Pháo phản lực phóng loạt Triều Tiên mạnh như thế nà?
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng 240 mm và 300 của Triều Tiên, thuộc các phiên bản M1991 và KN-09, được đồn đoán là được trang bị cho quân đội Nga mạnh như thế nào?
Giới chuyên gia quân sự Nga đang đặt rất nhiều hy vọng vào các hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) M1991 và KN-09 của Triều Tiên, với hy vọng vũ khí này sẽ tạo ra bước ngoặt trên chiến trường nếu được trang bị cho quân đội Nga.
Công nghiệp quốc phòng Triều Tiên đã tạo ra một hệ thống MLRS được gọi là M1991 hoặc Juchee 100 cỡ 240 mm, tổ hợp này có những bản nâng cấp tiên tiến nhất, hiện là một trong những hệ thống mạnh nhất thế giới.
Chuyên gia Yury Lyamin – nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST) cho biết, trước đây có thông tin cho rằng đạn rocket của M1991 có thể bắ.n trúng mục tiêu cách xa 70 km.
Vào tháng 5 năm nay, các cuộc thử nghiệm đối với phiên bản hiện đại hóa của pháo phản lực phóng loạt M1991 đã được thực hiện, khi 8 quả đạn phóng đi đều bắ.n trúng mục tiêu.
Video đang HOT
Đây đã là đợt thử nghiệm thứ ba dành cho tổ hợp MLRS hiện đại hóa này trong năm 2024. Theo những hình ảnh do báo chí Triều Tiên đăng tải, có thể thấy rõ tên lửa dẫn đường có cánh mũi điều hướng.
“Theo những gì chúng ta được biết, để cải thiện đặc tính của một hệ thống vũ khí cũ, Triều Tiên đã lựa chọn lắp cơ chế dẫn đường mới trên đạn tên lửa, chính xác hơn đây là module hiệu chỉnh”.
“Để điều hướng và hiệu chỉnh đường bay của đạn tên lửa tới mục tiêu, các kỹ sư đã sử dụng cánh lái khí động học nhỏ, nhờ đó đạt được độ chính xác cao, đồng thời phạm vi sử dụng cũng được tăng lên”, chuyên gia người Nga giải thích.
Chưa dừng lại đây, vào năm 2015, tại cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng Lao động Triều Tiên, một tổ hợp MLRS cỡ 300 mm thế hệ mới của Triều Tiên, được phương Tây gọi là KN-09 hoặc KN-SS-X-9, đã chính thức ra mắt.
Phiên bản đầu tiên dùng xe tải việt dã bánh lốp 6×6, mang theo tổng cộng 8 ống phóng, thông tin sơ bộ cho biết tên lửa trang bị của KN09 mang đầu đạn nặng 190 kg và có khả năng bắ.n trúng mục tiêu cách xa ít nhất 220 km.
Hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp tham chiếu dữ liệu từ vệ tinh đảm bảo độ chính xác cao, vòng tròn sai số (CEP) của đạn tên lửa theo công bố chỉ nằm trong khoảng 10 m.
Chưa dừng lại đây, vào năm 2020, phiên bản cải tiến của KN-09 đã được giới thiệu, sử dụng khung gầm 8×8 thay vì 6×6, mang lại khả năng cơ động cao hơn, đi kèm với đó là cơ số đạn sẵn sàng phóng tăng lên 12 quả.
Theo các chuyên gia quân sự người Nga, KN-09 có hiệu quả vượt trội so với M270 MLRS và M142 HIMARS của Mỹ, cũng như loại Vilkha do Ukraine chế tạo, khi các vũ khí trên chỉ có tầm bắ.n khoảng 70 km.
Thậm chí nếu Ukraine thành công trong việc chế tạo tổ hợp Vilkha-M với tầm xa nâng lên 120 km, hay Mỹ cung cấp đạn GMLRS-ER tầm xa 150 km cho Kyiv thì nếu KN-09 được trang bị cho quân đội Nga vẫn vượt trội.
Báo chí Nga hy vọng các tổ hợp MLRS cỡ nòng lớn của Triều Tiên như KN-09 hay M1991 nâng cấp nếu được trang bị sẽ giúp quân đội Nga tung được đòn tấ.n côn.g chính xác, từ đó thay đổi hiệu quả của việc sử dụng pháo binh trên chiến trường.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên giám sát thử nghiệm máy bay không người lái chiến lược
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đích thân giám sát một cuộc thử nghiệm hiệu suất của máy bay không người lái do nước này phát triển, hãng thông tấn nhà nước KCNA đưa tin sáng sớm 26/8.
Một loại máy bay không người lái được Triều Tiên "phô diễn" trong một cuộc diễu binh. Ảnh KCNA.
Ông Kim đã đến thăm Viện Máy bay không người lái thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc phòng Triều Tiên hôm 24/8 và giám sát một cuộc thử nghiệm thành công máy bay không người lái có nhiệm vụ xác định và tiê.u diệ.t chính xác các mục tiêu được chỉ định sau khi bay theo các tuyến đường được thiết lập trước, KCNA đưa tin.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên kêu gọi sản xuất thêm máy bay không người lái để sử dụng trong bộ binh chiến thuật và các đơn vị tác chiến đặc biệt, chẳng hạn như máy bay không người lái tấ.n côn.g tự sát dưới nước, cũng như máy bay không người lái trinh sát chiến lược và tấ.n côn.g đa năng, KCNA cho biết thêm.
Bên cạnh đó, ông Kim cũng kêu gọi thử nghiệm thêm ứng dụng chiến đấu của máy bay không người lái, để trang bị cho quân đội Triều Tiên càng sớm càng tốt.
Bình Nhưỡng đã tăng cường năng lực tác chiến chiến thuật của mình bao gồm tên lửa tầm ngắn và pháo hạng nặng, sau khi đạt được những tiến bộ đáng kể trong các chương trình tên lửa đạn đạo tầm xa và hạt nhân.
KCNA cho biết thêm, ông Kim cũng đã kiểm tra các công trường xây dựng của nhiều nhà máy công nghiệp Triều Tiên trong cuối tuần qua
Hàn Quốc: Triều Tiên dường như đạt tiến bộ trong phát triển tên lửa siêu vượt âm Theo hãng tin Yonhap, ngày 16/1, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik đán.h giá Triều Tiên dường như đã đạt "một số tiến bộ" trong mục tiêu phát triển tên lửa siêu vượt âm. Ông Won-sik đưa ra bình luận trên sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố phóng thử thành công tên lửa siêu vượt âm tầm trung sử dụng nhiên...