“Phao cứu sinh” của 124.000 hộ nghèo
Trong 15 năm thực hiện Nghị định 78 của Chính phủ, trong số hơn 471.000 lượt hộ nghèo, hộ chính sách ở tỉnh Sóc Trăng được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã có 124.000 hộ thoát nghèo.
Hạn chế nạn “vay nặng lãi” ở nông thôn
Nguồn vốn của Ngân hàng CSXH được người dân tỉnh Sóc Trăng sử dụng trong việc xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, qua đó tự tạo việc làm, cải thiện thu nhập. Các mô hình được bà con nông dân nghèo xây dựng và phát triển mang lại hiệu quả kinh tế như chăn nuôi lợn, trâu, bò thịt, dê, gà thả vườn, nuôi cá, tôm; trồng cam quýt; trồng màu, rau sạch hay mua bán, sản xuất kinh doanh nhỏ.
Nhờ các hội đoàn thể động viên, giám sát cũng như hướng dẫn chu đáo từ chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn về khuyến nông nên các mô hình sử dụng vốn ưu đãi mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Người dân xã Thuận Hoà, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) vay vốn Ngân hàng CSXH đầu tư nuôi bò sinh sản. ảnh: Huỳnh Xây
Trao đổi với Dân Việt, ông Dương Đình Lạng – Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Sóc Trăng cho hay: “Thời gian qua, hộ nghèo, hộ chính sách còn nhiều khó khăn, nhu cầu vay vốn rất lớn, kéo theo tệ nạn cho vay nặng lãi. Nguồn vốn của Ngân hàng CSXH đã dần khắc phục được tình trạng trên, tạo thêm công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động địa phương, từ đó có rất nhiều hộ đã thoát nghèo…”.
Cũng theo ông Dương Đình Lạng, trong 15 năm qua, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Sóc Trăng đã triển khai cho vay 14 chương trình tín dụng mới theo quy định của Chính phủ và một số chương trình do UBND tỉnh, huyện ủy thác thực hiện… Tổng doanh số cho vay vốn tín dụng đạt trên 5.627 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tăng trưởng gắn với chất lượng
Sau 15 năm thực hiện Nghị định 78 của Chính phủ, nguồn vốn của Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Sóc Trăng hiện đạt quy mô hơn 3.015 tỷ đồng (tăng 2.962,4 tỷ đồng, tức tăng gấp 56 lần so với 15 năm trước)…”.
Ông Dương Đình Lạng
“Đi đôi với tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng là yếu tố hàng đầu được Chi nhánh ngân hàng CSXH tỉnh tỉnh Sóc Trăng quan tâm, tham mưu với cấp chính quyền, phối hợp với các ngành. Nhờ vậy, đến nay tỷ lệ nợ xấu vốn tín dụng chính sách trên toàn Chi nhánh còn 6,67%, giảm gần 3 lần so với khi mới thành lập Ngân hàng CSXH…” – ông Dương Đình Lạng cho hay.
Về việc quản lý vốn tính dụng chính sách, theo lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Sóc Trăng, không phải lúc nào việc cho vay và thu hồi vốn gốc, lãi cũng “thuận buồm xuôi gió”. Do điều kiện khách quan, đợt hạn mặn khốc liệt trong thời điểm đầu năm 2016, Sóc Trăng đã có gần 30.000 hộ bị ảnh hưởng, hơn 24.000ha lúa, màu, mía bị thiệt hại với tổng giá trị thiệt hại lên tới gần 1.000 tỷ đồng.
“Bị thua lỗ, không có vốn để tái đầu tư, tái sản xuất nên số nợ đọng, nợ xấu, nợ quá hạn tăng cao, buộc Chi nhánh Ngân hàng phải khoanh nợ, giãn nợ theo quy định của Chính phủ… Rất may, một năm khó khăn đã qua, sản xuất, kinh doanh của nông dân tỉnh Sóc Trăng đã thuận lợi trở lại. Bà con bây giờ đã khắc phục những khoản nợ cũ, tình hình kinh doanh hoạt động của Chi nhánh cũng đang trong chiều hướng tốt lên nhiều…” – ông Dương Đình Lạng nói thêm.
Ông Lạng chia sẻ: “Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Sóc Trăng quyết tâm phấn đấu đến năm 2020, tỉnh Sóc Trăng sẽ có 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác có nhu cầu được tiếp cận nguồn vốn”.
Theo Danviet
Cần thiết giúp trẻ nhận biết về bạo lực gia đình
Đây là một trong những giải pháp mà các tổ chức đoàn, đội trong các trường học ở huyện Đông Anh (Hà Nội) đang triển khai.
Mưa dầm thấm lâu
Bà Nguyễn Hồng Phúc - Tổng phụ trách đội Trường Tiểu học Tiên Dương (Đông Anh) cho biết, trẻ em bị chứng kiến bố mẹ đánh cãi nhau cũng là bị bạo lực. Để giúp trẻ em nhận biết về bạo lực gia đình (BLGĐ), giờ chào cờ hàng tuần, trường cũng có tuyên truyền lồng ghép cả vấn đề BLGĐ, dân số.
Trẻ em huyện Đông Anh nói về vấn đề xâm hại và bạo lực gia đình. Ảnh: Nguyệt Tạ
Bà Phúc chia sẻ, Đông Anh với đặc thù nhiều xã phường vẫn còn người dân làm nông nghiệp, trồng rau sạch... nên đời sống vẫn còn rất khó khăn. Nhiều gia đình vẫn còn nặng nề về vấn đề giới tính, trọng nam khinh nữ. Nhiều phụ nữ đi làm đồng làm cố về nhà chưa kịp cơm nước đã bị đánh.
"Mới đây, lúc họp phụ huynh, có phụ huynh của tôi bị thâm tím cả vùng mắt. Khi hỏi thì chị ấy nói bị ngã, nhưng học sinh là con chị ấy cho biết mẹ bị bố uống rượu say rồi đánh. Bản thân em học sinh đó cũng tâm sự thường xuyên chứng kiến cảnh bố mẹ mắng, cãi nhau và rất sợ mỗi lần bố say rượu" - bà Phúc kể.
Bà Phúc cũng cho biết ngoài việc cung cấp thông tin, dựng tình huống trong buổi chào cờ để tuyên truyền, giáo dục, thì các trường còn mời những người có chuyên môn đến nói chuyện về các chủ đề liên quan. Qua đó, tư vấn cách thức ứng phó, xử lý trong từng trường hợp cho các em, nhằm tránh nguy cơ bị xâm hại, bạo lực hay phải chứng kiến BLGĐ.
Trao quyền cho trẻ em
Mới đây, nhân Ngày quốc tế trẻ em gái (11.10), UBND Đông Anh phối hợp Tổ chức Plan international tổ chức diễn đàn trẻ em với chủ đề "Trẻ em với vấn đề phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em và Trao quyền cho trẻ em gái".
Diễn đàn trẻ em huyện Đông Anh được phát động từ tháng 8.2017 với 23.000 học sinh của 26 trường THCS trên địa bàn huyện tham gia. Học sinh được cùng tham gia thảo luận về ba chủ đề chính: Phòng chống quấy rối, xâm hại và bạo lực; an toàn của em gái khi di chuyển ở nơi công cộng; an toàn của trẻ em trên môi trường mạng.
Tại diễn đàn, hàng trăm học sinh cấp tiểu học, trung học cơ sở, đại diện cho 26.000 trẻ em trên địa bàn huyện Đông Anh tham gia đối thoại với lãnh đạo huyện. Các em được thể hiện khả năng diễn thuyết trước đám đông về những kiến thức, hiểu biết về quyền của trẻ em, về vấn đề xâm hại, bạo lực trẻ em, BLGĐ và cách phòng tránh những nguy cơ.
Nhiều câu hỏi và thắc mắc của các em về nhiều nhóm vấn đề đã được lãnh đạo các bộ, ngành, huyện giải đáp, trả lời, đồng thời đưa ra những định hướng, cam kết cho việc thúc đẩy sự an toàn của trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái tại các không gian công cộng.
Em Nguyễn Thị Phương - học sinh Trường THCS Kim Nỗ bày tỏ: "Trẻ em được quyền lên tiếng, được quyền bảo vệ chính bản thân mình và được quyền lên án những thói xấu, những hành vi xấu của những người xâm hại đến trẻ em. Chúng con, cá nhân con cũng như tập thể các trường đang cố gắng hết sức để phòng chống tình trạng xâm hại, bạo lực trẻ em. Con được sống, học tập trong một môi trường lành mạnh, được phát triển các kỹ năng sống".
Bà Saron Kane - Giám đốc quốc gia Tổ chức Plan international cho biết, các em gái ở đây cùng nhiều bé gái ở 60 nước trên toàn cầu được trao vị trí lãnh đạo, đại diện lãnh đạo nói lên tiếng nói của mình. Ngày quốc tế trẻ em gái là dịp để nâng cao nhận thức cho người dân, chính quyền địa phương, cha mẹ về quyền của trẻ em, đặc biệt là quyền của em gái, phê phán tình trạng bất bình đẳng hiện nay khi nhiều trẻ em gái chưa thực sự được bảo vệ...
Bà Saron Kane nói: "Khi được gia đình, nhà trường, xã hội giúp cho các kỹ năng, thông tin để các em có cơ hội chia sẻ, như thế sẽ bảo vệ trẻ em được tốt hơn".
Theo Danviet
Gian khó bủa vây Lý Quáng Giữa trưa, nắng oi bức, bản nghèo hiện ra khô cằn, buồn bã. Cảm giác như những mái nhà tranh xác xơ trong bản có thể bùng cháy bất cứ lúc nào dưới cái nắng thiêu đốt. Mặc kệ! Người lớn vẫn ra đồng, còn lũ trẻ thì đầu trần rong ruổi... Đó là những hình ảnh đầu tiên khi chúng tôi đặt...