Pháo đài bay B-52 nghiền nát kho vũ khí IS trong nháy mắt
Một đoạn video ghi lại cảnh máy báy B-52 Stratofortress của Mỹ ném bom phá hủy kho vũ khí của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng vừa được đưa lên mạng Internet.
Theo RT, vụ không kích này được Mỹ thực hiện gần thị trấn Qayyarah, Iraq. Trong đoạn phim, góc quay từ trên cao cho thấy khu nhà kho vài giây trước khi bom được thả xuống.
Những đám khói dày nhanh chóng bốc lên khi khu nhà phát nổ. Những dòng chữ trong đoạn video cho biết vụ không kích đã xảy ra hôm 18.4 vừa qua, nhắm vào một kho vũ khí của IS với mục đích “gây gián đoạn các hoạt động khủng bố.
“Những chiếc máy bay ném bom B-52 tầm xa đa nhiệm đã được gửi tới Qatar hồi đầu tháng này trong lần huy động đầu tiên ở Trung Đông kể từ chiến tranh vùng Vịnh hồi năm 1991.
Theo Danviet
Vì sao Mỹ bất ngờ điều B-52 "già cỗi" đến Syria?
Lần đầu tiên sau hơn 25 năm kể từ cuộc chiến Vùng Vịnh, Mỹ bất ngờ quyết định đưa pháo đài bay già cỗi B-52 đến Syria để tham gia cuộc chiến chống tổ chức khủng bố khét tiếng mang tên Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Theo tuyên bố được Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ phát đi hồi cuối tuần trước, một số lượng không xác định máy bay ném bom B-52 đã được triển khai đến Căn cứ Không quân Al Udeid ở Qatar. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của bộ chỉ huy liên quân do Mỹ dẫn đầu chịu trách nhiệm điều hành chiến dịch không kích chống IS ở Syria và Iraq.
"Những chiếc máy bay B-52 sẽ cho phép liên quân tiến hành các cuộc tấn công chính xác với hiệu quả mong muốn", Trung tướng Charles Q. Brown Jr. người đứng đầu Bộ chỉ huy Trung tâm Không quân Mỹ đã phát biểu như vậy. Quyết định điều B-52 đến Qatar được đưa ra đúng một ngày, sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vừa lên tiếng thề sẽ tăng cường hơn nữa cuộc chiến diệt trừ IS khi ông này có chuyến thăm đến thủ đô Baghdad của Iraq hôm 8/4.
Như vậy, có thể hiểu, B-52 là một phần trong những nỗ lực của Mỹ nhằm gia tăng sức ép lên IS một tổ chức khủng bố đang trở thành mối đe dọa đáng sợ nhất đối với toàn cầu.
B-52 là loại máy bay ném bom phản lực hạng nặng do hãng Boeing sản xuất theo đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc để làm nhiệm vụ ném bom hạt nhân trong chiến tranh toàn cầu. Hai nguyên mẫu đầu tiên của dòng máy bay này được thử nghiệm lần đầu năm 1952. Sau đó, qua 8 lần cải tiến, Mỹ sản xuất tổng cộng 744 chiếc B-52 và đến nay, B-52 vẫn nằm trong lực lượng máy bay ném bom chiến lược Mỹ.
B-52 có khả năng mang lượng vũ khí có trọng tải lên tới 18 30 tấn bom. Loại máy bay này được trang bị tên lửa hành trình loại AGM-86B để tiến công từ xa với cự ly 2.500 km. Ngoài ra, B-52 còn có thể mang 12-20 tên lửa hành trình ALCM hoặc 8 tên lửa hành trình ACM (tàng hình), 4 pháo 20 mm hoặc một pháo 20 mm 6 nòng.
Máy bay B-52 được trang bị thiết bị tác chiến điện tử và 12-16 máy gây nhiễu tích cực. B-52 còn được trang bị tên lửa chống ra đa, 21 bộ thiết bị phóng nhiễu tiêu cực, 12 bộ thiết bị gây nhiễu hồng ngoại, hệ thống quan sát vô tuyến truyền hình, quan sát hồng ngoại, hệ thống dẫn đường từ vệ tinh, hệ thống quan sát quang điện tử, ra đa cảnh giới, máy tính điện tử...
Đặc điểm ưu việt của B-52 là có thể bay liên tục 9 giờ không cần tiếp dầu. Nếu được tiếp dầu, B-52 có thể bay xa hơn, có thể vượt chặng đường 18.000 20.000 km.
Máy bay ném bom B-52 được miêu tả là thứ vũ khí linh hoạt nhất trong bộ ba vũ khí chiến lược của Mỹ: tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược.
Vì sao Mỹ điều B-52 già cỗi đến Syria?
Có thể khẳng định rằng, dù là một trong những chiếc máy bay già cỗi nhất trong Không quân Mỹ, B-52 vẫn sở hữu sức mạnh tấn công hàng đầu trong kho vũ khí của không lực.
Khi đưa ra thông báo về quyết định tung B-52 vào chiến trường Syria, Trung tướng Brown đã giải thích: "Quyết định đưa B-52 đến Trung Đông thể hiện quyết tâm kiên định của chúng tôi trong việc dồn ép đến cùng lực lượng IS đồng thời thể hiện cam kết bảo vệ khu vực trong bất kỳ tình huống khẩn cấp nào trong tương lai".
B-52 được đưa đến Qatar để thay thế cho những chiếc máy bay ném bom B-1 mà Mỹ vừa rút về hồi tháng 2 để bảo dưỡng. Thiếu máy bay ném bom B-1, lực lượng tấn công của Mỹ ở Syria đã suy giảm sức mạnh tương đối. Đây là lý do khiến số lượng các cuộc không kích nhằm vào IS của liên quân trong tháng 2 đã giảm xuống mức kỷ lục trong vòng 8 tháng trở lại đây.
Dù chỉ đảm nhiệm 7% nhiệm vụ tấn công các mục tiêu IS ở Iraq và Syria nhưng những chiếc B-1 là tác giả của gần 40% tổng số bom của liên quân dội xuống hai chiến trường này. Ngoài mang số lượng bom nhiều hơn bất kỳ chiến đấu cơ nào khác của lực lượng Mỹ đang tham chiến ở Iraq và Syria, những chiếc máy bay ném bom B-1 còn có thể liên tiếp hoạt động trong 10 giờ đồng hồ không ngừng nghỉ mỗi lần xuất kích. B-1 có thể bay ở tốc độ siêu thanh và vì thế chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên lãnh thổ Iraq và Syria trong vài phút.
"Pháo đài bay" B-52 với những năng lực tương tự như B-1 được xem là một sự thay thế hoàn hảo cho phi đội B-1 được rút đi.
Máy bay ném bom B-52 đã có 60 tuổi đời. Mặc dù là một trong những loại máy bay già cỗi nhất trong lực lượng Không quân Mỹ nhưng B-52 vẫn có khả năng không kích hiệu quả như máy bay chiến đấu hiện đại. Vì thế, cho đến thời điểm này, những chiếc B-52 vẫn đóng vai trò chủ lực trong phi đội ném bom tầm xa của siêu cường số 1 thế giới.
Mỹ đã nhiều lần nỗ lực tìm cách chế tạo, phát triển một loại máy bay ném bom xuyên lục địa mạnh hơn B-52 nhưng cho đến nay những nỗ lực như vậy đều thất bại. Kết quả là B-52 vẫn trở thành thứ vũ khí không thể thiếu trong kho vũ khí của Không quân Mỹ và mỗi lần có nhiệm vụ quan trọng ở vùng xung đột là B-52 lại được cử đi.
Vân Linh
Theo_VnMedia
Mỹ sử dụng "pháo đài bay" B-52 tới năm 2040 Sau khi được nâng cấp, máy bay ném bom chiến lược B-52 sẽ tiếp tục phục vụ trong lực lượng không quân Mỹ tới năm 2040. "Pháo đài bay" B-52. Ảnh: US Navy Theo hợp đồng được ký giữa Bộ Quốc phòng Mỹ và nhà thầu Quốc phòng Harris Corp (trụ sở ở bang Florida, Mỹ), từ tháng 1/2016, Harris Corp sẽ thực...