“Pháo đài bay” B-52 sẽ được trang bị động cơ mới
Các máy bay ném bom hạt nhân B-52H Stratofortress của Mỹ đang sở hữu một động cơ lỗi thời và hoạt động kém hiệu quả, do đó, trước kế hoạch duy trì sử dụng oanh tạc cơ này đến năm 2060, không quân Mỹ đang cân nhắc việc trang bị cho nó một động cơ hoàn toàn mới.
B-52H là phiên bản cuối cùng trong dòng máy bay B-52 vẫn còn phục vụ trong quân đội Mỹ. Chiếc B-52H đầu tiên đã được bàn giao cho không quân Mỹ từ năm 1961 và 1962 trên tổng số 102 chiếc được sản xuất vẫn còn trong các đơn vị trực chiến và dự bị.
Chiếc máy bay này có tầm hoạt động 13.000km, cho phép nó có thể tiến hành nhiệm vụ tấn công chiến lược hay ném bom hỗ trợ bộ binh. Nó cũng được lựa chọn là một trong những máy bay có khả năng phóng tên lửa hành trình hạt nhân tầm siêu xa của Mỹ.
Mỹ sẽ nâng cấp cấp động cơ cho B-52
Mỗi chiếc B-52H vẫn đang sử dụng 8 động cơ TF33-103 với công suất 76kN mỗi chiếc. Mặc dù mạnh mẽ như vậy nhưng động cơ này lại đang dần trở nên khó bảo dưỡng do nó đã là sản phẩm của nửa thế kỉ trước. Nó thậm chí khiến chi phí cho mỗi giờ bay lên tới hơn 69.000 USD, do đó, không quân Mỹ tính đến biện pháp thay thế nó bằng động cơ có công suất lớn hơn, giảm được chi phí vận hành và bảo dưỡng.
Động cơ mới nhiều khả năng sẽ giống những loại đang sử dụng trên các máy bay thương mại với khả năng tiết kiệm nhiên liệu hơn TF33-103 từ 20% đến 40%, đồng thời tạo ra nhiều năng lượng cho hơn hệ thống điện, thậm chí đủ để vận hành được vũ khí laser nếu B-52H được trang bị trong tương lai.
Theo Aviation Week, các động cơ mới sẽ được trang bị lên 10 máy bay B-52H đầu tiên vào năm 2026, trong đó tiếp tục 66 chiếc khác từ 2028 đến 2034.
Video đang HOT
Theo Đặng Vũ (ANTD)
Mỹ khoe đòn đánh của AGM-86 hậu Tomahawk tại Syria
Mỹ vừa công bố hình ảnh máy bay B-52 thử nghiệm với AGM-86 - loại tên lửa có thể thực hiện đòn đánh trước sự bất lực của phòng không đối phương.
Đòn đánh tầm xa
Dù công bố hình ảnh cuộc thử nghiệm nhưng Mỹ không tiết lộ thời điểm thử nghiệm cũng như kết quả của cú đánh này. Tuy nhiên, theo thông tin được Mỹ công bố, AGM-86 có tầm bắn lên đến 1.200 km cho phép oanh tạc cơ B-52 diệt mục tiêu ngoài tầm của mọi hệ thống phòng không.
Theo Military Today, AGM-86 được lựa chọn làm vũ khí tấn công ngoài tầm phòng không điểm tiêu chuẩn cho máy bay ném bom chiến lược B-52H. Tên lửa được đưa vào trang bị từ năm 1987 đưa nó trở thành vũ khí tấn công tầm xa mạnh nhất của Không quân Mỹ.
Thân tên lửa được thiết kế với khả năng tàng hình cao, cánh ổn định và vây lái có thể gập lại để tiện cho việc lắp đặt bên trong khoang vũ khí. Tên lửa có trọng lượng 1,9 tấn. Để đưa quả tên lửa này linh hoạt khi tấn công mục tiêu, AGM-86 được trang bị động cơ phản lực F107, tốc độ hành trình 800 km/h.
Máy bay B-52 phóng tên lửa AGM-86.
AGM-86 được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp quán tính, định vị toàn cầu GPS, tính năng bay men theo địa hình TERCOM. Tên lửa có thể đánh trúng mục tiêu với sai số chỉ khoảng 3 m dù ở cự ly tới 1.200 km.
Tên lửa được cấu hình để lắp trên máy bay ném bom chiến lược B-52H trong chương trình chuyển đổi vai trò của B-52 Stratofortress. Pháo đài bay được chuyển từ máy bay ném bom thông thường thành phương tiện mang vũ khí tấn công ngoài tầm phòng không điểm.
Mỗi máy bay B-52 có thể mang theo 20 tên lửa AGM-86. Tên lửa có thể mang theo 3 loại đầu đạn khác nhau nặng từ 450 đến 680 kg đủ khả năng hủy diệt mọi mục tiêu.
AGM-86 xung trận lần đầu trong chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991. Bảy máy bay B-52 mang theo 39 tên lửa đã thực hiện đợt xuất kích dài nhất lịch sử quân sự với quãng đường lên đến 22.000 km. Những tên lửa AGM-86 đã được phóng đi, tiêu diệt nhiều mục tiêu giá trị cao của Iraq.
Trong chiến dịch Tự do Iraq năm 2003, khoảng 100 tên lửa AGM-86 đã được phóng vào Iraq chỉ trong vài phút, kết hợp với hàng trăm tên lửa Tomahawk phóng đi từ các tàu chiến tạo nên một trong những đợt tập kích đường không khủng khiếp nhất lịch sử.
"Tên lửa AGM-86 lắp trên B-52 là một giải pháp tấn công cực kỳ lợi hại. Nó cho phép Mỹ tiêu diệt những mục tiêu quan trọng mà đối phương gần như bất lực trong việc đáp trả", Tướng Jack Weinstein, thuộc Không quân Mỹ chia sẻ.
Thừa nhận của Nga
Dù không nêu lý do cho cuộc thử nghiệm nhưng việc máy bay B-52 phóng AGM-86 được thực hiện sau đòn tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk vào Syria cùng với việc Nga thừa nhận về năng lực đánh chặn của mình, cho thấy dụng ý của Mỹ.
"Với cả hệ thống tên lửa Nga và Syria cộng lại vẫn không đủ để đối phó trước cuộc tấn công quy mô lớn của Mỹ bằng Tomahawk vào căn cứ Shayrat", hãng thông tấn Sputnik dẫn tuyên bố của chuyên gia quân sự Vasily Kashin người Nga cho biết.
Theo vị chuyên gia này, với số lượng lớn các tên lửa hành trình Tomahawk như vậy thì không thể bảo vệ căn cứ Shayrat bằng những phương tiện phòng không mà Nga và Syria đang triển khai. Khoảng cách từ các tổ hợp tên lửa phòng không S-300VM và S-400 của Nga đặt tại hai căn cứ Tartus và Hmeymim đến Shayrat là đáng kể, khoảng 100 km.
Ngoài ra, đặc tính của tên lửa hành trình Mỹ lại bay rất thấp nên gây khó cho hệ thống tên lửa phòng không muốn đánh chặn. Cùng với đó là khả năng của lực lượng chiến đấu cơ Nga có mặt ở Syria không đủ để đánh chặn cuộc tấn công lớn như vậy, tên lửa phòng không Syria lại yếu.
Chính vì vậy, người Mỹ biết họ có thể đánh Shayrat bằng tên lửa hành trình vào bất cứ lúc nào và sẽ không có gì chống lại được họ, chuyên gia Nga thừa nhận và cho biết thêm rằng đây chính là nguyên nhân khiến lưới lửa phòng không Syria và Nga bất động dù phát hiện ra cuộc tấn công.
Theo chuyên gia quân sự Nga, trước đây người ta thường nói nhiều đến nguyên nhân Nga không đánh chặn máy bay Israel và đến nay là Mỹ khi tấn công mục tiêu trong lãnh thổ Syria là vì những cuộc tấn công này không động đến quyền lợi và cơ sở của Nga tại Syria.
Nhưng với cuộc tấn công bằng Tomahawk của Mỹ vào căn cứ Shayrat lại khác, AlMasdar News cho biết, binh lính tại căn cứ Không quân Shayrat ở Đông Homs thông báo, khi cuộc tấn công của quân đội Mỹ nhằm về phía căn cứ này, các nhân viên quân sự Nga cũng có mặt tại đây.
Theo Tuấn Hưng
Đất Việt
Pháo đài bay B-52 nâng cấp để chở thêm số bom "cực kì lớn" Mẫu oanh tạc cơ đáng tin cậy nhất của Mỹ đang được nâng cấp hệ thống vũ khí hoàn toàn mới. B-52 có thể bay hơn 8.000 km không cần tiếp dầu. Quân đội Mỹ đang thực hiện tiến trình nâng cấp cho "pháo đài bay" B-52 để tăng khả năng chuyên chở vũ khí. Kế hoạch nâng cấp mang tên 1760 sẽ...