Pháp báo động vì phát hiện UAV gần căn cứ quân sự
Một chiếc máy bay không người lái (UAV) được phát hiện gần căn cứ quân sự ở Seine-Port, nơi lực lượng Hải quân Pháp liên lạc với tàu ngầm.
Một chiếc máy bay không người lái (UAV) được phát hiện gần căn cứ quân sự ở Seine-Port, nơi lực lượng Hải quân Pháp liên lạc với tàu ngầm.
Một chiếc UAV đã được phát hiện vào tối muộn ngày 7/3, gần khu vực quân sự nhạy cảm ở Tây Nam Paris. Đây là vụ mới nhất trong loạt vụ việc về máy bay không người lái làm đau đầu các nhà chức trách.
Rất nhiều UAV liên tiếp được nhìn thấy ở trên bầu trời thủ đô nước Pháp một vài tuần trở lại đây, trong bối cảnh Pháp đang ở trạng thái báo động cao sau vụ khủng bố khiến 17 người thiệt mạng hồi tháng 1/2015.
UAV được phát hiện ở gần khu vực Đại sứ quán Mỹ, bảo tàng quân sự Invalides, Tháp Effiel và một số những tuyến phố chính bên trong và ngoài Paris, cảnh sát cho biết.
Video đang HOT
Rất nhiều UAV được nhìn thấy trên bầu trời Paris thời gian gần đây.
Cảnh sát đã không thể tìm được những người điều khiển UAV bay trong ban đêm và không rõ đó là hành động trêu đùa, của khách tham quan hay là hành động có chủ đích xấu.
Các nhà chức trách Pháp đã được báo động về một loạt UAV bí ẩn vào hồi tháng 10/2014 khi công ty quốc doanh EDF khiếu nại với cảnh sát về việc một số UAV không rõ tung tích bay quanh 7 nhà máy hạt nhân dọc đất nước. Các vụ việc tiếp tục xuất hiện vào tháng 11/2014, và tổng cộng đã có 20 lần UAV bị phát hiện gần các nhà máy hạt nhân. Cảnh sát vẫn chưa tìm ra người điều khiển những chiếc UAV đó.
Ngày 20/1, một chiếc UAV đã bay qua phủ Tổng thống ở Paris, không lâu sau khi các vụ thánh chiến diễn ra.
Và vào cuối tháng 1/2015, một vài chiếc UAV nhỏ cũng được phát hiện ở gần vịnh Brittany – một trong những địa điểm có an ninh nghiêm ngặt nhất nước Pháp và là nơi neo đậu của 4 chiếc tàu ngầm nguyên tử nước này.
Nguyễn Trung (theo SBS)
Theo_Kiến Thức
Lo Trung Quốc, Nhật Bản - Ấn Độ tăng cường hợp tác quân sự
Việc hải quân Trung Quốc tăng cường hoạt động trên Ấn Độ Dương khiến chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi phải nhanh chóng tìm cách hiện đại hoá lực lượng hải quân bằng cách mua thêm nhiều thiết bị quân sự và hợp tác với những đồng minh khác.
Ngoài việc đề nghị Mỹ chia sẻ công nghệ xây dựng tàu sân bay, Ấn Độ cũng đang cân nhắc hợp tác với Nhật Bản trong việc đóng tàu ngầm và cả lên kế hoạch mua các thuỷ phi cơ tìm kiếm và giải cứu (SAR) US-2.
Thuỷ phi cơ US-2 của Nhật
Ấn Độ cũng cân nhắc đến thuỷ phi cơ của Nga, tuy nhiên cuối cùng quyết định chọn Nhật vì nước này cho rằng máy bay US-2 có khả năng cất và hạ cánh trong cả điều kiện sóng to gió lớn. Nếu thoả thuận mua các thuỷ phi cơ US-2 của Nhật Bản thành công, thì đây sẽ là hợp đồng xuất khẩu quân sự đầu tiên kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra 3 quy định mới về việc sản xuất và buôn bán vũ khí vào tháng 4-2014.
Bên cạnh các thoả thuận mua bán thiết bị quân sự, Nhật Bản và Ấn Độ cũng cùng nhau hợp tác song phương trong vấn đề an ninh hàng hải, chống khủng bố và cướp biển kể từ tháng 1-2014 khi bộ trưởng quốc phòng 2 nước có cuộc gặp mặt trực tiếp.
Vào thời điểm đó 2 bộ trưởng đã đề cập đến hợp đồng bán mua thuỷ phi cơ US-2, tuy nhiên, tuyên bố cuối cùng chỉ được đưa ra trong chuyến thăm của Thủ tướng Modi tới Nhật vào tháng 9-2014. Trong cuộc gặp này, ông Abe và ông Modi cũng đồng ý tổ chức các cuộc họp bàn thêm về vấn đề hợp tác thiết bị quân sự và công nghệ và tổ chức tập trận chung hải quân. Nhật và Ấn Độ có chung quan điểm rằng sự tăng cường hợp tác là cần thiết do môi trường khu vực ngày càng trở nên căng thẳng bởi chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Vào tháng 7-2014, Nhật đã tham gia cuộc tập trận Malabar của Mỹ và Ấn Độ sau lời mời từ phía New Delhi. Trước năm 2014, Nhật cũng cũng từng tham gia cuộc tập trận này vào năm 2007 và 2009. Bắc Kinh đã lên tiếng chỉ trích các hành động này của Nhật và Ấn Độ, 2 quốc gia hiện đều có những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ hoặc biển đảo với Trung Quốc.
Theo Đặng Vũ/India Defence
An ninh Thủ đô
Trung Quốc "còn lắm gian nan" để thắng được các cuộc chiến hiện đại Cựu tùy viên quân sự Mỹ thuộc Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, ông Dennis J Blasko, nhận định rằng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) còn phải vượt qua một số trở ngại lớn để có đủ khả năng chiến thắng một cuộc chiến tranh hiện đại. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đi thị sát một đơn...