Pháp bị tụt hạng tín nhiệm tín dụng
Moody’s đã hạ một bậc xếp hạng tín nhiệm tín dụng của Pháp, từ mức cao nhất AAA xuống AA1 – Ảnh: Reuters
Moody’s đã hạ môt bậc xếp hạng tín nhiệm tín dụng của Pháp, từ mức cao nhất AAA xuống AA1, do lo ngại viễn cảnh bất ổn về chi tiêu ngân sách và tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế lớn thứ 2 châu Âu này, theo tin tức từ Reuters ngày 20.11.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm tín dụng quốc gia của Mỹ Moody’s đưa ra những đánh giá tiêu cực về nền kinh tế Pháp do “tính cạnh tranh của nền kinh tế này đã sụt giảm mạnh mẽ”, xuất phát từ việc các doanh ngiệp liên tục kêu ca rằng chi phí nhân công cao khiến xuất khẩu gặp khó.
“Yếu tố đầu tiên khiến Moody’s hạ một bậc xếp hạng tín dụng của Pháp chính là rủi ro từ tăng trưởng kinh tế của nước này, vốn đang phải đối mặt với các thách thức kéo dài về cơ cấu kinh tế”, Reuters trích dẫn thông báo của Moody’s cho hay.
“Các thách thức này bao gồm sự thiếu linh hoạt của thị trường lao động – dịch vụ, và sự thiếu sáng tạo. Điều đó đã làm cho kinh tế Pháp suy yếu, mất tính cạnh tranh và hủy hoại ngành công nghiệp vốn dựa vào xuất khẩu”, Moody’s nói thêm.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Pierre Moscovici cho biết việc bị rớt hạng sẽ là động lực để chính phủ mới hoạt động được sáu tháng của đảng Xã hội tiếp tục theo đuổi các chính sách cải cách.
Video đang HOT
Ông Pierre Moscovici cũng lưu ý là ngay cả sau khi bị một tổ chức đánh giá tín dụng khác là Standard & Poor’s đánh tụt hạng hồi tháng 1, thì trái phiếu chính phủ Pháp vẫn có mức lãi suất thấp kỷ lục.
Bộ trưởng Tài chính Pháp còn cho hay chính phủ nước này đã cam kết thực hiện cho bằng được mục tiêu cắt giảm nợ công từ mức 4,5% của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) xuống còn 3% vào năm 2013.
Theo TNO
6 thách thức chờ Obama
Ngay trong khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đọc diễn văn mừng chiến thắng, các nhà phân tích đã chỉ ra 6 vấn đề sẽ khiến ông phải đau đầu nghĩ ngợi trong 7 tuần còn lại của nhiệm kỳ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đối mặt với 6 thách thức trong 7 tuần còn lại của năm nay. Ảnh: AP.
Một bài phân tích của NBC đã vạch ra 6 thách thức mà ông Obama sẽ đương đầu lâu dài, nhưng cần có phương án giải đáp từ nay đến khi nhậm chức nhiệm kỳ hai, bao gồm giảm chi tiêu công, bổ nhiệm các thành viên mới trong chính phủ và thực thi luật bảo hiểm y tế bắt buộc.
Giảm chi tiêu công
Hạ viện Mỹ đã thông qua Luật Kiểm soát Thâm hụt ngân sách 2011. Theo đạo luật này, chi tiêu của chính phủ sẽ giảm hơn 100 tỷ USD trong năm 2013. Nhưng vào năm sau, có lẽ mức giảm chi tiêu sẽ lớn hơn cả mức mà hạ viện và tổng thống mong đợi. Douglas Elmendorf, giám đốc Văn phòng Ngân sách Quốc hội, từng nói hồi tháng 8 rằng mức giảm chi tiêu, cùng với việc tăng thuế, có thể đẩy nền kinh tế vào vòng xoáy suy thoái mới trong năm 2013.
Nợ công tăng tới mức cao nhất
Theo Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng, vào một ngày nào đó trong tháng 2, khoản nợ của chính phủ liên bang sẽ tới mức giới hạn. Điều đó vẫn xảy ra ngay cả khi Bộ Tài chính áp dụng những biện pháp kiểm toán tạm thời để đẩy lùi ngày ấy. Những nghị sĩ Cộng hòa trong hạ viện từng tỏ ra lưỡng lự khi bỏ phiếu để nâng mức trần nợ công vào năm 2011, sau khi thế giằng co trong cuộc đối đầu giữa Obama và phe Cộng hòa trong hạ viện khiến lòng tin của giới đầu tư trong các thị trường tài chính Mỹ giảm mạnh. Có thể Hạ viện mới, với đa số thuộc về Cộng hòa, sẽ lừng khừng hơn trong việc nâng trần nợ công sau khi Obama tiếp tục ở lại Nhà Trắng thêm 4 năm nữa.
Gánh nặng thuế tăng
Mức thuế thu nhập hiện nay sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12. Nếu quốc hội và tổng thống không hành động, mức giảm thuế cho tầng lớp trung lưu và khoản khấu trừ thuế dành cho công dân dưới 18 tuổi (1.000 USD/người) sẽ bị giảm một nửa. Chính sách giảm thuế tạm thời cho trợ cấp An sinh Xã hội cũng sắp hết hiệu lực. Hậu quả của những sự kiện đó, theo Trung tâm Chính sách Thuế, là gánh nặng thuế mà mỗi người đóng thuế phải chịu sẽ tăng thêm 3.500 USD vào năm 2013. Ngoài ra, Đạo luật Bảo hiểm Y tế với mức phí phải chăng (Affordable Care Act), có hiệu lực từ ngày 1/1 năm sau, áp đặt mức tăng thuế tới 20 tỷ USD trong năm 2013 đối với những người có thu nhập năm trên 200.000 USD.
Bổ nhiệm các thành viên mới trong chính phủ
Sau khi giành thắng lợi trong cuộc bầu cử, Obama sẽ phải tìm người thay thế Bộ trưởng Tài chính Tim Geithner và Ngoại trưởng Hillary Clinton. Việc đề cử người cho hai vị trí này có thể sẽ trở thành quá trình căng thẳng và kéo dài nếu tâm trạng của các thành viên Thượng viện không thoải mái. Obama cũng cần Thượng viện phê chuẩn 82 vị trí mới trong hệ thống tòa án.
Thực thi Đạo luật Bảo hiểm Y tế gây tranh cãi
Chính quyền mới của Mỹ sẽ phải thiết lập, điều chỉnh rồi vận hành cơ chế thực thi Đạo luật Bảo hiểm Y tế với mức phí phải chăng, thường được gọi là "Obamacare". Từ khi phe Cộng hòa giành thế đa số tại Hạ viện vào năm 2010, họ đã bỏ phiếu nhiều lần nhằm hủy đạo luật. 27 bang cũng kiện đạo luật này lên Tòa án Tối cao. Bên nguyên đơn tập trung vào một điều khoản trong luật, theo đó việc mua bảo hiểm y tế là nghĩa vụ bắt buộc và những người không mua sẽ bị phạt. Nhiều người cho rằng chính phủ không nên buộc họ phải trả tiền cho việc chăm sóc sức khỏe của người khác.
Syria, vũ khí hóa học và Iran
Cụm từ "vũ khí hủy diệt hàng loạt" đã lùi sâu vào dĩ vãng sau khi quân đội Mỹ không tìm thấy bất kỳ vũ khí hủy diệt hàng loạt nào tại Iraq khi họ chiếm nước này vào năm 2003. Nhưng hiện nay cộng đồng quốc tế đều biết chính quyền Syria sở hữu một số lượng vũ khí hóa học lớn, bao gồm khí độc gây tê liệt thần kinh. Có thể một phần vũ khí hóa học của Syria sẽ thất thoát trong quá trình xung đột. Trong khi đó, Iran, đồng minh của Syria, dường như đang thực hiện chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân và không hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế.
Theo VNE
10 nền kinh tế tồi tệ nhất thế giới Danh sách các quốc gia lọt top những nền kinh tế tồi tệ có cả Ý, Tây Ban Nha và Nhật Bản. Dựa trên 5 tiêu chí, bao gồm khả năng đối mặt với khủng hoảng tài chính, sự phụ phuộc vào xuất khẩu và ngành du lịch, vấn nạn tham nhũng và tỷ lệ nợ dài hạn. Danh sách gồm 10 quốc...