Phanh phui những chiêu tra tấn khắc nghiệt của CIA
Một bản báo cáo điều tra của Thượng viện Mỹ được công bố ngày 9/12 đã phanh phui những chiêu tra tấn khắc nghiệt của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA). Dù vậy, các biện pháp này bị xem là không hiệu quả.
Kỹ thuật thẩm vấn bịt mặt dội nước gây ngạt của CIA.
Bản báo cáo được Ủy ban tình báo thượng viện Mỹ công bố còn cho thấy CIA đã lừa dối cả Nhà Trắng và Quốc hội, với những tuyên bố không chính xác về tính hữu ích của các cuộc tấn công ngăn chặn.
Trong lúc bản tóm tắt dài gần 500 trang, được rút ra từ báo cáo hơn 6000 trang của ủy ban trên, được giải mật và công bố, Tổng thống Obama đã thừa nhận rằng những hành động của CIA phản tác dụng và “đi ngược lại các giá trị của chúng ta”.
Giám đốc của CIA John Brennan thì bảo vệ việc cơ quan mình sử dụng các chiến thuật cứng rắn dưới thời Tổng thống George W. Bush sau vụ khủng bố 11/9. Ông Brenan quả quyết rằng, dù có những sai sót, những kỹ thuật tra tấn hà khắc như bịt mặt tù nhân bằng vải và dội nước “thực sự đem lại những thông tin tình báo giúp ngăn chặn các kế hoạch tấn công, bắt giữ những kẻ khủng bố và cứu nhiều sinh mạng”.
Đại sứ quán Mỹ tại nhiều quốc gia đã được đặt trong tình trạng cảnh giác cao sau khi chủ tịch Ủy ban tình báo Thượng viện, thượng nghị sỹ Dianne Feinstein, nhất quyết công khai bản báo cáo, bất chấp cảnh báo từ ngoại trưởng John Kerry rằng nó có thể kích động sự giận dữ trên toàn thế giới.
Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel cũng cho biết đã lệnh cho toàn bộ các tư lệnh quân đội Mỹ trong tình trạng cảnh giác cao độ.
Ép cung, tra tấn
Bà Feinstein khẳng định ít nhất 119 cá nhân đã là nạn nhân của “kỹ thuật thẩm vấn ép cung, và trong một số trường hợp lên tới mức tra tấn”.
Video đang HOT
Các phạm nhân bị bắt trong các chiến dịch truy quét sau các vụ tấn công tòa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới và Lầu Năm Góc năm 2001 cho đến tận năm 2009. Họ bị thẩm vấn tại các nhà tù bí mật của CIA tại các quốc gia đồng minh, hoặc tại nhà tù tại Vịnh Guantanamo, Cuba.
Ngoài biện pháp trùm mặt phạm nhân và dội nước gây ngạt, CIA còn dùng nhiều kỹ thuật khác như tát, đánh mạnh vào mặt, buộc nạn nhân phải đứng, ngồi trong những tư thế khó chịu hay khiến phạm nhân không thể ngủ.
Abu Zubaydah, một người Ả rập xê út bị nghi là thành viên al-Qaeda đã tham gia lên kế hoạch tấn công và chiêu mộ những kẻ khủng bố, đã bị nhốt vào một chiếc hộp có kích thước chỉ bằng một chiếc quan tài trong nhiều giờ.
Người này bị bắt tại Pakistan và đưa tới một căn cứ bí mật tại Thái Lan. Tại đây, Abu bị nhốt trong một phòng giam không có ánh sáng tự nhiên hay cửa sổ, mà chỉ có 4 chiếc đèn chĩa vào phòng giam và một máy điều hòa.
Trong phòng có 2 chiếc ghế, một chiếc êm ái hơn cái còn lại, và chỉ được dùng tùy theo mức độ hợp tác của phạm nhân. Từ ngày 4 đến 23/8/2002, sau 47 ngày bị cách ly hoàn toàn, Abu Zubaydah bị thẩm vấn bằng các kỹ thuật nâng cao hầu như 24 giờ mỗi ngày.
Các nhân viên an ninh bước vào buồng giam sẽ xích và chùm đầu người này, sau đó lột bỏ hết khăn, quần áo trên người nạn nhân.
“Abu Zubaydah thường xuyên trong tình trạng không mặc gì và bị quấy phá giấc ngủ”, báo cáo viết. Ông ta bị ép đứng sát tường và một chiếc họp đặt trên sàn, trông giống như chiếc quan tài.
Bất kỳ khi nào nghi phạm phủ nhận có biết một thông tin nào đó, người thẩm vấn sẽ tóm hoặc tát vào mặt ông ta. Ngay trong tối đầu tiên bị bắt, ông ta bị chùm mặt và dội nước, làm cho ho sặc sụa, nôn ói và co giật.
Quá trình thẩm vấn được lặp lại nhanh hơn và nhiều hơn.
Hiệu quả kém
Bà Feinstein cho rằng một số người trên thế giới “sẽ tìm cách sử dụng báo cáo này để biện minh cho những hành động xấu xa hoặc kích động thêm bạo lực”. “Chúng ta không thể ngăn cản điều đó. Nhưng lịch sử sẽ phát xét chúng ta bởi sự cam kết đối với một xã hội công bằng được quản lý bằng pháp luật, và sự sẵn sàng đối diện với một sự thật không tốt đẹp gì và nói “không bao giờ lặp lại’”.
“Các tù nhân của CIA đã bị tra tấn, cho dù người ta có diễn giải từ này theo bất kỳ nghĩa nào”, vị thượng nghị sỹ nói.
Dù đã được biên tậplại rất kỹ lưỡng, bản báo cáo vẫn đầy những chỉ trích. “Việc thẩm vấn các tù nhân của CIA là tàn độc và tồi tệ hơn rất nhiều so với những gì CIA trình bày với các nhà lập pháp và những người khác”, báo cáo viết.
Bản cáo cáo, được đưa ra sau khi rà soát hơn 6 triệu trang tài liệu, đã kết luận rằng “việc sử dụng các kỹ thuật thẩm vấn nâng cao của CIA không phải là biện pháp hiệu quả để có được thông tin chính xác hoặc buộc tù nhân phải hợp tác”.
7 trong số 39 tù nhân bị áp dụng các biện pháp thẩm vấn nâng cao “đã không khai ra thông tin bình báo nào trong thời gian bị CIA giam giữ”, trong khi những người khác “đưa ra những thông tin tình báo rất nhiều thông tin tình báo hữu ích trước khi, hoặc dù không bị áp dụng các kỹ thuật này”.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng trong nhiều vụ việc “không có sự liên hệ nào” giữa những thành công trong chống khủng bố được nêu ra và thông tin thu được từ các biện pháp thẩm vấn tăng cường.
“Trong những trường hợp còn lại, CIA đã tuyên bố một cách không chính xác những thông tin cụ thể, hoặc thực chất không có thu được từ một phạm nhân của CIA “như kết quả của” các kỹ thuật thẩm vấn nâng cao”.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Thượng viện Mỹ: CIA lừa dối về chương trình thẩm vấn "tăng cường"
Trong báo cáo công bố ngày 9/12, Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ cáo buộc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) đã thường xuyên lừa đối Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ về chương trình thẩm vấn "tăng cường" các nghi can al-Qaeda kéo dài từ năm 2002 tới năm 2006.
Quân nhân Mỹ thẩm vấn tù nhân tại nhà tù Guantanamo (ảnh minh họa, nguồn: AP)
Thậm chí, các biện pháp mà cơ quan này tiến hành trên thực tế là tàn bạo hơn nhiều so với những gì CIA thừa nhận trước đó.
Báo cáo do Thượng nghị sỹ Dianne Feinstein, Chủ tịch Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ công bố khẳng định chương trình thẩm vấn do hai nhà thầu của CIA thực hiện nhằm thu thập thông tin sau vụ tấn công ngày 11/9/2001 đã không hiệu quả và không giúp phá vỡ được bất kỳ âm mưu tấn công nào nhằm nước Mỹ.
Trong nhiều trường hợp, không có mối liên quan giữa những thành công trong cuộc chiến chống khủng bố và những thông tin có được trong quá trình thẩm vấn tăng cường.
Theo tài liệu là kết quả của 5 năm điều tra trên, CIA cũng đưa ra những tuyên bố không chính xác về tính hữu ích của chương trình liên quan các cơ sở giam giữ bí mật tại nhiều nước, được cho là có Afghanistan, Ba Lan, Romania và Thái Lan trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công. Ngoài ra, trong số 119 trường hợp bị thẩm vấn có ít nhất 26 người bị giam giữ trái phép và đã có một số trường hợp tử vong.
Báo cáo kết luận: "Việc sử dụng các kỹ thuật thẩm vấn tăng cường của CIA không phải là biện pháp hiệu quả để thu thập thông tin chính xác hoặc dẫn đến sự hợp tác của người bị giam giữ."
Trong một thông báo cùng ngày, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng cho rằng các hành động này của CIA là phản tác dụng và đi ngược lại các giá trị của nước Mỹ. Về phần mình, Giám đốc CIA John Brennan biện minh cho việc cơ quan này áp dụng các biện pháp khắc nghiệt dưới thời Tổng thống George W. Bush sau các vụ tấn công khủng bố 11/9/2001.
Ông Bernnan khẳng định mặc dù có sai sót, song một số biện pháp tra tấn mạnh tay đã mang lại các thông tin tình báo giúp phá vỡ các kế hoạch tấn công, bắt giữ các phần tử khủng bố và cứu mạng sống của nhiều người."./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
Báo Đức: Mật vụ CIA, FBI cố vấn cho chính phủ Ukraine Hàng chục chuyên gia từ Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đang cố vấn cho chính phủ Ukraine, một tờ báo Đức ngày 4/5 đưa tin. Trích dẫn các nguồn tin an ninh giấu tên của Đức, tờ Bild am Sonntag cho hay các mật vụ CIA và FBI đang trợ giúp Kiev chấm...