Pháp áp dụng mọi phương kế nhằm dẹp loạn, khôi phục an ninh
Chính phủ Pháp ngày 30/6 tuyên bố sẽ xem xét “tất cả các biện pháp” để khôi phục trật tự trong bối cảnh những kẻ bạo loạn đốt phá các tòa nhà, xe hơi và cướp phá các cửa hàng trên khắp đất nước trong đêm thứ 3 bất ổn sau vụ việc một thanh niên gốc Phi bị bắn chết.
Một khu vực tại Paris bị đốt phá. Ảnh Reuters.
Cái chết của thanh niên 17 tuổi có liên quan đến hành động của cảnh sát cách đây ít ngày đã gây ra làn sóng phẫn nộ, vốn âm ỉ từ lâu trong các cộng đồng thành thị nghèo, đa chủng tộc tại Pháp.
Các nhà chức trách cho biết hơn 200 cảnh sát đã bị thương và 875 người bị bắt trong đêm 29/6, khi những kẻ bạo loạn đụng độ với các sĩ quan ở nhiều thị trấn và thành phố trên khắp nước Pháp, nhiều tòa nhà cũng như xe buýt và các phương tiện khác bị đốt cháy, các cửa hàng bị cướp phá.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người cho đến nay vẫn bác bỏ khả năng tuyên bố tình trạng khẩn cấp, đã đến Paris sau khi kết thúc sớm chuyến thăm đến Brussels (Bỉ) tham dự hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu.
Video đang HOT
Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne cho biết, chính phủ sẽ xem xét “tất cả các biện pháp” để khôi phục trật tự, đồng thời nhấn mạnh bạo lực là “không thể dung thứ”. “Ưu tiên hàng đầu là đảm bảo sự thống nhất quốc gia và cách để làm điều đó là lập lại trật tự”, Thủ tướng Pháp cho biết.
Tại Marseille, thành phố lớn thứ hai của Pháp, chính quyền đã cấm các cuộc biểu tình công khai vào ngày 30/6 và cho biết tất cả các phương tiện giao thông công cộng sẽ ngừng hoạt động sau 7 giờ tối.
Tình trạng bất ổn kéo dài sang ngày thứ ba. Ảnh Reuters.
Trong một nỗ lực nhằm dập tắt bạo lực, Bộ trưởng Nội vụ Gerald Darmanin vào tối 29/6 đã tăng cường triển khai cảnh sát quốc gia gấp 4 lần lên thành 40.000 sĩ quan, 249 người trong số họ bị thương khi làm nhiệm vụ.
Bộ trưởng Năng lượng Agnes Pannier-Runacher cho biết, một số nhân viên của công ty phân phối điện Enedis cũng bị thương do ném đá trong các cuộc đụng độ.
Bộ Nội vụ cho biết 79 đồn cảnh sát đã bị tấn công trong đêm, cũng như 119 tòa nhà công cộng bao gồm 34 tòa thị chính và 28 trường học trên khắp nước Pháp.
Bạo lực bùng phát ở Marseille, Lyon, Pau, Toulouse và Lille cũng như các khu vực của Paris, bao gồm cả khu ngoại ô Nanterre, nơi thanh niên 17 tuổi gốc Phi bị bắn chết cách đây ít ngày
Bạo loạn sang ngày thứ 3, Pháp triển khai lực lượng chống khủng bố
Chính phủ Pháp đã triển khai cảnh sát và hiến binh trên khắp đất nước trong ngày 29/6, bao gồm cả các đơn vị chiến thuật và chống khủng bố tinh nhuệ, sau khi các vụ bạo loạn nổ ra trước cái chết của thiếu niên giao bánh pizza 17 tuổi.
Theo Bộ Nội vụ Pháp, Paris và các vùng ngoại ô của nó đã được tăng cường thêm 5.000 cảnh sát, nâng tổng số các lực lượng tham gia chống bạo loạn lên 40.000 nhân viên được triển khai trên cả nước.
Các thành viên của Nhóm can thiệp hiến binh quốc gia (GIGN), Lữ đoàn Điều tra (BRI) và đơn vị chiến thuật Răn đe Can thiệp Hỗ trợ Điều tra (RAID) đã được cử đến Nanterre, nơi các cuộc bạo loạn bắt đầu. Lệnh giới nghiêm đã được ban bố ở một số thành phố.
Văn phòng thị trưởng Clamart, một thị trấn với dân số khoảng 50.000 người ở Tây Nam thủ đô Paris, cho biết không ai được ra khỏi nhà trong khoảng thời gian từ 21h00 tối đến 6h00 sáng từ ngày 29/6 đến ngày 3/7. Thị trưởng thành phố Paris cho biết các dịch vụ xe buýt, xe điện ở trong và xung quanh thủ đô sẽ tạm dừng hoạt động từ 21h00 hàng ngày, bắt đầu từ ngày 29/6, "để đảm bảo an toàn cho nhân viên và hành khách" trong bối cảnh các cuộc biểu tình dự kiến sẽ còn tiếp diễn.
Các cuộc biểu tình phản đối cái chết của thiếu niên Nahel, 17 tuổi, người bị cảnh sát bắn chết khi đang dừng giao thông, đã lan rộng khắp nước Pháp, khi có 150 người bị bắt giữ chỉ trong một đêm. Hơn 6.000 người đã tụ tập biểu tình tại Nanterre vào ngày 28/6, sau lời kêu gọi "báo thù" do bà Mounia, mẹ của Nahel đưa ra trên mạng xã hội. Cuộc biểu tình sau đó đã trở thành cuộc đụng độ với cảnh sát. Môt chi nhánh ngân hàng Credit Mutuelle đã bị cướp phá và phóng hỏa.
Tại quận Mirail thành phố Toulouse, những người tham gia bạo loạn đã phóng chất đốt vào đồn cảnh sát. Một số cơ sở kinh doanh tại Marseilles cũng bị phá hoại và cướp phá. Khoảng 20 kẻ bạo loạn đeo mặt nạ đã tấn công nhà tù Fresnes ở Val-de-Marne, nhưng không đột nhập được vào cơ sở này. Bạo lực cũng được ghi nhận xảy ra ở Bordeaux, Lormont và Lille.
Trong một tuyên bố chung ngày 29/6, Thủ tướng Elisabeth Borne và David Lisnard, chủ tịch Hiệp hội Thị trưởng Pháp, nhấn mạnh bạo lực sẽ không giải quyết được gì" và lên án "những hành vi không thể chấp nhận và không thể chấp nhận được" của những kẻ bạo loạn.
Trong khi đó, công tố viên thị trấn Nanterre đã buộc tội viên cảnh sát đã bắn chết Nahel với tội cố ý giết người. Luật sư của viên cảnh sát, Laurent-Franck Lienard, nói với giới truyền thông Pháp rằng thân chủ của ông lấy làm tiếc về cái chết của cậu thiếu niên, nhưng khẳng định rằng hành động nổ súng là đúng luật.
Ngoại trưởng Italy hủy chuyến thăm Pháp do mâu thuẫn về vấn đề người di cư Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani đã hủy chuyến thăm tới Paris ngày 4/5 sau khi giới chức Pháp đưa ra phát biểu chỉ trích chính sách của Rome đối với vấn đề người di cư. Tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Italy tiếp cận thuyền chở người di cư trong chiến dịch giải cứu ngoài khơi Italy, ngày 10/4/2023. Ảnh minh...