Phanh tay điện tử có ưu và nhược điểm gì?
Hiện nay, phanh tay điện tử đang dần được áp dụng rộng rãi trên hầu hết các dòng xe, đặc biệt là các dòng xe cao cấp, vậy nó có ưu và nhược điểm gì?
Phanh tay điện tử là gì?
Phanh tay điện tử hay còn được gọi là phanh đỗ xe điện tử. Đây là một loại phanh tay thông minh được điều khiển hoàn toàn tự động. Vị trí đặt phanh rất dễ nhận biết: phanh được ký hiệu chữ P nằm trong vòng tròn đặt gần khu vực cần số hoặc nằm ở vị trí bảng taplo của xe ô tô. Thiết bị này ra đời với mục đích đảm bảo an toàn tính mạng cũng như tài sản cho người sử dụng trong trường hợp người lái quên hạ hoặc kép phanh tay.
Phanh tay điện tử hay còn được gọi là phanh đỗ xe điện tử
Ưu, nhược điểm của phanh tay điện tử
Từ cách vận hành nêu trên, chúng ta có thể dễ dàng thấy được những ưu điểm vượt trội của hệ thống phanh tay điện tử. Tuy nhiên, cũng giống như những hệ thống điện tử khác, loại phanh này tồn tại một vài nhược điểm.
Ưu điểm
Không thể phủ nhận rằng phanh tay điện tử sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật và đang dần thay thế phanh tay cơ. Dưới đây là một số ưu điểm đáng kể:
Video đang HOT
Tính năng tự động hóa hiện đại: Phanh tay điện tử tự động đưa về chế độ Lock khi tài xế dừng đỗ xe, chỉ cần gạt cần số tới vị trí P. Nếu tài xế quên nhả phanh trong khi vẫn đạp ga, hệ thống phanh tay điện tử sẽ tự động kích hoạt chức năng Unlock, nhả phanh để đảm bảo xe không bị bó hoặc cháy phanh. Hơn thế nữa, phanh điện tử còn có tính năng tự động ngừng kích hoạt khi xe chạy cùng khả năng giữ phanh tự động (Brake Hold) khi dừng ngang dốc.
Phanh tay điện tử tự động đưa về chế độ Lock khi tài xế dừng đỗ xe, chỉ cần gạt cần số tới vị trí P
Thao tác đơn giản, dễ dàng: Người lái chỉ cần thực hiện thao tác đơn giản, nhẹ nhàng là gạt cần số để kích hoạt hệ thống phanh đỗ xe điện tử.
Độ an toàn cao khi lái xe: Khả năng đảm bảo an toàn của phanh xe điện tử thể hiện rõ rệt nhất trong các tình huống phanh đột ngột. Thay vì chỉ có thể tác động lên bánh sau của xe gây mất kiểm soát tay lái thì phanh tay điện tử thông qua hệ thống ổn định thân xe để phanh thủy lực lên cả 4 bánh để dừng xe một cách an toàn nhất.
Tạo không gian cabin sang trọng, hiện đại: Phanh tay điện tử có kích thước nhỏ gọn, thiết kế hiện đại thay thế phanh tay cơ thông thường có kích thước lớn giúp không gian cabin, bản tablo trở nên sang trọng.
Nhược điểm
Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng phanh xe điện tử cũng tồn tại nhược điểm: tuổi thọ sử dụng của phanh không cao và nếu bị hư hỏng thì giá thành sửa chữa cũng khá lớn. Bên cạnh đó, nếu ắc quy ô tô chết thì phanh tay điện tử cũng không hoạt động được.
Một số lưu ý khi sử dụng phanh tay điện tử
Theo các chuyên gia, để kéo dài tuổi thọ cũng như sử dụng phanh đỗ xe điện tử hiệu quả, người lái xe cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất: Không di chuyển xe khi đèn cảnh báo phanh vẫn đang sáng. Mặc dù hệ thống phanh tay điện tử giúp chuyển chế độ Unlock tự động nhưng nếu việc này diễn ra liên tục sẽ khiến hệ thống phanh và hệ thống truyền động của xe bị hư tổn nhanh chóng.
Thứ hai: Nguy cơ gặp sự cố của phanh điện tử ít hơn đáng kể so với phanh cơ truyền thống và nếu có lỗi, hệ thống sẽ phản ứng và cảnh báo tới tài xế chỉ trong vài giây. Vì vậy, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường ở hệ thống phanh như âm thanh lạ, phanh bị rung lắc nhẹ,.. thì những điều này đều không đáng lo ngại.
Thứ ba: Giống như mọi hệ thống điện tử khác, phanh tay điện tử có thể sẽ gặp rắc rối về dây dẫn, mạch điện giữa công tắc và cụm điều khiển, thiết bị thực thi bị đoản mạch hay hở mạch. Khi phanh gặp vấn đề, đèn báo sẽ hiện lên ở bảng tablo và người sử dụng nên mang xe đến các garage để kiểm tra và khắc phục.
Bộ phận nào quan trọng nhất trên xe?
Có lẽ với tôi, "lựa chọn cuối cùng trên ghế nóng" là: Cái phanh. Xe có thể bất ngờ chết máy cũng không sao, miễn phanh còn hoạt động.
Chứ phanh mà đứt thì hoạ đến ngay. Hầu hết các tai nạn xe hơi đều liên quan trực tiếp nhất đến chuyện cái phanh: đứt phanh, mất phanh, đạp nhầm chân phanh thành chân ga, phanh không kịp... Nếu phanh kịp thời, đúng lúc và hệ thống phanh trên xe hoạt động tốt thì sẽ chẳng có tai nạn nào xảy ra cả.
Điều ấy cũng có nghĩa rằng tốc độ là quan trọng nhưng biết chậm lại hoặc dừng lại đúng lúc còn quan trọng hơn. Sống trên đời cũng thế. Biết tiết chế, biết dừng ở việc này, biết nói không với mối quan hệ kia... cần những cái phanh.
Phanh là bộ phận quan trọng bậc nhất trên ô tô
Nhưng quan trọng hơn khi đã có phanh, là chúng ta dùng nó thế nào cho hiệu quả.
Có hai chữ thôi - hiệu quả, nhưng nói thật, 20 năm sau tay lái với tôi, cũng như một phần tư thế kỷ trên cỗ xe hôn nhân, là cả... một trời phức tạp học mãi cũng thấy chưa đủ. Vấn đề là: đạp (phanh) lúc nào? đạp thế nào? và có phải lúc nào xử lý phanh cũng là đạp không?
Tôi nhớ hồi đầu mới tham gia một khoá nâng cao kỹ năng lái xe, trước khi thực hành, chuyên gia đố các học viên (đều là những người đã và đang lái xe hàng ngày) xem nếu xe đang đi ở tốc độ 60-70-80km/h (là tốc độ phổ biến trên đường ở Việt Nam) mà đạp hết phanh thì xe sẽ "lết" thêm bao nhiêu mét nữa trước khi dừng hẳn? Hầu hết đoán sai vì đa số không hình dung ra chiếc xe cần một quãng đường dài đến thế và khác nhau đến thế (khác nhau tuỳ thuộc dòng xe, loại xe, tải trọng xe, tốc độ trước khi phanh, mặt đường...) trước khi có thể đứng lại!
Cũng ở khoá học nói trên, lại có tình huống gặp chướng ngại vật mà không được phanh - vì trong tình huống khẩn cấp, chướng ngại vật xuất hiện trong khoảng cách quá gần, phanh cũng chả kịp chưa kể có thể lật xe, thì làm thế nào?
Tốc độ liên quan đến quãng đường phanh
Hay ở một cuộc thi lái xe tiết kiệm nhiên liệu, thì bạn biết không, người về nhất chính là người biết cách ít sử dụng đến chân phanh nhiều nhất, nhờ vào "nghệ thuật" quan sát và phán đoán tình huống từ xa, là kinh nghiệm "giữ trớn", là thái độ lái xe điềm tĩnh không đi đâu mà vội...
Chưa kể, ngồi trong xe với người lái giỏi này sẽ thấy rất êm ái, người hay ói nhất cũng không có cơ hội. Còn không may ngồi chung xe với anh/chị nào bạ cái là đạp, thì mệt lắm, cứ gọi là dúi dụi suốt. Phanh suốt thế mà cũng chả chắc đã an toàn, nhất là ở đường Việt Nam, kiểu đạp phanh gấp rất dễ dính "chưởng" xe phía sau.
Chuyện phanh tốt mà gặp nạn lại liên quan tới một công nghệ "hot" trên các dòng xe đời mới hiện nay - gọi là Phanh tự động khẩn cấp. Trang bị thêm công nghệ hỗ trợ lái xe an toàn này là bởi các nhà sản xuất nghĩ rằng nó sẽ can thiệp trong tình huống khẩn có thể xảy ra va chạm mà người lái xe mất tập trung, lơ đãng "quên" đạp phanh. Một dạng phanh người máy của thời đại AI.
Nhiều tai nạn liên quan đến vấn đề phanh
Cái này trên đường thử thì rất hay, phanh thông minh hoạt động cực kỳ chính xác vì nó không mải nghe điện thoại hay nhắn tin, cũng không ngó nghiêng khi đang đang lái xe. Nhưng trong phố đông nhà ta, nơi xe máy, xe đạp và cả người đi bộ có thể lao ra, cắt mũi xe bạn từ mọi hướng, mọi làn và các xe nối nhau không có khoảng trống, chả giống bất cứ nơi nào trên trái đất, thì cái phanh người máy hoạt động theo chuẩn quốc tế này khiến mình hết sức... đau tim và có nguy cơ "đau mông" nữa (vì bị xe phía sau vì đột ngột mà tông vào).
Chuyện cái phanh dài thế mà thật ra là chưa hết đâu, để dành lần sau kể nốt. Giờ cài phanh, tắt máy để ăn cái, rồi còn xem phim, lúc này chuyện ấy quan trọng hơn...
Các tình huống khẩn cấp khi đang lái xe ô tô và cách xử lý Khi tham gia giao thông có nhiều tình huống bất ngờ xảy ra mà người lái không lường trước được. Nắm rõ về những tình huống khẩn cấp sau giúp lái xe có phương án và kỹ năng xử lý kịp thời và an toàn. Nổ lốp Ô tô bất ngờ nổ lốp là một trong những tình huống khẩn cấp khi lái...