Pháo binh vẫn là “vua” trên chiến trường Ukraine

Theo dõi VGT trên

Cuộc xung đột Ukraine đã kéo dài gần 3 năm. Tại cuộc chiến lớn nhất ở châu Âu từ sau Thế chiến II này, cả Nga và Ukraine đều đã tung ra rất nhiều loại vũ khí tiên tiến với tính năng độc đáo cùng sức sát thương lớn.

Tuy nhiên thực tế là loại hỏa khí gây ra thương vong lớn nhất cho binh lính cả hai bên tham chiến vẫn là một cái tên rất cũ: pháo binh.

“Sát thủ” số 1 trên chiến trường

Vào thế kỷ 19, Hoàng đế nước Pháp Napoleon từng khẳng định, pháo binh là “vua trên chiến trường”. Nhận xét của vị danh tướng xuất thân từ sĩ quan pháo binh này dường như vẫn đúng sau 200 năm nếu nhìn vào những gì đang diễn ra trong cuộc xung đột tại Ukraine. Bất chấp sự xuất hiện của hàng loạt loại vũ khí mới từ tên lửa siêu vượt âm, máy bay không người lái cảm tử, bom lượn…, pháo binh vẫn là loại vũ khí gây ra nhiều thương vong nhất cho hai phe tham chiến.

Pháo binh vẫn là vua trên chiến trường Ukraine - Hình 1
Lữ đoàn cơ giới độc lập số 118 tại khu vực Zaporizhzhia được trang bị các khẩu pháo tự hành M109 Paladin do Mỹ sản xuất. Ảnh: Getty Image.

Tháng 4/2024, Tướng Wayne Eyre khi đó là Tư lệnh Lực lượng vũ trang Canada trong phiên điều trần trước Ủy ban Quốc phòng Thượng viện nước này đã tuyên bố rằng, 70% thương vong trên chiến trường Ukraine là do pháo binh gây ra. Tướng Wayne Eyre đưa ra lời khẳng định này kèm với số liệu dẫn chứng cho hay, tại chiến trường Ukraine, quân đội Nga duy trì khoảng 4.000 khẩu pháo các loại, có thể khai hỏa khoảng 10.000 viên đạn trong một ngày. Trong khi con số này của Ukraine vào thời điểm đó chỉ là khoảng 2.000 viên. Vị tướng Canada cho biết, thực tế này tương tự như các cuộc chiến trước đó, bất chấp việc chiến trường Ukraine đang là chiến địa ghi nhận nhiều loại máy bay không người lái tham chiến cũng như hàng loạt các vũ khí công nghệ cao khác “chào sân” nhất.

Trong khi đó, tạp chí “Lợi ích quốc gia” của Mỹ khẳng định, cuộc xung đột Ukraine hiện tại là cuộc chiến pháo binh quy mô lớn. Dẫn một báo cáo vào tháng 6/2024, tạp chí này đưa ra một con số khác nhưng cũng ấn tượng không kém rằng, trong tổng số khoảng hơn 500.000 binh lính tử trận hoặc bị thương ở cả hai phía, thì pháo binh chịu trách nhiệm tới 80%. Cũng vẫn theo tạp chí này, trong một số giai đoạn cao điểm, quân đội Nga có thể khai hỏa tới 20.000 viên đạn pháo một ngày. Hỏa lực khủng khiếp này giúp họ tạo ra ưu thế vượt trội so với các lực lượng của Ukraine.

Pháo binh vẫn là vua trên chiến trường Ukraine - Hình 2
2S7 Pion là khẩu pháo tự hành cỡ nòng 203mm được cả quân đội Nga và Ukraine sử dụng. Ảnh: Topwar

Thực tế trên chiến trường, cả Nga và Ukraine đều phụ thuộc nhiều vào pháo binh. Tờ Forbes dẫn lời các chuyên gia cho rằng, một phần nguyên nhân đến từ việc cả hai quân đội đều chịu ảnh hưởng từ học thuyết quân sự Liên Xô cũ trước đây. Trong đó pháo binh được xem là hỏa lực quan trọng bậc nhất của lục quân. Việc sử dụng pháo để yểm trợ lực lượng bộ binh, cơ giới trong tấ.n côn.g lẫn phòng thủ là một trong những nguyên tắc căn bản. Các cuộc pháo kích sẽ làm chậm hoặc tiê.u diệ.t lực lượng tấ.n côn.g khi phòng ngự, hoặc “làm mềm” chiến tuyến của đối phương khi tấ.n côn.g. Đơn cử như trong trận đán.h Berlin (Đức), các khẩu đội của Hồng quân Liên Xô đã bắ.n gần hai triệu quả đạn pháo vào các vị trí của quân Đức Quốc xã trước khi tấ.n côn.g bằng bộ binh và xe tăng.

Theo Viện nghiên cứu Chiến tranh, quân đội Ukraine sử dụng pháo binh làm hỏa lực chủ yếu trong phòng ngự. Để bảo vệ các cứ điểm hay vị trí trọng yếu ngoài tiề.n tuyến, lực lượng quân sự của Kiev ngoài dựng các hàng rào chướng ngại vật như dây thép gai, chiến hào hay mìn… nhằm làm chậm bước tiến của quân Nga thì họ cũng tích cực sử dụng pháo binh như một hỏa lực chính để tiê.u diệ.t các mũi đột kích của đối phương. Ở chiều ngược lại, quân đội Nga sử dụng những nhóm tấ.n côn.g nhỏ di chuyển nhanh nhằm vượt qua các lớp chướng ngại vật, tiếp cận thật gần quân phòng ngự để từ đó vô hiệu hóa hỏa lực pháo binh của đối phương. Tất nhiên trong các cuộc tấ.n côn.g này, quân đội Nga cũng sử dụng pháo binh với cường độ cao, vừa để trấn áp lực lượng phòng ngự vừa tìm cách tiê.u diệ.t các đơn vị pháo binh của Ukraine.

Tác chiến điện tử cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc hai bên sử dụng pháo binh như một hỏa lực chính để tiê.u diệ.t sinh lực và khí tài của nhau. Cả Nga và Ukraine đều rất tích cực sử dụng các loại máy bay không người lái cảm tử (hay còn gọi là đạn tuần kích). Cũng chính thế nên cả hai bên tăng cường năng lực chế áp điện tử để khắc đạn tuần kích của đối phương. Trong một số khu vực nhất định, các loại đạn tuần kích sẽ rất khó hoạt động khi bị đối phương gây nhiễu.

Hơn thế nữa, lượng thuố.c nổ mà một đạn tuần kích mang theo thường rất nhỏ, do đó khả năng tiê.u diệ.t hoàn toàn một mục tiêu cỡ lớn như các loại pháo tự hành hay xe tăng chủ lực là tương đối thấp. Đơn cử như loại Lancet của Nga, trọng lượng đầu đạn của phiên bản mới nhất cũng chỉ khoảng 12 kg, tức là chỉ bằng 1/4 so với trọng lượng của một viên lựu pháo 152mm thông thường. Không những vậy, tốc độ chậm của một số loại đạn tuần kích giúp đối phương có thời gian lẩn tránh nếu bị phát hiện, khác hẳn với một viên đạn pháo thông thường sẽ lao xuống mục tiêu với tốc độ cực nhanh.

Video đang HOT

Viện nghiên cứu Hoàng gia Anh (Royal United Services Institute – RUSI) dẫn lời một chỉ huy chiến trường giấu tên của Ukraine cho biết, trong một số trận đán.h, họ bị quân Nga tấ.n côn.g bằng rất nhiều loại pháo khác nhau, nhưng không ghi nhận sự xuất hiện của các loại đạn tuần kích thông dụng bên phía Moscow như Lancet hay Geran-2.

Số lượng cũng là chất lượng

Trước cuộc xung đột, lực lượng vũ trang Ukraine chủ yếu trang bị các loại lựu pháo có từ thời Liên Xô; nhưng sau đó, Kiev đã liên tục nhận được nhiều loại pháo từ các quốc gia phương Tây như: pháo xe kéo M-777; các loại lựu pháo tự hành cỡ nòng 155mm M109 Paladin (do Mỹ sản xuất), Archer (Thụy Điển) và Ceasar (Pháp)… hay các loại pháo phản lực tiên tiến M142 (HIMARS) hoặc M270 (MLRS). Trong khi đó, Nga là quốc gia có lực lượng pháo quy mô lớn bậc nhất thế giới. Một số nguồn khẳng định số lượng lựu pháo của Nga nhiều gấp ba lần so với quân đội Mỹ. Quân đội Nga sử dụng kết hợp các loại lựu pháo tự hành thời Liên Xô, chẳng hạn như MS19 Msta-S, 2S7 Pion và các hệ thống mới hơn, chẳng hạn như 2S35 Koalitsiya SV hay Msta-SM2.

Pháo binh vẫn là vua trên chiến trường Ukraine - Hình 3
Nga đang duy trì ưu thế hỏa lực pháo binh trên chiến trường nhờ nguồn cung đạn dồi dào. Ảnh: Topwar.ru

Nếu lực lượng Ukraine được viện trợ loại M982 Excalibur thì các khẩu đội pháo của Nga cũng được trang bị loại đạn dẫn đường laser Krasnopol. Về chất lượng tổng thể rất khó so sánh bởi chúng được thiết kế chế tạo với những tư duy quân sự khác nhau giữa Liên Xô/ Nga và phương Tây nhưng thực tế trên chiến trường thời gian qua cho thấy yếu tố tạo ra sự khác biệt là số lượng. Nghĩa là bên nào có thể duy trì được mật độ hỏa lực pháo binh cao hơn thì bên đó có lợi thế.

Trong bài viết vào tháng 11/2024, tờ EurAsian Times dẫn nguồn số liệu của một sĩ quan trong Ban tham mưu quân đội Ukraine cung cấp cho biết, khi họ có thể khai hỏa 10.000 viên đạn pháo mỗi ngày thì chỉ có khoảng 35-45 binh sĩ thiệ.t mạn.g. Song nếu chỉ bắ.n khoảng 4-5.000 viên/ngày thì số lượng binh sĩ hy sinh có thể tăng lên tới 100 người.

Nguồn cung đạn pháo trở thành yếu tố quyết định mật độ hỏa lực pháo binh qua đó trực tiếp ảnh hưởng đến lợi thế của mỗi bên tham chiến. Tháng 3/2024, tình báo phương Tây đưa ra ước tính, Nga có thể sản xuất khoảng 250.000 quả đạn pháo trong một tháng, tức khoảng 3 triệu viên/ năm. Con số này còn có thể tăng lên khi Nga đã đưa toàn bộ nền sản xuất công nghiệp của họ phục vụ cho chiến tranh. Trong khi đó, cả Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ lại khó có thể đạt được con số này.

Cụ thể, tháng 11/2024, Phó Chủ tịch EU Josep Borrell cho biết, Liên minh Châu Âu (EU) đã chuyển giao 980.000 quả đạn pháo cho Ukraine, qua đó sớm có thể cán mốc 1 triệu quả đạn trong năm 2024. Nhưng cũng cần chú ý rằng, mốc cam kết trên của EU thực ra phải hoàn thành từ tháng 3 và sau nhiều lần trì hoãn thì cam kết đó mới gần được hoàn thành.

Ukraine cũng có một nguồn cung đạn pháo khác đến từ thỏa thuận với từng nước thuộc EU như Cộng hòa Czech đã công bố kế hoạch cung cấp 800.000 quả đạn pháo cho Ukraine, với nguồn gốc chủ yếu đến từ các quốc gia ngoài EU.

Pháo binh vẫn là vua trên chiến trường Ukraine - Hình 4
Một người lính Nga khai hỏa lựu pháo D30 cỡ nòng 152mm. Ảnh: RIA Novosti.

Vào tháng 11/2023, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố kể từ khi cuộc xung đột tại Ukraine bùng phát, Washington đã cung cấp cho Kiev khoảng 3 triệu viên đạn pháo. Số lượng này có từ nhiều nguồn, trong đó có việc xuất từ các kho của quân đội Mỹ. Một số liệu khác cho biết trước năm 2022, Mỹ duy trì năng lực sản xuất khoảng vài nghìn quả đạn pháo 155mm mỗi năm, con số này tăng lên khoảng 20.000 viên sau khi cuộc xung đột tại Ukraine bùng phát. Hiện tại Lầu Năm Góc đang tìm cách tăng sản lượng đạn pháo 155mm của Mỹ từ khoảng 100.000 viên/ tháng trở lên vào cuối năm 2025 nhờ gói ngân sách 6 tỉ USD được Quốc hội thông qua gần đây.

Ngoài ra Ukraine cũng đang nỗ lực sản xuất đạn pháo trong nước để cung cấp cho quân đội. Những số liệu trên sẽ gây bất ngờ nếu đặt trong bối cảnh ngân sách quốc phòng của Nga vào năm 2023 chỉ là 100 tỉ USD trong khi con số này của Mỹ và NATO là khoảng 1,47 nghìn tỉ USD.

Ngoài ra, một vấn đề khác cần lưu ý là trong khi quân đội Nga đa số sử dụng loại trọng pháo cỡ nòng 152mm chuẩn Liên Xô. Các loại pháo này dù là pháo xe kéo hay pháo tự hành đều có thể dùng chung đạn. Trong khi đó Ukraine sử dụng kết hợp cả pháo 152mm từ thời Liên Xô và pháo cỡ nòng 155mm chuẩn NATO. Bản thân các loại pháo cỡ nòng 155mm chuẩn NATO hiện có trong trang bị của Ukaraine cũng yêu cầu những loại đạn tiêu chuẩn nhất định và chưa chắc có thể sử dụng lẫn đạn của nhau. Chính điều này khiến gánh nặng hậu cần, đặc biệt là đạn pháo của quân đội Ukraine càng thêm nặng nề.

Hàn Quốc: Triều Tiên đưa quân tới mặt trận Kursk, giao chiến với Ukraine

Hàn Quốc và Mỹ xác nhận quân đội Triều Tiên đã tham gia cùng lực lượng Nga trong cuộc chiến với Ukraine.

Hàn Quốc: Triều Tiên đưa quân tới mặt trận Kursk, giao chiến với Ukraine - Hình 1

Lính Ukraine ở Donetsk (Ảnh: Getty).

"Cơ quan Tình báo Quốc gia xác nhận quân đội Triều Tiên được điều động đến Nga đã di chuyển đến khu vực Kursk trong 2 tuần qua", cơ quan tình báo Hàn Quốc thông báo hôm 13/11.

Theo tình báo Hàn Quốc, quân đội Triều Tiên đã hoàn thành việc triển khai lực lượng ra chiến trường và đã tham gia vào các hoạt động chiến đấu với lực lượng Ukraine.

Trước đó, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel ngày 12/11 xác nhận "hơn 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã được gửi đến miền Đông Nga và hầu hết trong số họ đã di chuyển đến Kursk và bắt đầu tham gia các hoạt động chiến đấu với lực lượng Nga".

Ông Patel lưu ý rằng các lực lượng Nga đã huấn luyện quân đội Triều Tiên về pháo binh, máy bay không người lái (UAV) và các hoạt động bộ binh cơ bản, bao gồm cả các hoạt động đột kích chiến hào. Đây là những kỹ năng quan trọng đối với các hoạt động tiề.n tuyến.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, thành công trên chiến trường của Nga khi sử dụng quân đội Triều Tiên phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc Nga có thể tích hợp họ vào quân đội tốt đến mức nào.

Hàn Quốc: Triều Tiên đưa quân tới mặt trận Kursk, giao chiến với Ukraine - Hình 2

Vị trí vùng Kursk và vùng Donbass (Ảnh: Economist).

Các nguồn tin quân sự phương Tây đán.h giá, Nga đang dồn quân để đẩy lùi lực lượng Ukraine khỏi Kursk trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức vào ngày 20/1 tới.

Khi Ukraine bắt đầu chiến dịch đột kích táo bạo vào tỉnh Kursk của Nga hồi tháng 8, Kiev hy vọng sẽ buộc Moscow phải đưa ra lựa chọn: hoặc tiếp tục nỗ lực chính để tiến công ở miền Đông Ukraine, hoặc có thể tập trung vào việc đẩy lực lượng Ukraine ra khỏi Kursk.

Ba tháng sau, lực lượng Nga có thể đạt được cả 2 mục tiêu.

Ukraine đang chuẩn bị đối phó với cuộc phản công lớn của Nga ở Kursk. Theo nhận định của Ukraine và Mỹ, quân đội Nga đang được lực lượng Triều Tiên hỗ trợ ở mặt trận này.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đầu tuần này nói rằng có 50.000 quân Nga ở Kursk. Tình báo Mỹ cũng đưa ra nhận định tương tự.

Lực lượng này được tập hợp lại ngay cả khi Nga vẫn tiếp tục tiến quân đều đặn trên tiề.n tuyến ở miền Đông Ukraine.

Điều này làm dấy lên viễn cảnh về một thắng lợi trên cả 2 mặt trận cho Nga: đán.h bại cuộc tấ.n côn.g của Ukraine mà không gây tổn hại nhiều đến lực lượng Moscow.

Giới phân tích cho rằng, Ukraine đang phải chịu tổn thất vì đi một nước cờ sai.

Ukraine và Nga đã bị kẹt trong thế bế tắc mệt mỏi dọc theo tiề.n tuyến vào đầu năm nay. Các lực lượng Ukraine đã phá vỡ thế bế tắc vào ngày 6/8, lợi dụng tuyến phòng thủ lỏng lẻo của Nga dọc biên giới vùng Kursk để mở chiến dịch đột kích.

Nga đã không nhanh chóng triển khai quân đán.h chặn Ukraine ở Kursk. Thay vào đó, đà tiến công của Nga đã khiến Ukraine dần bị đẩy lùi khỏi khoảng một nửa vùng lãnh thổ mà họ kiểm soát ở Kursk.

Trong khi đó, Ukraine phải căng mình chiến đấu, bao gồm việc điều một số quân tinh nhuệ nhất đến Kursk để đối phó với Nga.

Theo đán.h giá của các quan chức Mỹ, lực lượng Triều Tiên được cho là đã giúp Nga chuẩn bị một cuộc phản công lớn ở Kursk mà không cần phải rút quân khỏi miền Đông Ukraine.

Andrii Kovalenko, người đứng đầu Trung tâm Chống thông tin sai lệch của Ukraine, tuần trước tiết lộ quân đội Triều Tiên đã được triển khai cùng các đơn vị Nga trong khu vực và đã có "những trận chiến hàng ngày".

Bộ Tổng tham mưu Ukraine hôm qua thừa nhận tình hình dọc toàn bộ chiến tuyến và ở cả khu vực Kursk đều khó khăn đối với lực lượng vũ trang Ukraine. Kiev thừa nhận ưu thế vượt trội của quân đội Nga cả về trang bị và nhân sự.

Trước đó, tướng Oleksandr Syrskyi, Tổng Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine, cũng thừa nhận quân đội Ukraine phải đối mặt với một trong những đợt tiến công mạnh nhất của Nga kể từ tháng 2/2022.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phản ứng của ông Trump trước việc Tổng thống Biden ân xá cho con traiPhản ứng của ông Trump trước việc Tổng thống Biden ân xá cho con trai
18:08:10 02/12/2024
Nóng: Tổng thống Hàn Quốc bất ngờ ban bố thiết quân luậtNóng: Tổng thống Hàn Quốc bất ngờ ban bố thiết quân luật
21:35:18 03/12/2024
Toàn cảnh một đêm dậy sóng vì thiết quân luật ở Hàn QuốcToàn cảnh một đêm dậy sóng vì thiết quân luật ở Hàn Quốc
07:45:54 04/12/2024
Gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và LitvaGia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Litva
05:26:54 03/12/2024
Nghị sĩ Mỹ kêu gọi Tổng thống Biden ân xá cho Tổng thống đắc cử TrumpNghị sĩ Mỹ kêu gọi Tổng thống Biden ân xá cho Tổng thống đắc cử Trump
21:45:07 03/12/2024
Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai Hunter Biden trước khi rời nhiệm sởTổng thống Joe Biden ân xá cho con trai Hunter Biden trước khi rời nhiệm sở
15:07:34 02/12/2024
Có kẻ lạ mặt đang ở trong nhà tôi!Có kẻ lạ mặt đang ở trong nhà tôi!
19:16:37 03/12/2024
Pháp mất thế, EU thua thiệtPháp mất thế, EU thua thiệt
22:56:05 02/12/2024

Tin đang nóng

Cô giáo phê gì khiến 2 học sinh phải bỏ học bạ cũ, thay học bạ mới?Cô giáo phê gì khiến 2 học sinh phải bỏ học bạ cũ, thay học bạ mới?
08:19:07 04/12/2024
Hoa hậu Châu Á tại Mỹ 2025: "Tôi mong muốn tiếp nối sứ mệnh của chị Jennifer Phạm"Hoa hậu Châu Á tại Mỹ 2025: "Tôi mong muốn tiếp nối sứ mệnh của chị Jennifer Phạm"
07:07:48 04/12/2024
Chồng của chị đẹp Vbiz vừa "đánh úp" khoe bụng bầu vượt mặt là ai?Chồng của chị đẹp Vbiz vừa "đán.h úp" khoe bụng bầu vượt mặt là ai?
10:16:40 04/12/2024
Cặp chị - em Vbiz bị phát hiện hẹn hò bí mật, lộ hint sống chung nhà, đáng nghi nhất là chi tiết liên quan phụ huynhCặp chị - em Vbiz bị phát hiện hẹn hò bí mật, lộ hint sống chung nhà, đáng nghi nhất là chi tiết liên quan phụ huynh
09:42:09 04/12/2024
Xó.t x.a hình ảnh cuối cùng của mỹ nam Hàn vừa đột ngột qua đời ở tuổ.i 32Xó.t x.a hình ảnh cuối cùng của mỹ nam Hàn vừa đột ngột qua đời ở tuổ.i 32
06:55:45 04/12/2024
Thủy Tiên gâ.y số.c vì ăn mặc hớ hênh, lộ điểm nhạy cảm trên thảm đỏThủy Tiên gâ.y số.c vì ăn mặc hớ hênh, lộ điểm nhạy cảm trên thảm đỏ
07:00:46 04/12/2024
Đòi yêu lại nhưng bị từ chối, người phụ nữ phóng hỏa làm chế.t bạn trai cũĐòi yêu lại nhưng bị từ chối, người phụ nữ phóng hỏa làm chế.t bạn trai cũ
10:07:36 04/12/2024
Con gái qua đời vì ta.i nạ.n, mẹ vợ tìm mọi cách giữ chân con rể ở lại và kế hoạch của bà đã thành côngCon gái qua đời vì ta.i nạ.n, mẹ vợ tìm mọi cách giữ chân con rể ở lại và kế hoạch của bà đã thành công
05:55:06 04/12/2024

Tin mới nhất

Gần 300 binh sĩ Hàn Quốc tiến vào trụ sở quốc hội sau lệnh thiết quân luật

Gần 300 binh sĩ Hàn Quốc tiến vào trụ sở quốc hội sau lệnh thiết quân luật

12:23:59 04/12/2024
Khoảng 280 binh sĩ đã tiến vào trụ sở quốc hội Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk-yeol bất ngờ ban bố lệnh thiết quân luật giữa đêm 3/12.
Ông Donald Trump và kế hoạch tái thiết nước Mỹ trong tuần đầu tiên nhậm chức

Ông Donald Trump và kế hoạch tái thiết nước Mỹ trong tuần đầu tiên nhậm chức

12:14:19 04/12/2024
Những kế hoạch này không chỉ nhằm đảo ngược các chính sách của chính quyền tiề.n nhiệm mà còn thể hiện tham vọng định hướng lại nước Mỹ theo các giá trị mà ông theo đuổi.
Hàn Quốc trải qua một đêm 'hỗn loạn chính trị lớn nhất nhiều thập kỷ'

Hàn Quốc trải qua một đêm 'hỗn loạn chính trị lớn nhất nhiều thập kỷ'

11:47:49 04/12/2024
Nếu Tổng thống Yoon Suk Yeol bị luận tội, ông sẽ bị tước bỏ các quyền hạn theo hiến pháp cho đến khi Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đưa ra phán quyết. Trong khoảng thời gian đó, Thủ tướng Han Duck-soo sẽ tiếp quản các trách nhiệm tổng thống ...
10 trợ lý cấp cao của tổng thống Hàn Quốc đồng loạt từ chức

10 trợ lý cấp cao của tổng thống Hàn Quốc đồng loạt từ chức

11:43:14 04/12/2024
Trong khi đó, các tập đoàn lớn của Hàn Quốc hôm 4-12 đã trải qua ngày bận rộn, nỗ lực đán.h giá tình hình kinh doanh sau khi tuyên bố thiết quân luật khẩn cấp gây chấn động khắp thị trường tài chính.
Anh, Nga và Nhật Bản quan ngại về tình hình ở Hàn Quốc

Anh, Nga và Nhật Bản quan ngại về tình hình ở Hàn Quốc

11:06:17 04/12/2024
Tại Nhật Bản, các quan chức cấp cao chính phủ bày tỏ bất ngờ về diễn biến trên khi Tổng thống Yoon Suk Yeol ban bố lệnh thiết quân luật nhằm đối phó với các hoạt động của đảng đối lập.
Iran lên tiếng về khả năng đưa binh sĩ đến Syria

Iran lên tiếng về khả năng đưa binh sĩ đến Syria

11:04:52 04/12/2024
Theo ông Araghchi, Iran lo ngại về sự sụp đổ của Tiến trình hòa bình Astana ở Syria, bởi không có giải pháp thay thế dễ dàng nào cho sáng kiến này. Ông Araghchi cũng tiết lộ có ý định đến thăm Moskva để thảo luận về tình hình ở Syria.
Nga thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm trong cuộc tập trận trên biển Địa Trung Hải

Nga thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm trong cuộc tập trận trên biển Địa Trung Hải

11:02:35 04/12/2024
Cơ quan này mô tả thêm, lực lượng hải quân và hàng không vũ trụ Nga đã phóng các tên lửa có độ chính xác cao trên biển và trên không ở phía Đông Địa Trung Hải.
Hội nghị G20 tại Nam Phi đặt trọng tâm vào tài chính khí hậu và xóa nợ

Hội nghị G20 tại Nam Phi đặt trọng tâm vào tài chính khí hậu và xóa nợ

11:00:22 04/12/2024
Ưu tiên thứ hai sẽ là đảm bảo tính bền vững của các khoản nợ của các quốc gia thu nhập thấp, vốn đã là chủ đề cốt lõi của G20 trong những năm gần đây.
Nội các Thái Lan thông qua dự luật 'xổ số hưu trí'

Nội các Thái Lan thông qua dự luật 'x.ổ s.ố hưu trí'

10:56:58 04/12/2024
Ông Paopoom nhấn mạnh dự luật thành lập Quỹ tiết kiệm quốc gia (NSF) hiện sẽ được Hội đồng Nhà nước, cơ quan tư vấn pháp lý của chính phủ, thẩm định trước khi trình lên quốc hội xem xét.
Số người di cư đến quần đảo Canary (Tây Ban Nha) cao kỷ lục

Số người di cư đến quần đảo Canary (Tây Ban Nha) cao kỷ lục

10:42:04 04/12/2024
Cho đến nay, tổng cộng có 610 chiếc thuyền chở người di cư đã đến được quần đảo Canary trong năm 2024, tăng từ 530 chiếc trong cả năm 2023.
Chính phủ Hàn Quốc cam kết ổn định thị trường tài chính

Chính phủ Hàn Quốc cam kết ổn định thị trường tài chính

10:38:03 04/12/2024
Theo Bộ Tài chính-Kinh tế Hàn Quốc, những người tham dự cuộc họp khẩn cấp cũng nhấn mạnh cam kết thực hiện mọi hành động cần thiết để bảo vệ sự ổn định kinh tế quốc gia và chuẩn bị cho mọi tình huống.
Quân đội Syria giao tranh dữ dội với phe nổi dậy, mất loạt xe tăng T-90

Quân đội Syria giao tranh dữ dội với phe nổi dậy, mất loạt xe tăng T-90

09:15:45 04/12/2024
Tình hình ở tỉnh Hama rất khó khăn với lực lượng chính phủ trong suốt cả ngày và trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm. Quân đội Syria thất thủ ở một số nơi và nhiều vũ khí hiện đại bị phiến quân thu giữ.

Có thể bạn quan tâm

Sao Hàn 4/12: Lee Young Ae cưỡi mô tô ở tuổ.i U60, khoe nhan sắc trẻ trung

Sao Hàn 4/12: Lee Young Ae cưỡi mô tô ở tuổ.i U60, khoe nhan sắc trẻ trung

Sao châu á

12:49:52 04/12/2024
Lee Young Ae khoe dáng trên chiếc mô tô phân khối lớn ở tuổ.i U60, cựu thành viên Big Bang vắng mặt trong hình ảnh quảng bá phim Squid game 2 .
Không thời gian - Tập 6: Lĩnh tiếp tục thái độ bất mãn với cấp trên

Không thời gian - Tập 6: Lĩnh tiếp tục thái độ bất mãn với cấp trên

Phim việt

12:46:14 04/12/2024
Theo chỉ đạo của Trung tá Đại, các chiến sĩ phải đi hái lá thuố.c nam để điều trị cho người bệnh, nhưng Lĩnh vẫn tỏ ra bất mãn với công việc được giao.
Ten Hag sắp có bến đỗ mới sau khi rời MU

Ten Hag sắp có bến đỗ mới sau khi rời MU

Sao thể thao

12:45:49 04/12/2024
Ten Hag bị MU sa thải hồi tháng 10, sau khởi đầu mùa bóng tệ hại. Ông quay trở lại quê nhà nghỉ ngơi ít hôm rồi tiếp tục cuộc sống tại Manchester cùng gia đình.
Một đêm xảy ra 3 trận động đất ở 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam

Một đêm xảy ra 3 trận động đất ở 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam

Tin nổi bật

12:26:38 04/12/2024
Tối 3/12, 3 trận động đất xảy ra liên tiếp trên địa bàn 2 huyện tiếp giáp giữa 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Có trận động đất mạnh 3.8.
Có nên đắp mặt nạ nha đam mỗi ngày?

Có nên đắp mặt nạ nha đam mỗi ngày?

Làm đẹp

12:00:17 04/12/2024
Mặc dù nha đam rất lành tính, bạn vẫn nên kiểm tra phản ứng của da trên một vùng da nhỏ ở tay trước khi thoa lên da mặt. Việc này sẽ hạn chế tình trạng dị ứng, kích ứng, đặc biệt là đối với da nhạy cảm.
Vụ việc 5 người trả giá 30 tỷ đồng/m2 đất Sóc Sơn dưới góc nhìn pháp lý

Vụ việc 5 người trả giá 30 tỷ đồng/m2 đất Sóc Sơn dưới góc nhìn pháp lý

Pháp luật

11:58:53 04/12/2024
Như VietNamNet đã đưa, Công an Hà Nội vừa tạm giữ hình sự 5 người liên quan vụ trả giá 30 tỷ đồng/m2 đất ở huyện Sóc Sơn để điều tra về hành vi Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản.
Sinh con rồi bỏ lại bệnh viện Từ Dũ, 26 năm sau người con tìm về, nói những điều khiến bố mẹ lặng đi

Sinh con rồi bỏ lại bệnh viện Từ Dũ, 26 năm sau người con tìm về, nói những điều khiến bố mẹ lặng đi

Netizen

11:53:25 04/12/2024
Chàng trai có tên tiếng Việt là Phan Thái Hòa (người Bỉ gốc Việt) chào đời ngày 19/1/1998 tại Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM). Hòa bị mẹ bỏ lại bệnh viện, sau đó được đưa sang cô nhi viện ở Gò Vấp rồi trở thành con nuôi của một đôi vợ chồng ng...
Sao Việt 4/12: Trường Giang chăm con ốm, Lan Phương ngày càng gợi cảm

Sao Việt 4/12: Trường Giang chăm con ốm, Lan Phương ngày càng gợi cảm

Sao việt

11:37:35 04/12/2024
Nhã Phương đăng hình ảnh ông xã Trường Giang chăm con đang ốm sốt, Lan Phương tiết lộ bí quyết lấy lại sắc vóc sau sinh.
Tại sao nước trong hồ không thấm hết xuống đất?

Tại sao nước trong hồ không thấm hết xuống đất?

Lạ vui

11:30:26 04/12/2024
Hồ nước từ lâu đã trở thành một phần quan trọng của hệ sinh thái tự nhiên, không chỉ cung cấp nước mà còn duy trì sự sống cho nhiều loài sinh vật.
9 món đồ bếp giúp cuộc đời tôi "bước sang trang mới"

9 món đồ bếp giúp cuộc đời tôi "bước sang trang mới"

Sáng tạo

11:10:53 04/12/2024
Từ ngày mua 9 món đồ này, tôi cảm thấy thích thú vào bếp nấu ăn hơn. Không gian bếp của gia đình tôi khá nhỏ, cho nên khu vực đựng và chế biến thực phẩm lại càng chật hẹp hơn.
Khám phá xu hướng áo khoác mùa đông thời thượng nhất năm nay

Khám phá xu hướng áo khoác mùa đông thời thượng nhất năm nay

Thời trang

10:27:42 04/12/2024
Mùa đông đến, những chiếc áo khoác trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu, vừa bảo vệ cơ thể khỏi giá lạnh, vừa giúp hoàn thiện phong cách cá nhân.