Pháo đài Đồng Đăng – khoảnh khắc chiến tranh bi tráng
Pháo đài Đồng Đăng (thị trấn Đồng Đăng, Lạng Sơn) được xây dựng trước năm 1945 trên một ngọn núi có thể bao quát toàn bộ khu vực xung quanh. Là vị trí trọng yếu, quân Trung Quốc đã quyết tâm đánh chiếm điểm cao này ngay từ những ngày đầu xâm lược biên giới Việt Nam tháng 2 năm 1979.
Pháo đài Đồng Đăng nằm trên một ngọn đồi (bên phải ảnh) cạnh Ga Đồng Đăng và QL4A dẫn vào thị trấn.
Trong những ngày đầu của cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân ta, nơi đây là một cứ điểm đã tiêu diệt nhiều kẻ địch, bẻ gãy nhiều cuộc tấn công, đồng thời là nơi trú ẩn của hàng trăm người dân thị trấn Đồng Đăng. Trong ảnh, một tầm nhìn bao quát từ pháo đài trên đỉnh đồi.
Các lối đi dẫn vào bên trong lô cốt. Pháo đài là một công trình quân sự được xây dựng kiên cố, có nhiều hầm ngầm nằm sâu trong lòng đất.
Một miệng hầm sâu hun hút khoan sâu xuống lòng đất, bên trong lô cốt có hệ thống lỗ thông gió và có thể chứa hàng trăm người.
Các khối bê tông dày hàng mét bao quanh lô cốt rất kiên cố. Khi cuộc chiến nổ ra, một lực lượng lớn cán bộ chiến sỹ được phân công chốt tại đây để ngăn chặn quân xâm lược và bảo vệ hàng trăm người dân Đồng Đăng chạy lên đây trú ẩn.
Trước ý chí chiến đấu kiên cường của chiến sỹ ta, quân Trung Quốc xâm lược đã phải dùng thuốc nổ để đánh sập cửa hầm khi quân ta co về cố thủ trong pháo đài cùng người dân. Trong ảnh là vết bê tông rạn nứt trên những bức tường bê tông bị phá vì thuốc nổ.
Quanh lô cốt có rất nhiều tảng bê tông lớn vẫn nằm treo leo sau vụ nổ mìn làm sập cửa hầm. Sau khi đặt thuốc nổ phá hầm, quân địch còn dùng súng phun lửa và hơi cay xịt xuống các ngách nhằm giết hại cán bộ, chiến sỹ và dân thường đang cố thủ trong lô cốt.
Video đang HOT
Thị trấn Đồng Đăng nhìn qua lỗ thủng từ lô cốt trên đỉnh đồi.
Chiến tranh đã lùi xa, lô cốt giờ để không, vắng bóng người.
Một lỗ hổng vì thuốc nổ ở phía trên nóc pháo đài.
Tầm nhìn từ trên pháo đài xuống ga Đồng Đăng.
Các tảng bê tông vẫn nằm ngổn ngang trên ngọn đồi. Ở điểm cao nơi có pháo đài Đồng Đăng có thể bao quát mọi hướng xung quanh.
Một góc thị trấn Đồng Đăng.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Các anh sống mãi với vùng biên giới Tổ quốc
Chiều 16/2/2017, cựu chiến binh Lê Minh Thảo, chiến sỹ Trung đoàn 190, Sư đoàn 445, Quân khu 2, từng trực tiếp chiến đấu bảo vệ thị xã Lào Cai 17/2/1979 tới viếng các đồng đội của ông tại Nghĩa trang liệt sĩ Duyên Hải. Nhiều đồng đội ông ngã xuống khi tuổi đời rất trẻ và gần 40 năm sau, nhiều liệt sĩ vẫn vô danh...
Hàng nghìn con em đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai và nhiều vùng quê khác nhau trong cả nước đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc tháng 2/1979 khi tuổi đời họ còn rất trẻ.
38 năm ngày mở đầu cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc (17/2/1979 - 17/2/2017), phóng viên Báo Dân trí đã tới thăm một số Nghĩa trang liệt sĩ và Khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh vì Tổ quốc trên dải biên giới Lào Cai, tưởng nhớ những người đã anh dũng ngã xuống vì vùng biên Tổ quốc.
Các bạn trẻ thắp hương tưởng nhớ liệt sĩ ở nghĩa trang Nam Cường.
Nhà bia thờ các liệt sĩ hy sinh vì bảo vệ Tổ quốc tháng 2/1979 ở xã biên giới Quang Kim, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) là một trong số hàng chục nhà bia tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nước được xây dựng ở các xã biên giới của tỉnh Lào Cai.
Liệt sĩ chưa biết tên - Tên các anh, các chị đã trở thành tên quê hương đất nước.
Nghĩa trang liệt sĩ Duyên Hải (thành phố biên giới Lào Cai) - nơi an nghỉ của các thế hệ liệt sĩ ngã xuống vì biên giới Tổ quốc - được khôi phục xây dựng khang trang sau ngày tái lập tỉnh Lào Cai 1/10/1991.
Danh sách các liệt sĩ hy sinh tại địa bàn xã trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc được ghi trong bia đá đền thờ xã Vạn Hòa.
Danh sách các liệt sĩ là con em đồng bào các dân tộc huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ biên giới Tổ quốc được khắc vào bia đá trong nhà bia xã biên giới Quang Kim.
Hình ảnh một số mộ liệt sĩ, trong đó có cả những mộ nữ liệt sĩ hy sinh ngày 17/2/1979 tại biên giới Lào Cai khi tuổi đời của họ chỉ 18 - 20 tuổi.
Nhân dân các dân tộc huyện biên giới Mường Khương thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ ngã xuống vì biên giới Tổ quốc.
Tuổi trẻ các dân tộc tỉnh Lào Cai thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ.
Các đồng nghiệp báo Lào Cai và gia đình thăm mộ liệt sĩ - nhà báo - nhà văn Bùi Nguyên Khiết, phóng viên Báo tỉnh Hoàng Liên Sơn (cũ) hy sinh anh dũng ngày 17/2/1979 khi đang cùng bộ đội chiến đấu dũng cảm bảo vệ chốt biên giới ở điểm cao 82 xã Tả Ngải Chồ, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay là tỉnh Lào Cai).
Chiều ngày 16/2/2017, cựu chiến binh Lê Minh Thảo, chiến sỹ Trung đoàn 190, Sư đoàn 445, Quân khu 2, từng trực tiếp chiến đấu bảo vệ thị xã Lào Cai 17/2/1979 hiện sinh sống ở phường Lào Cai, thành phố Lào Cai tới viếng các đồng đội hy sinh trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc đầu năm 1979 tại Nghĩa trang liệt sỹ Duyên Hải (thành phố Lào Cai).
Ông Lê Minh Thảo chia sẻ, Sư đoàn 345 của ông cùng bộ đội biên phòng, công an nhân dân vũ trang, bộ đội địa phương, dân quân, tự vệ tỉnh Lào Cai đã chiến đấu ngoan cường đánh đuổi quân xâm lược... Có những liệt sĩ khi ngã xuống, tuổi còn rất trẻ và đến hôm nay chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm, nhưng một số liệt sĩ vẫn chưa được tìm thấy hài cốt và nhiều liệt sĩ vẫn chưa rõ tên tuổi.
"Nhân ngày 17/2 - Ngày mở đầu cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc 1979 những cựu chiến binh chúng tôi trực tiếp cầm súng giữ gìn biên cương đất nước năm xưa mong muốn xây dựng những tượng đài, bia kỷ niệm về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc đầu năm 1979 để đời đời con cháu nhớ về chiến công giữ nước thời đại Hồ Chí Minh", ông Thảo bày tỏ.
Phạm Ngọc Triển
Theo Dantri
Biên giới tháng 2 năm 1979 Rạng sáng 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa hơn nửa triệu quân cùng hàng nghìn xe tăng, xe cơ giới tràn qua biên giới Việt Nam, đồng loạt tấn công 6 tỉnh phía Bắc từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) trên chiều dài 1.200 km. Báo Quân đội nhân dân đăng "4 giờ 17 phút ngày 17/2/1979, giữa...