Pháo đài Zahara vẫn bình yên giữa đại dịch Covid-19
Từ xa nhìn lại, thị trấn Zahara de la Sierra ở miền nam Tây Ban Nha nổi bật với những ngôi nhà màu trắng, những con đường hẹp dọc theo sườn đồi dốc đứng, một hồ chứa và những lùm cây ô liu…
Thu hút lượng khách du lịch lớn mỗi năm lại chưa ghi nhận có ca nhiễm Covid-19 nào.
Thị trấn Zahara de la Sierra ở miền nam Tây Ban Nha chưa ghi nhận có ca nhiễm Covid-19. (Ảnh: Booking.com)
Nơi đây chỉ cách thành phố Seville – nơi sở hữu những gì tinh túy nhất của vùng Andalucia (Tây Ban Nha) khoảng hơn một tiếng lái xe và là điểm đến nổi tiếng với du khách trên khắp thế giới. Zahara de la Sierra là nơi có nhiều người lớn tuổi sinh sống, trong khi các thanh niên đã đi lên thành phố như Seville, Malaga hay Ronda để tìm việc và định cư. Chính điều đó khiến bầu không khí của Zahara de la Sierra nhẹ như một giọt sương sớm.
Trong quá khứ, thị trấn Zahara de la Sierra từng là một pháo đài và chứng kiến nhiều cuộc xâm lược. Giờ đây, nó đang gây chú ý ở Tây Ban Nha trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp khắp thế giới.
Ngày 14-3, Zahara đã tự cách ly với thế giới bên ngoài khi dịch Covid-19 bùng phát. Thị trưởng Santiago Galván quyết định chặn 4/5 lối vào của thị trấn vào ngày Tây Ban Nha ban bố tình trạng khẩn cấp vì đại dịch.
Tính đến nay, quốc gia này có hơn 136.000 trường hợp nhiễm bệnh (cao thứ ba thế giới) và 13.341 ca tử vong. Trong khi đó, Zahara vẫn chưa ghi nhận ca dương tính nào trong số 1.400 cư dân. Được biết, các thị trấn và làng mạc gần Zahara đã có người nhiễm bệnh và tử vong vì Covid-19. “Đã hơn hai tuần trôi qua mà chưa ai mắc bệnh. Tôi nghĩ rằng đó là dấu hiệu tốt”, CNN trích lời Thị trưởng Santiago Galván cho biết.
Video đang HOT
Bên cạnh sự quyết liệt từ chính quyền, người dân thị trấn cũng tuân thủ nghiêm túc quy định được ban hành. Gần 25% cư dân tại Zahara trên 65 tuổi, và có 30 người cư trú tại một trại dưỡng lão địa phương. Trong vài ngày đầu tiên thực hiện lệnh cấm cửa, thị trấn Zahara từ chối khá nhiều đoàn khách du lịch đến từ Pháp và Đức.
Cứ vào 17 giờ 30 phút vào hai ngày thứ 2 và thứ 5 hằng tuần, sẽ có đoàn nhân viên đi khử trùng toàn bộ thị trấn. Nhiều doanh nghiệp địa phương đã áp dụng phương thức bán hàng trực tuyến và giao hàng tại nhà.
Một số trạm kiểm soát lập lên ở nhiều tuyến đường. Các nhân viên y tế thường xuyên khử trùng các phương tiện xe cộ qua lại.
Nơi ra vào thị trấn duy nhất luôn được canh gác bởi một sĩ quan cảnh sát và hai người mặc quần áo bảo hộ làm nhiệm vụ phun thuốc khử trùng. Các phương tiện thậm chí còn phải đi qua một loại hỗn hợp để lốp xe của họ được khử trùng. Theo ông Galván, biện pháp như vậy có thể có hiệu quả từ 20 – 80% và còn có tác dụng trấn an mọi người. Tuy nhiên tình hình vẫn phụ thuộc nhiều vào ý thức của người dân.
Auxi Rascon (48 tuổi) – một người dân đánh giá động thái của chính quyền thị trấn là rất tuyệt vời. “Mọi người không cần phải ra ngoài. Chúng tôi cảm thấy được bảo vệ. Chính quyền đã có các biện pháp phù hợp và đúng lúc. Đến nay, chúng tôi cảm thấy hành động đó đã mang lại kết quả tốt”.
KHANG KHANG
Ngôi chùa thiêng bên núi Đọi sông Châu
Chùa Đọi Sơn (còn gọi là Long Đọi Sơn) tọa lạc trên đỉnh núi Long Đọi, thuộc địa phận xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam được biết đến là một danh thắng nổi tiếng, là trung tâm Phật giáo của trấn Sơn Nam xưa.
Đây là di tích văn hóa lịch sử cấp Quốc gia đã được Nhà nước công nhận từ năm 1992.
Chùa Long Đọi Sơn
Núi Đọi - sông Châu từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa của miền đất Hà Nam lịch sử. Sự linh thiêng của cổ tự Đọi Sơn có lẽ một phần cũng là do ngôi chùa này nằm ở vùng đất địa linh, sơn thủy hữu tình này.
Chùa Đọi Sơn có tên chữ là Diên Linh tự, do vua Lý Thánh Tông và Vương phi Ỷ Lan chủ trì xây dựng năm 1054. Đến đời Lý Nhân Tông, nhà vua này tiếp tục xây dựng phát triển và xây tháp Sùng Thiện Diên Linh (từ năm 1118 đến năm 1121). Qua nhiều thời đại và nhiều biến cố lịch sử, ngôi chùa nhiều lần được trùng tu tôn tạo nhưng vẫn giữ được nét cổ kính...
Quần thể di tích Long Đọi Sơn hiện nay có kiến trúc khang trang, với khuôn viên xây dựng rộng tới 10.000m2. Từ dưới chân núi, qua 373 bậc thang bằng đá xẻ, đá phiến, có bóng cây che mát chưa bước chân du khách lên chùa Đọi.
Đường lên chùa đi qua 373 bậc thang bằng đá xẻ, đá phiến
Núi Đọi nằm ở giữa xã, cao chừng khoảng 400m, chu vi khoảng chừng 2500m. Mặt bằng chùa rất rộng, lưng tựa vào núi iệp với ba dòng sông uốn khúc bao quanh. Ngôi chùa hiện chùa còn giữ được nhiều di vật quý như: tượng Phật Di Lặc bằng đồng ở chính điện; 6 pho tượng Kim Cương bằng đá, cao 1,60m; bia đá Diên Linh (dựng năm 1121), cao 2,88m, rộng 1,40m và dày 0,29cm, đặt trên đế đá chạm rồng, hình chạm khắc và hoa văn trang trí trên bia mang đậm phong cách thời Lý; 4 pho tượng hình người có cánh cao 40cm, bề ngang 30cm.Quanh chân núi có 9 giếng nước tự nhiên mà dân gian gọi là chín mắt rồng.
Chốn bình yên, thanh tịnh nơi cửa Phật
Từ trên đỉnh núi phóng tầm mắt ra bốn phía, khung cảnh khoáng đạt, nên thơ, có cánh đồng lúa, bãi ngô, ruộng khoai mượt mà, tươi xanh, chân núi có dòng Châu Giang quanh co lượn khúc như dải lụa đào uốn quanh.
Tương truyền, dưới thời Lý chùa mang tên là Long Đội Sơn, đến thời Hậu Lê đổi tên là Đọi Sơn. Nhân dân quanh vùng truyền rằng cái tên Đọi Sơn là do núi trông giống hình dạng cái bát úp ("bát" trong tiếng cổ có nghĩa là Đọi).
Chùa Đọi Sơn có giá trị về mặt lịch sử, văn hoá tâm linh to lớn
Quần thể di tích chùa Long Đọi Sơn có giá trị về mặt lịch sử, văn hoá tâm linh to lớn. Từ xa xưa tín ngưỡng dân gian đã coi Đọi Sơn là trái "núi thiêng". Thuyết phong thủy nói rằng nơi đây đất phát nghiệp bá vương: "Đầu gối núi Đọi, chân dọi Tuần Vường, phát tích đế vương, lưu truyền vạn đại". Xung quanh chân núi đã phát hiện nhiều mộ cuốn vòm kiểu Hán, đầu người chết quay đầu về núi. Trong quá trình khai quật mộ thuyền ở địa phận xã Yên Bắc các nhà khảo cổ đã phát hiện và chứng kiến nhiều ngôi mộ có đầu nhằm hướng núi Đọi.
Lần theo lịch sử, những di tích đầu tiên được phát hiện ở núi Đọi là khu mộ táng cổ có niên đại trước sau Công nguyên ở khu vực ven Đầm Vực, khu Ao Gấu và gò Con Lợn. Từ khu di chỉ đến chân núi chỉ khoảng 1km.
Trong 11 ngôi mộ được tìm thấy có 3 ngôi mộ thuộc loại quan tài hình thuyền, hai ngôi mộ đất kè đá, bốn ngôi mộ dát giường. Các ngôi mộ đều quay đầu vào núi. Chính những phát hiện này càng làm cho vùng đất này mang một nét đẹp kì bí, lạ thường. Cho tới ngày nay, người dân vẫn thường qua lại nơi đây và mỗi dịp lễ, tết để cầu khấn, gửi gắm những nguyện vọng, mong ước của họ.
Lễ hội chùa Đọi Sơn hàng năm mở từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 3 âm lịch. Tại lễ hội là đám rước kiệu từ chân núi lên chùa nhằm tưởng niệm Lý Nhân Tông và Vương phi Ỷ Lan- người có công xây dựng ngôi chùa.
Diệu Minh (tổng hợp)
Hai ngôi đền cổ nằm cô lập trên đỉnh núi 2.570 m Hai ngôi đền nằm trên Phạm Tịnh Sơn (dãy Vũ Lăng, Trung Quốc) là nơi bạn có thể tìm thấy sự bình yên giữa các tầng mây phủ trắng xóa. An Ngọc