Pháo đài cổ “độc nhất vô nhị” nằm trên núi đá cao 200 m
Tại Sri Lanka có một địa danh du lịch vô cùng nổi tiếng đó là pháo đài Sigiriya được xây từ thế kỷ thứ 5 nằm trên một núi đá khổng lồ cao 200 m.
Pháo đài đá Sigiriya hay còn gọi là hòn đá sư tử là địa điểm du lịch được du khách ghé thăm nhiều nhất khi tới Sri Lanka. Pháo đài này nằm trên một tảng đá khổng lồ cao 200 m ở quận Matale gần thị trấn Dambulla, Sri Lanka.
Theo sử sách, đây là nơi vua Kasyapa chọn đóng đô. Vua Kasyapa, người trị vì từ năm 477 đến năm 495 sau công nguyên, đã xây dựng tòa thành nằm trên đỉnh Sigiriya. Lo lắng về các cuộc tấn công tiềm tàng từ anh trai Moggallana, người thừa kế hợp pháp của ngai vàng, Kasyapa đã chọn đây là nơi ở của mình.
Núi đá trước đó từng được sử dụng làm Tu viện Phật giáo trước khi Kasyapa sử dụng nó làm nơi ở của mình. Sau triều đại của ông, nó một lần nữa được sử dụng như một tu viện cho đến khi bị bỏ hoang vào thế kỷ thứ 14.
Pháo đài đá Sigiriya.
Khi còn sống ở pháo đài này, vua Kasyapa đã tạo ra một “bức tường gương” được đánh bóng vô cùng tinh xảo dài 140 m và cao 40 m. Một phần của bức tường gương vẫn còn lại cho tới ngày hôm nay. Hình vẽ graffiti ở đây có ý nghĩa to lớn đối với các nhà sử học vì nó thể hiện sự phát triển của ngôn ngữ và chữ viết Sinhala.
Bức tường gương nổi tiếng kết thúc tại một sân từng được thống trị bởi cổng sư tử. Tất cả những gì còn lại của công trình kiến trúc này bây giờ là hai bàn chân sư tử lớn đặt hai bên cầu thang. Cầu thang từng dẫn qua cái miệng khổng lồ của bức tượng con sư tử đang nằm thu mình.
Ngày nay, pháo đài vẫn là một cảnh đẹp đáng để chiêm ngưỡng với những khu vườn nước, vườn đá, những bức bích họa nổi tiếng và tàn tích cung điện trên đỉnh núi.
Cận cảnh pháo đài.
Hệ thống thủy lực thông minh, tiên tiến và ấn tượng bao gồm hồ, kênh, cầu, đài phun nước, đập và máy bơm nước ngầm vẫn cung cấp nước cho các khu vườn được cắt tỉa cẩn thận cho đến ngày nay.
Để vào Sigiriya, du khách phải băng qua một con hào sâu 5 m được cho là từng có nhiều cá sấu và bắt buộc phải có một chiếc cầu kéo để băng qua nó. Các bức tường phòng thủ được thiết lập phía sau hào. Những lối đi rõ ràng đằng sau những bức tường này cho thấy quân cơ động sẽ có thể đáp trả tại bất cứ nơi nào trong hàng phòng thủ.
Lối đi chính dẫn đến núi đá có các hồ bơi nằm hai bên. Các hồ bên tay phải đã được khai quật trong khi những hồ bên trái vẫn bị chôn vùi dưới lớp đất đá. Các hồ bơi đặt trong sự đối xứng hoàn hảo. Đây là một ví dụ điển hình về quy hoạch đô thị của thời đại Sigiriya.
Video đang HOT
Tại khu di tích còn phát hiện những bức bích họa Sigiriya, là điểm nhấn của “tảng đá sư tử” mà tất cả du khách đến Sri Lanka đều mong muốn được ngắm tận mắt.
Trong số những bức vẽ graffiti được tìm thấy trên các bức tường của Sigiriya, đáng chú ý nhất là những bức vẽ các cung nữ trong triều đình của vua Kasyapa. Các nhân vật khác được miêu tả bao gồm các vị thần, nữ thần. Các phu nhân của triều đình Kasyapa được cho là có liên hệ với tu viện của Sigiriya, nơi nhà vua đã tặng một tịnh xá để tưởng nhớ hai cô con gái của ông.
Các bức tranh bích họa tại Sigiriya.
Các bức tranh bích họa ở Sri Lanka rất giống với phong cách Gupta của bức tranh phổ biến tại hang động Ajanta của Ấn Độ. Tuy nhiên, các bức bích họa ở Sigiriya sống động và uyển chuyển hơn so với những bức bích họa được tìm thấy trong hang động Ajanta. Từ góc độ nghệ thuật, chúng đại diện cho nghệ thuật Sinhala cổ đại ở thời kỳ đỉnh cao. Chúng cũng là những tác phẩm hiếm hoi phô bày sự gợi cảm của phụ nữ một cách công khai với hình thức không cách điệu.
Sigiriya trở thành Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 1982. Nơi này mở cửa đón khách tham quan mỗi ngày và là điểm đến thú vị dành cho du khách muốn tìm hiểu về văn hóa Sri Lanka.
Choáng ngợp trước 8 công trình tráng lệ ít người biết đến
Đây đều là những công trình sở hữu quy mô khổng lồ và giàu giá trị lịch sử, tọa lạc tại những địa điểm đặc biệt nhưng lại ít được công chúng biết đến.
Nhắc đến những công trình với kích thước đồ sộ, nhiều người sẽ nghĩ đến các điểm tham quan nổi tiếng và phổ biến như Đấu trường La Mã (Italy), Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc) hay Taj Mahal (Ấn Độ). Tuy nhiên, trên thế giới vẫn còn nhiều tòa nhà cổ kính, vĩ đại khác mà ngay cả những du khách giàu kinh nghiệm cũng chưa hẳn đã biết đến.
1. Đại Nhà thờ Hồi giáo (Great Mosque) ở Djenné, Mali
Đại Nhà thờ hoành tráng ở Djenné này có tuổi đời hơn 100 năm tuổi, đồng thời là tòa nhà bằng gạch bùn lớn nhất trên thế giới. Năm 1988, công trình đã được đưa vào Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO với tư cách là một phần của thành phố cổ Djenné. Hiện tại, nhà thờ đã đóng cửa và không còn phục vụ khách du lịch nữa.
2. Chand Baori, Ấn Độ
Chand Baori, nằm ở ngôi làng nhỏ Abhaneri của Ấn Độ, là một trong những cấu trúc cầu thang quy mô lớn lâu đời nhất và sâu nhất thế giới. Công trình khổng lồ trông giống như một kim tự tháp ngược này ở độ sâu khoảng 30m dưới lòng đất. Có ba bức tường với 3.500 bậc thang hẹp được sắp xếp đối xứng hoàn hảo được xây dựng sang hai bên, dẫn xuống một hồ nước nhỏ xanh lục. Các nhà khoa học vẫn đang xác định xem liệu cầu thang được xây dựng từ thế kỷ IX đến XI hay thậm chí là trước đó.
3. Cung điện Quốc hội, Romania
Đây vốn là một trong những địa danh nổi tiếng nhất của thủ đô Bucharest, được xây dựng khi Romania vẫn còn là một nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Cung điện được xem như là tòa nhà hành chính dân sự lớn nhất và đắt đỏ nhất trên thế giới. Kỳ quan tân cổ điển này có 12 tầng chính, cộng với 8 tầng thêm nằm dưới lòng đất. Tổng cộng, Cung điện có 3.100 phòng vả trải rộng trên diện tích 330.000 mét vuông.
5. Cầu cổ Mostar (Stari Most), Bosnia-Herzegovina
Cây cầu đi bộ bắc qua sông Neretva ở thành phố Mostar này là bản sao hiện đại của cây cầu cổ bị quân Croat của Bosnia phá hủy năm 1993. Stari Most đã được đưa vào danh sách di sản thế giới của UNESCO vào năm 2005. Một trong những phương thức giải trí du lịch truyền thống gắn với địa danh này là nhảy bungee. Khách du lịch sẽ nhảy trực tiếp từ trên cầu, ở độ cao 24m-30m và "hạ cánh" xuống dòng nước lạnh giá của sông Neretva phía dưới.
4. Pháo đài Kumbhalgarh, Ấn Độ
Pháo đài Kumbhalgarh được bao quanh bởi một bức tường lớn, được gọi bằng cái tên độc đáo là "Con mắt của Mewar" trong thời kỳ cổ đại. Bức tường trải dài 36 km, đạt đến độ cao 8m tại một số vị trí nhất định. Công trình này được xây dựng ròng rã từ thế kỷ XV đến XVI mới có thể hoàn thành. Bất chấp nhiều sự kiện giao tranh, "Vạn Lý Trường Thành" của Ấn Độ không gặp phải nhiều hư hại đáng kể và chưa hề bị đổ sập trước sự tấn công của các thế lực thù địch.
6. Nhà thờ Hồi giáo Sheikh Lotfollah, Iran
Vốn là một kiệt tác kiến trúc của kiến trúc Safavid Iran, nhà thờ Hồi giáo này được xây dựng từ năm 1602 đến năm 1619. Đây là một tòa nhà có diện mạo trang nhã nhưng rất khác thường. Nhà thờ không có tháp giáo đường hay sân trong, lý do có thể là vì Sheikh Lotfollah không bao giờ được sử dụng cho mục đích công cộng. Thay vào đó, nhà thờ này được dùng như một nơi thờ cúng những người phụ nữ trong hậu cung của các Shah (vua/lãnh chúa của Ba Tư).
7. Pháo đài Derawar, Pakistan
Công trình kiến trúc hình vuông và hoành tráng mang tên Derawar này được xây dựng vào năm 1733. Derawar bao gồm 40 pháo đài nhỏ hơn, sừng sững mọc lên giữa sa mạc Pakistan. Chu vi tổng cộng của thành lũy kiên cố này đạt 1.500m, tường thành cao đến 30 m. Ngay cả người dân địa phương, chưa kể đến khách du lịch, cũng hiếm khi biết đến sự tồn tại của công trình choáng ngợp này.
8. Pháo đài Alexander I, Russia
Pháo đài Alexander I, thường được gọi là "Pháo đài bệnh dịch", nằm ở Vịnh Phần Lan của Biển Baltic, gần với Saint Petersburg và Kronstadt. Công trình này được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo vào giữa thế kỷ 19 để bảo vệ đường thủy Baltic. Pháo đài nhanh chóng trở thành một phòng thí nghiệm nghiên cứu về bệnh dịch hạch và các bệnh do vi khuẩn khác gây ra. Ngày nay, đây là một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng.
Bí mật về 'tiểu vương quốc' Sealand chỉ có vài cư dân Năm 1967, Paddy Roy Bates tuyên bố thành lập tiểu vương quốc Sealand. Dù không được Liên Hiệp Quốc công nhận nhưng nơi này có cờ, tem, đồng tiền riêng. Tuy nhiên, Sealand chỉ có 4 người sinh sống. Với diện tích khoảng 557 m2, Sealand được biết đến là "tiểu vương quốc" đặc biệt nhất thế giới. Paddy Roy Bates chính là...