống pháp luật Ukraine, tố cáo ngược hành vi bạo hành, ngược đãi của cơ quan công quyền, 2 lần tuyệt thực để phản kháng...
Cũng trong thời gian này, bà Tymoshenko lại liên tiếp bị cáo buộc các tội danh mới như xúc phạm tòa án, trốn thuế, tham nhũng và nghiêm trọng nhất là nghi án ám sát nghị sĩ Yevhen Shcherban, vợ ông và 2 người khác vào năm 1996.
Những lời kêu cứu, phản kháng của bà Tymoshenko một mặt đã đưa bà vào vòng xoáy của những phiên xử án kéo dài không dứt, một mặt khiến hình ảnh của Ukraine trở nên hết sức xấu xí đối với phần còn lại của châu Âu nói riêng và thế giới nói chung.
Vụ án Tymoshenko không còn là vấn đề nội bộ của Ukraine nữa mà trở thành một nút thắt rất khó tháo gỡ trong quan hệ ngoại giao giữa Ukraine và châu Âu cũng như Nga. Nhất cử nhất động của các bên liên quan cũng trở thành đề tài tranh cãi về sự tồn tại của âm mưu chính trị, sự bành trướng của Nga, các nhóm lợi ích về năng lượng khí đốt và thậm chí, tái hiện sự ám ảnh về cuộc chiến tranh lạnh trong quá khứ.
Đức và nhiều nước châu Âu khác đã khá sốt sắng lên tiếng can thiệp, đòi điều tra về tình trạng bạo hành, xâm phạm nhân quyền đối với bà Tymoshenko trong tù.
Vào năm 2012, giải bóng đá Euro đồng tổ chức tại Ukraine và Ba Lan cũng suýt bị tẩy chay do những cáo buộc chính quyền Ukraine vi phạm nhân quyền với bà Tymoshenko. Tại mỗi phiên xử, luôn có một lực lượng cảm tình viên rất đông ủng hộ cho bà Tymoshenko bên ngoài tòa án.
Vụ scandal pháp lý của Tymoshenko có thể sẽ còn kéo dài thêm vài năm nữa cùng với sự tranh cãi không biết bao giờ mới chấm dứt. Nếu bị kết án, bà Tymoshenko có thể bị xử tù chung thân, và sự nghiệp chính trị chắc chắn đi vào ngõ cụt.
Trong trường hợp bà Tymoshenko được ân xá, hậu quả cũng khá nghiêm trọng và khó hồi phục. Có lẽ sau cùng ngay cả tham vọng lớn cũng như tính cương quyết của bà Tymoshenko cũng không thể cứu vãn được cuộc đời và sự nghiệp một thời hào hùng của "Nữ hoàng Cách mạng Cam".
Theo SGĐT
Scandal các nguyên thủ (K4): Petr Necas-Quýt làm, cam chịu Thủ tướng CH Séc Petr Necas vừa buộc phải từ chức vì một vụ bê bối leo thang liên quan đến cáo buộc tham nhũng, gián điệp của nữ Tham mưu Trưởng Jana Nagyova. Quyền mất, tình tan Thủ tướng Petr Necas đưa thông báo gây xôn xao dư luận vào cuối ngày 16-6. Trước đó vài ngày, cảnh sát đã lục soát...