Phanh xe điện bị hỏng và những dấu hiệu thường gặp
Hiện nay, xe điện được trang bị hai loại phanh là phanh cơ và phanh đĩa. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết hư hỏng của từng loại phanh xe điện.
“Điểm mặt” các dấu hiệu hư hỏng thường gặp ở hệ thống phanh xe điện. Ảnh: Lan Anh
Dấu hiệu nhận biết phanh cơ xe điện bị hỏng
Phanh xe không ăn
Hiện tượng này xảy ra khi bạn bóp phanh mạnh nhưng xe không giảm tốc độ hay giảm rất chậm.
Tình trạng này xuất phát từ việc má phanh quá mòn do bạn không bảo dưỡng, tăng phanh hoặc trong quá trình bảo dưỡng, người thợ để dầu mỡ dính vào má phanh khiến má phanh không còn ma sát.
Phanh xe phát ra tiếng ồn
Trong quá trình sử dụng phanh, nếu phanh có tiếng kêu lạ thì má phanh đã bị trơ lì gây trượt khi phanh, bị cát hoặc nước vào má phanh tạo ra những tiếng kêu két két rất khó chịu. Lúc này, bạn cần mang xe đến cơ sở sửa chữa uy tín để thợ tháo phanh và kiểm tra.
Phanh xe có cảm giác nặng
Video đang HOT
Hiện tượng phanh bóp rất nặng có thể do dây phanh bị bó cứng do thời gian sử dụng lâu ngày không được tra dầu. Do đó, nếu xảy ra trường hợp bóp phanh có cảm giác nặng thì bộ phận phanh trên xe điện của bạn đã gặp vấn đề.
Dấu hiệu nhận biết phanh đĩa xe điện bị hỏng
Tiếng kêu lạ từ phanh đĩa
Hiện tượng này có thể do vành đĩa bị cong hoặc dính nhiều bụi bẩn. Vì vậy, khi gặp phải hiện tượng này, phanh xe điện đã gặp vấn đề, bạn cần đưa xe đến các trung tâm sửa chữa uy tín để thay thế vành đĩa.
Phanh bị kẹp vào đĩa phanh
Sau thời gian dài sử dụng, dầu phanh trong hệ thống phanh sẽ bị mất tác dụng khiến cho bộ phận pít tông không thể hoạt động khiến má phanh bị bám lấy đĩa phanh. Lúc này, xe không thể di chuyển được, bạn cần mang đến trung tâm sửa chữa để thay thế dầu phanh.
Tiếng động phát ra khi bóp phanh
Trường hợp này, rất có thể bộ phận má phanh đã bị mòn khiến cho đĩa phanh tiếp xúc với phần khung má phanh, gây ra tiếng kêu to, nghiêm trọng hơn là việc hệ thống phanh giảm hiệu quả hoạt động, gây mất an toàn. Vì vậy, bạn cần mang xe đến cơ sở uy tín để thay phanh đĩa kịp thời.
Xe máy điện kháng nước IP57 hay IP67 có chịu ngập lụt được không?
Tham khảo các dòng xe máy điện, người dùng thường nghe các thuật ngữ như "kháng nước" hay "chống bụi", với các chuẩn IP57, IP67 hay IP68 tương tự điện thoại thông minh. Điều này có ý nghĩa như thế nào?
Xe điện thường "nhạy cảm" với nước và bụi hơn so với xe xăng truyền thống.
Khác với xe máy sử dụng động cơ đốt trong, xe máy điện không chết máy khi bị nước lọt vào bugi hay họng hút gió, nhưng lại chịu những tác động tương tự một sản phẩm điện tử.
Bụi tích tụ bên trong các ổ cắm, cổng và kẽ hở của thiết bị điện tử hay mạch điện có thể làm thay đổi điện trở, thậm chí chập, cháy các điểm tiếp xúc. Trong khi đó, hơi ẩm và nước luôn là kẻ thù truyền kiếp của các thiết bị điện.
Những chiếc xe điện thường xuyên hoạt động ngoài trời, chịu mưa gió hay thậm chí vòi rửa áp suất lớn đương nhiên không thể thiếu khả năng kháng nước, kháng bụi đủ tốt. Để đánh giá khả năng "chịu đựng" bụi và nước của xe điện hai bánh, các nhà sản xuất sử dụng chuẩn IP.
Dễ bị nhầm lẫn với Internet Protocol của mạng internet, chuẩn IP về kháng nước, kháng bụi là viết tắt của Ingress Protection (bảo vệ chống xâm nhập), được Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế (IEC) - cơ quan có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ) - đưa ra để đánh giá khả năng chống bụi và nước của một thiết bị. Thông thường, mã IP sẽ đi cùng với hai chữ số thể hiện cấp bậc, ví dụ như IP57, IP67 hay IP68. Lâu nay, người dùng thường quen thuộc với các chỉ số trên thiết bị số, nhưng gần đây, những tiêu chuẩn này đã xuất hiện cùng với những chiếc xe điện hai bánh.
Chữ số đầu tiên sau kí tự IP thể hiện mức độ thiết bị được bảo vệ trước sự xâm nhập của các hạt vật chất lạ, bao gồm bụi. Với 7 cấp độ từ 0-6, trong đó đáng chú ý hơn cả là các mức IP5X (bụi có thể lọt vào bên trong nhưng không làm hỏng sản phẩm) và IP6X (bụi không thể lọt vào bên trong).
Trong khi đó, chữ số thứ 2 cho biết thiết bị được bảo vệ như thế nào trước chất lỏng, trong đó có nước. Trong trường hợp sản phẩm chưa được kiểm nghiệm khả năng chống một trong hai yếu tố, kí tự tương ứng sẽ được biểu hiện bằng chữ X.
Xếp hạng IP chỉ được trao cho một sản phẩm sau khi đã trải qua quá trình thử nghiệm đặc biệt bởi một đơn vị do IEC cấp phép kiểm nghiệm. Vì vậy, không có nhà sản xuất nào có thể tự dán mác "đạt chuẩn IP" cho sản phẩm của mình.
Nhiều nhà sản xuất xe điện thường quảng bá khả năng lội nước như một trong những thế mạnh hút khách.
Hiện nay, khả năng chịu nước của xe điện hai bánh phổ biến gồm:
Cũng cần lưu ý rằng, một chiếc xe hợp chuẩn IPX6 không có nghĩa khả năng kháng bụi kém hơn so với IP67, mà chỉ đơn thuần là khả năng chống chọi các "vật thể lạ" chưa trải qua đánh giá IP, đồng nghĩa rằng khả năng này có thể tốt hơn, hoặc kém hơn so với quy chuẩn IP tùy công bố của nhà sản xuất.
Riêng chuẩn IPX7 không yêu cầu sản phẩm phải vượt qua các thử nghiệm kháng nước như IPX6 trở về trước, đồng nghĩa người dùng nên tham khảo kĩ chế độ bảo hành và hướng dẫn sử dụng.
Ngoài ra, một số nhà sản xuất có thể sử dụng các bộ quy chuẩn riêng cho sản phẩm của mình (như QCVN 91/2018 của Việt Nam chẳng hạn). Một số khác chỉ tuyên bố "kháng nước, bụi tương đương chuẩn IPXX", hay đưa ra những tuyên bố chung chung. Trong các tình huống này, người dùng nên chủ động tìm hiểu cụ thể trước khi sử dụng xe. Với thời tiết và đường sá đặc thù của Việt Nam, xe máy điện nhìn chung phải đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu IPX6 mới đảm bảo an toàn trong sử dụng hằng ngày.
Ngoài việc dựa vào chuẩn IP, người dùng cũng nên chủ động đánh giá chất lượng xe bằng cảm quan thông thường. Việc kiểm tra các mối nối, cách bố trí mô tơ điện, pin, chất lượng dây dẫn... cúng giúp nhìn nhận rõ nét hơn về khả năng kháng bụi, lội nước của mỗi chiếc xe.
VinFast công bố giá chính thức cho xe điện Theon và Feliz Vài ngày sau khi ra mắt, hai mẫu xe máy điện Theon và Feliz đã được VinFast công bố mức giá chính thức và bắt đầu mở bán trên thị trường Việt Nam. Vào ngày 17/1 vừa qua, VinFast đã giới thiệu đến thị trường Việt Nam hai mẫu xe máy điện hoàn toàn mới Theon và Feliz, mang những phong cách khác...