Pháo sáng: bản sắc văn hoá hay nọc độc ?
Pháo sáng đã được sử dụng bừa bãi, không đúng mục đích trong trận đấu ngày 11.9 trên sân Hàng Đẫy đã làm mất đi bản sắc văn hóa vốn đẹp đẻ của người Việt Nam mà thay vào đó là những hình ảnh kinh hoàng và man rợ.
Văn Quyết đứng trên sân khi mà pháo sáng vây quanh khắp nơi Vy Khánh
Bóng đá Việt Nam đang phát triển lên , điều đó không sai khi từ hiệu ứng U.23, đội tuyển quốc gia đã làm được tại AFF, tại Châu Á người người nhà nhà đều muốn tham gia vào bóng đá . Từ cụ già đến trẻ em , từ địa phương đến trung ương sự quan tâm đến bóng đá luôn là số 1 . Giới chuyên môn và người hâm mộ mừng vì điều đó , mừng vì nền bóng đá của chúng ta đang chuyển mình. Vì chuyên môn được nâng tầm, được chú trọng, đầu tư bài bản hơn rất nhiều. Hình ảnh đội bóng , cầu thủ được xây dựng tốt hơn, đẹp hơn , chuyên nghiệp hơn .
Chính từ hiệu ứng đó , khán giả đến sân nhiều hơn , chất lượng chuyên môn tốt hơn. Người hâm mộ xây dựng hội cổ động viên bài bản hơn, tạo nên sự cuồng nhiệt trên khán đài với hình ảnh và phong cách cổ vũ mới lạ , chuyên nghiệp . Chúng ta đã từng tự hào khi cả khán đài hơn 4 vạn cổ động viên phủ đỏ sân Mỹ Đình . Đi đến đâu thì cổ động viên Việt Nam đều để lại hình ảnh đẹp đến đó . Khán đài “rực lửa” cổ vũ bóng đá đang dần trở thành 1 món ăn tinh thần của người Việt Nam .
Nữ cổ động viên đã phải đi cấp cứu vì trúng pháo sáng Vy Khánh
Thế mà sự cố ngày 11.9 vừa qua trong trận đấu giữa Hà Nội FC và Nam Định tại sân Hàng Đẫy không phải là sự cố trên sân khi các cầu thủ thể hiện chuyên môn rất tốt , tuân thủ luật trận đấu và trọng tài mà xuất phát từ khán đài . Pháo sáng đã nổ , đã cháy , những lời chửi bới tục tĩu đã được tuôn ra . Thật ra không phải là lần đầu tiên pháo sáng được sử dụng mà đã quá nhiều lần xảy ra . Chỉ có điều hậu quả chưa nghiêm trọng như lần này .
Những người tàng trữ và sử dụng pháo sáng chắc chắn rằng đó không phải là những cổ động viên chân chính , những người yêu câu lạc bộ của mình mà chính là những thành phần dựa vào cái tên cổ động viên để thỏa mãn cái suy nghĩ và hành động vô tổ chức, thói ngông cuồng của mình . Họ cho rằng hãy nhìn vào Syria, Thổ Nhĩ Kỳ để chứng tỏ sự cuồng nhiệt của mình . Họ sử dụng pháo sáng để chứng tỏ , thể hiện cách chơi của mình , những hình ảnh đốt pháo sáng rồi cùng nhau quây thành vòng tròn nhảy múa . Họ cười vui thỏa thích khi hình ảnh các anh Cảnh sát cơ động né tránh những viên pháo . Họ gây ra hậu quả cho 1 nữ phóng viên rồi vẫn thản nhiên tiếp tục nhảy múa . Ở đâu đó thấy được sự thờ ơ , sự vô tâm và ngang tàng
Video đang HOT
Pháo sáng loạn xạ trên sân ảnh cắt từ clip
Pháo sáng đã được cấm tàng trữ và sử dụng vì sự nguy hiểm của nó , và quan trọng hình ảnh đó được truyền tải đến gần 90 triệu dân Việt Nam và biết bao nhiêu bạn bè quốc tế . Hình ảnh bóng đá Việt Nam sẽ như thế nào trong con mắt thế giới , hình ảnh bóng đá Việt Nam sẽ như thế nào trong con mắt các bậc cha mẹ ? Họ có yên tâm cho con mình tham gia bóng đá , dù thi đấu hay chỉ là thuởng thức món ăn tinh thần .
Không đơn giản chỉ là pháo sáng bắn lên trời , đốt pháo sáng để nhảy múa mà ở đây chính là hình ảnh của bạo lực . Cổ vũ có phong cách của nó , có văn hoá của nó chứ không thể dựa vào cổ vũ để làm loạn , để thỏa mãn mục đích hành vi man rợ của mình . Nếu đó là những điều không tốt mà để lại hậu quả nghiêm trọng thiết nghĩ hãy nên mạnh tay cắt đứt cái ung nhọt , nọc độc khiến kéo lùi hình ảnh bóng đá Việt Nam.
Pháo sáng bắn đền sát chỗ ngồi trọng tài thứ tư Vy Khánh
Pháo sáng không còn là hồi chuông để cảnh tỉnh nữa mà nó chính là nọc độc đang truyền nhiễm từ câu lạc bộ này qua câu lạc bộ khác . Nếu không cắt e rằng hậu quả sẽ khôn lường !
Theo thanhnien
Nữ cổ động viên kể khoảnh khắc bị thương do pháo sáng ở Hàng Đẫy
"Tôi không bao giờ ngờ được quả pháo sẽ rơi vào chân mình. Tôi sững sờ không nghĩ được gì nữa", Huyền Anh kể.
7h sáng tại Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), Huyền Anh tỉnh dậy trên giường bệnh sau giấc ngủ ngắn và chập chờn. Đêm qua, chị vừa trải qua cuộc phẫu thuật ở chân trái.
Thuốc tê khiến cảm giác đau rát do trúng pháo sáng tạm thời mất đi. Nữ cổ động viên không hiểu tại sao cô phải nhập viện khi trận bóng còn dang dở.
Mảnh pháo văng trúng chân
Huyền Anh là nữ cổ động viên bị pháo sáng bắn vào chân khi đang theo dõi trận bóng giữa Hà Nội - Nam Định trên sân Hàng Đẫy tối 11/9.
Chia sẻ với Zing.vn, Huyền Anh cho biết chị cùng một số đồng nghiệp đi xem trận bóng trên sân Hàng Đẫy vì muốn cổ vũ cho CLB Hà Nội ở vòng 22 V.League. Khi đến sân, chị chọn chỗ ngồi ở giữa khán đài A3 để dễ dàng theo dõi.
Vết thương của nữ CĐV Hà Nội đã được băng bó để chờ tiếp tục phẫu thuật. Ảnh: Mỹ Hà.
Hiệp 1 của trận bóng diễn ra khá sôi động khi CĐV Nam Định hò reo cổ vũ nhiệt tình cho đội nhà. Tuy nhiên, họ liên tục đốt pháo sáng khiến nhân viên trên sân Hàng Đẫy phải phát loa cảnh báo.
Đến đầu hiệp 2, khi Hà Nội dẫn trước Nam Định với tỉ số 4-1, nhóm cổ động viên đối diện khán đài Huyền Anh tiếp tục đốt pháo, đánh trống và hò reo. Bất ngờ, một quả pháo sáng từ khán đài B bắn về phía sang khán đài A.
Chuyện sẽ không có gì nếu một mảnh pháo sau khi rớt xuống khu vực cabin của trọng tài không bắn lên phía khán đài, rơi trúng chân trái của Huyền Anh.
"Tôi không bao giờ ngờ được quả pháo sẽ rơi vào chân mình. Tôi sững sờ không nghĩ được gì nữa, để yên cho mọi người sơ cứu và đưa mình vào bệnh viện", Huyền Anh kể lại.
Bị bỏng lưu huỳnh, phải phẫu thuật 2 lần
Sau khi vào bệnh viện, Huyền Anh được chẩn đoán chân bị bỏng lưu huỳnh, sẽ phải phẫu thuật 2 lần. Cuộc phẫu thuật lần 1 diễn ra ngay trong đêm qua. Nữ bệnh nhân sau đó được chuyển xuống điều trị tại khoa bỏng để chờ đợi lần phẫu thuật kế tiếp.
Bác sĩ Nguyễn Nam Giang, Trưởng khoa Bỏng của Bệnh viện Xanh Pôn, cho biết khi nhập viện, phần mềm ở đùi trái nữ CĐV dập nát nhưng bệnh nhân vẫn tỉnh táo. Thương tích hình thành do sức công phá của pháo sáng. Thời gian nằm viện của chị Huyền Anh có thể kéo dài 10-15 ngày.
"Trường hợp này chưa bị tổn thương ở xương, chỉ bị hỏa khí làm ảnh hưởng nặng nề", bác sĩ Giang cho biết.
Chị Huyền Anh được đưa đi cấp cứu sau khi bị thương do pháo sáng. Ảnh: Kiệt Trần.
Chia sẻ thêm về việc sơ cứu cho các trường hợp bị thương do pháo, Trưởng khoa Bỏng cho biết việc đầu tiên phải cầm máu cho nạn nhân. Sau đó, người sơ cứu cần kiểm tra xem nạn nhân có bị tổn thương xương hay không để cố định bằng nẹp cứng trước khi đưa đi cấp cứu.
Nằm trên giường bệnh, Huyền Anh cho biết mong muốn duy nhất của cô ở thời điểm này là được nghỉ ngơi. Người phụ nữ này không muốn nhớ lại khoảnh khắc đau đớn, không muốn nhắc đến bóng đá và cũng không biết có còn đủ can đảm để tiếp tục ra sân cổ vũ như trước đây.
Theo Zing
Pháo sáng và bom khói nguy hiểm thế nào trong các trận bóng đá? Hôm qua một nữ CĐV đã bỏng nặng do bị pháo sáng bắn vào người khi tới sân thưởng thức trận đấu giữa Hà Nội FC và DNH Nam Định. Câu hỏi đặt ra là những quả pháo sáng và bom khói khi được mang vào sân có thể tạo ra những mối nguy hiểm như thế nào? Theo trang Peppermint, về cơ...