Phán xét nghiệt ngã của Tòa án lương tâm
7 năm trôi qua nhưng cảm giác giết vợ ngày nào vẫn còn nguyên trong đầu khiến Trọng không sao giũ bỏ được. Trọng nhiều lần lao đầu vào tường, cắt mạch máu tay, tuyệt thực… trong trại giam hòng mong được giải thoát khỏi những ám ảnh tội lỗi…
1. Người đàn ông từ ngày bị bắt lúc nào cũng đánh vật với mặc cảm tội lỗi ấy là Trần Văn Trọng, sinh năm 1971, ở thôn Núi Thượng, xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Trọng bị kết án tù chung thân vì tội giết người mà nạn nhân là chị Nguyễn Thị Yên, vợ của anh ta.
Trọng sinh ra trong một gia đình rất đông anh em, nghèo và quanh năm chỉ trông vào mấy sào ruộng nên chuyện chạy ăn từng bữa vẫn thường xảy ra. Bản chất hiền lành, chăm chỉ nên sau một thời gian lấy nhau, vợ chồng Trọng cũng dành dụm được một khoản tiền khoảng vài triệu đồng, định sửa lại căn nhà cho đỡ dột nát. Thời điểm đó rộ lên phong trào đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan nên chị Yên đã bàn với chồng để vợ ra nước ngoài làm việc một thời gian, kiếm tiền về sửa nhà và tích lũy cho con ăn học. Ban đầu Trọng không đồng ý vì từ trước tới giờ làm gì cũng có vợ có chồng, không biết vợ đi vắng thì chuyện cơm nước của ba bố con sẽ thế nào nhưng rồi cũng xuôi tai trước những lời tỉ tê của vợ. Vay thêm tiền ngân hàng, chị Yên cũng kiếm được tấm vé sang Đài Loan lao động còn Trọng ở nhà thay vợ đảm đang ruộng vườn và nuôi dạy hai đứa con còn nhỏ.
Đi được một năm, chị Yên gửi được 28 triệu đồng về cho chồng trả nợ ngân hàng một phần còn lại chi tiêu mua sắm. Vừa nuôi con vừa cáng đáng việc ruộng đồng nên Trọng thấy vất vả quá nên nhiều lần chị Yên gọi điện về nhà hỏi han con cái, Trọng đều giục vợ phá hợp đồng về sớm. Theo ý của Trọng thì đi như thế cũng là được rồi, vừa có tiền trả hết nợ vừa dư một ít để sắm sửa, không cần phải kiếm thêm nữa trong khi chị Yên lại muốn nhân cơ hội này kiếm thêm lưng vốn kha khá rồi mới về. Tuy nhiên vì chồng giục giã quá nên khi được nghỉ phép, ngày 20-11-2005, chị Yên về nước thăm gia đình.
Hai ngày ở nhà là chừng ấy thời gian chị Yên dùng nhiều lý lẽ để thuyết phục chồng cho đi làm tiếp nhưng không được. Không tỉ tê được, người phụ nữ chỉ biết vun vén cho gia đình ấy đã nhờ bố mẹ hai bên nội ngoại vận động song Trọng vẫn cương quyết không đồng ý. Bực quá chị Yên liền bảo với chồng rằng nếu không cho đi làm tiếp sẽ nộp đơn ly hôn. Căng thẳng giữa hai vợ chồng đã xảy ra nhưng vì mới về nên họ vẫn đèo nhau tới bên nội, bên ngoại để giải quyết những khoản tiền vay trước đó.
Các phạm nhân xếp hàng trước khi về buồng giam
Chiều 22-11-2005, Trọng đi đào móng nhà cho một người trong xóm, có ở lại ăn cơm đến 15h cùng ngày mới trở về nhà. Thấy chồng sặc sụa hơi men, chị Yên không dám phàn nàn liền rủ Trọng về bên nội để lấy giấy vay nợ, ra ngân hàng thanh toán. Tại nhà bố mẹ Trọng, chẳng hiểu sao giữa hai người xảy ra cãi cọ. Trọng rút con dao sau phên cửa chém vào tay vợ khiến chị Yên sợ hãi bỏ chạy. Cơn giận bùng lên, Trọng đuổi theo, lôi vợ vào nhà rồi cứ thế vung dao liên tiếp xuống người chị vợ tội nghiệp. Giết vợ xong, Trọng quay dao chém vào cổ mình rồi cứa cả cổ tay nhưng lưỡi dao tuột khỏi chuôi, chỉ để lại cho Trọng hai vết thương nhẹ. Sau hai ngày nằm bệnh viện điều trị vết thương, Trọng bị bắt nhưng kể từ đó tâm tính của anh ta bắt đầu có biểu hiện không bình thường.
2. Theo hồ sơ lưu trữ tại Trại giam Vĩnh Quang thì trước khi được đưa lên đây thi hành án, trong thời gian giam cứu ở Trại tạm giam Công an tỉnh Vĩnh Phúc, đã 3 lần Trọng tìm cách tự sát nhưng không thành. Lần đầu tiên là ngày 2-5-2006. Hôm đó Trọng cạy được mảnh gỉ sắt bung ra từ bản lề ở cửa buồng giam nên đã dùng nó cửa vào cổ tay mình nhưng được cán bộ quản giáo phát hiện kịp thời nên vết thương được băng bó.
Video đang HOT
Ngày 18-5-2006, với miếng gạc băng ở cổ tay trái, Trọng được dẫn giải ra Tòa nghe xét xử. Sau khi lĩnh bản án chung thân, về buồng giam, Trọng tiếp tục tìm tới cái chết. Anh ta giật miếng gạc băng vết thương, dùng răng cắn tiếp vào đó cho chảy máu tuy nhiên lại một lần nữa hành vi tiêu cực của Trọng được phát giác. Do mất nhiều máu tới nỗi ngất xỉu nên Trọng được đưa vào bệnh xá trại giam, cùng phòng với anh ta còn có 3 phạm nhân nữa. Vì quyết tâm chết nên khi vào nhà vệ sinh, Trọng nói dối là mình đau bụng, mắc bệnh trĩ để các phạm nhân cùng buồng không nghi vấn rồi lại tiếp tục làm hở vết thương cũ. Thấy Trọng vào buồng vệ sinh lâu không ra, phạm nhân Trịnh Duy Sinh, cùng buồng đã chạy vào, phát hiện Trọng ngồi bất tỉnh trên bồn cầu, xung quanh loang lổ máu. Lại được cứu sống nhưng suốt trong thời gian nằm viện, anh ta chỉ chờ dịp mọi người sơ hở là lao đầu vào tường hòng tự sát.
Từ ngày lên trại Vĩnh Quang trả án, được cán bộ quản giáo động viên, tư tưởng của Trọng dần ổn định. Trọng đã cười nói, đã biết nói ra những mặc cảm của mình và bày tỏ dự định được làm lại cuộc đời. Thế nhưng vài ngày một lần Trọng lại lên cơn khùng điên, xé rách quần áo, nói năng lảm nhảm đến nỗi phải cùm tay chân còn bình thường, anh ta rất hiền lành, ai nói gì cũng vâng dạ, rất lễ phép. Chính vì cái sự điên dở ấy, chỉ xuất hiện vào những ngày mười tư, mồng một mà cho đến giờ, Trọng vẫn không có được kết quả giám định tâm thần để đi điều trị bệnh trước khi tiếp tục trả án. Nói về trường hợp chỉ không “thật tính người” mỗi tháng vài lần ấy, Thượng tá Ngô Thành Chung, Phó Giám thị phụ trách phân trại 1 Trại giam Vĩnh Quang cho biết: “Chúng tôi đến khổ với phạm nhân này. Những kẻ có tội vào đây để chịu hình phạt còn Trọng từ ngày vào trại, nếu không nằm bệnh xá thì đi đâu, làm gì cũng phải có người kèm mà phải hai người canh chừng, nếu không là xảy ra chuyện”.
Theo một số phạm nhân sống cùng buồng với Trọng thì anh ta là một người sống rất tình cảm, dễ hòa đồng nhưng lại rất hay khóc. Trọng rất ít tham gia vào các câu chuyện phiếm của mọi người trong buồng mà nhiều lúc thường ngồi im lặng, nhìn ra ngoài rồi lặng lẽ khóc. Có những đêm khuya, mọi người đã ngủ say rồi nhưng Trọng vẫn ngồi đó, thì thầm như trò chuyện với ai đó vô hình rồi thút thít khóc. Hiểu tâm trạng của Trọng, phạm nhân Nguyễn Văn Tuấn, cũng vào tù vì giết vợ đã tới nằm cạnh Trọng, lựa lời tâm sự nhưng Trọng chỉ cười, không nói. Có một lần bức bối quá, Trọng mới bảo Tuấn: “Anh giết vợ vì nghi chị ấy ngoại tình chứ em thì chẳng có lý do gì để cướp đi mạng sống của vợ cả. Từ lúc lấy nhau, chúng em chưa một lần nói to, đi đâu làm gì cũng có vợ có chồng, chỉ vì kinh tế mà giờ vợ chồng em âm dương cách biệt”.
3. Hôm chúng tôi tới Trại giam Vĩnh Quang, Trọng đang nằm ở bệnh xá của trại giam, hai chân phải đeo cùm nhưng không thể trò chuyện được vì anh ta đang trong tình trạng trên người không mảnh vải che thân, miệng luôn lảm nhảm những điều gì đó không nghe rõ. Bình thường Trọng làm ở đội sản xuất hàng mã, công việc của anh ta chỉ là bên nguyên liệu cho các phạm nhân trong đội dập mẫu mã thế nhưng khi đã lên cơn khùng điên, Trọng xé quần xé áo, nói năng lảm nhảm, hú hét rất ghê rợn. Nhiều lúc anh ta còn không chịu ăn uống, tự đánh vào người mình nên để đảm bảo an toàn tính mạng cho Trọng, các quản giáo chỉ còn cách cùm anh ta lại, cử hai phạm nhân khác tới canh chừng, lựa lời khuyên nhủ.
Đại úy Phan Anh Tuấn, cán bộ giáo dục Trại giam Vĩnh Quang cho hay Trọng là người đa sầu đa cảm, những lúc tỉnh táo rất hay khóc. Biết tâm lý phạm nhân này chưa vượt qua được sự mặc cảm về tội lỗi đã gây ra, thời gian đầu mới nhập trại, anh thường xuyên gặp Trọng, trò chuyện, động viên, khích lệ. Qua những câu gợi mở, anh Tuấn biết Trọng là người rất yêu vợ. Anh ta nhớ chi tiết từng cái áo vợ mặc, thậm chí cả những chiếc cặp tóc mua ở đâu, khi nào, Trọng đều nhớ rất rõ. Thực lòng Trọng không bao giờ nghĩ có ngày vợ chồng mỗi người một nơi nên khi nghe chị Yên dọa ly hôn, Trọng đã thấy hụt hẫng và đó chính là nguyên nhân khiến anh ta không kiểm soát được hành động của mình dẫn tới cái chết oan uổng của vợ. Đau khổ và dằn vặt, Trọng chỉ mong được giải thoát khỏi những suy tư đang đè nặng trong tâm can mà đâu biết rằng việc mình hết lần này, lần khác tìm cách tự sát chỉ thêm làm khó cán bộ quản giáo.
Con người ta chẳng ai là không va vấp nhưng có những vấp ngã để trưởng thành, khôn lớn song có những cái sai mà hậu quả thật nặng nề. Gần 3000 phạm nhân đang cải tạo ở Trại giam Vĩnh Quang là chừng ấy hoàn cảnh, nguyên nhân khác nhau để dẫn tới vi phạm pháp luật. Có nhiều tội lỗi rồi cũng được thời gian làm lành vết thương khiến người ta chín chắn hơn, muốn có cơ hội sống tốt hơn song cũng có tội lỗi mà dư âm của nó vẫn còn đó.
Đã 7 năm trôi qua nhưng quá khứ và những hình ảnh đau đớn chưa lúc nào thôi dày vò Trọng, khiến anh ta tháng nào cũng điên vài ngày, chủ yếu vào những ngày tuần mọi người hay đi chùa thắp hương. Phải chăng người đàn ông này còn yêu vợ quá hay đó là sự phán xét nghiệt ngã của tòa án lương tâm.
Theo Dantri
Có bản lĩnh chém người, vào tù lại tuyệt thực, đập đầu kêu oan
Không chịu ăn uống 3 ngày liền, nhiều lần đập đầu vào cửa buồng giam để kêu oan nên bị can Nguyễn Minh Đức được giám thị coi là "đối tượng hình sự côn đồ có bản lĩnh". Tuy nhiên, trước việc kêu oan quyết liệt của Đức, thử xem các cơ quan tiến hành tố tụng TP. Nam Định đã sử dụng chứng cứ để kết tội bị cáo như thế nào?
Các bị cáo tại phiên xét xử.
Sau canh bạc là.. chém người
Rạng sáng 19/10/2010, trước cửa số nhà 114 A, phố Trần Hưng Đạo, Tp Nam Định xảy ra một vụ đâm chém nhau mà nạn nhân là anh Đào Anh Tuấn. Hung thủ được xác định là 3 thanh niên mặc áo áo chống nắng trùm đầu, đeo khẩu trang bịt mặt, đi trên 1 chiếc xe máy Airblade màu đỏ. Lúc đầu, anh Tuấn khai anh nhận ra hung thủ là Đức và Phạm Anh Tiến.
Sau hơn 1 tháng thu thập chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an Tp. Nam Định đã có quyết định khởi tố bị can đối với Đức, Tiến và Giang Hùng Hiệp. Nguyên nhân của vụ chém người này được cho là do mâu thuẫn trong chiếu bạc trước đó giữa anh Tuấn và nhóm của Đức (anh Tuấn thua bạc nhưng không chịu trả tiền cho các con bạc trong sới do nhóm Đức "trông coi").
Nhưng bị hại Tuấn đã đột ngột thay đổi lời khai rằng, người trực tiếp chém anh là Đức, Hiệp và một đối tượng không rõ danh tính chứ không có Tiến tham gia. Từ đây, Kết luận điều tra xác định rằng, Đức cùng Hiệp và một đối tượng nữa đã ép xe của anh Tuấn vào vệ đường, đuổi nạn nhân đến cửa số nhà 114A Trần Hưng Đạo rồi cả 3 xông vào chém Tiến chỉ là người "theo dõi" vị trí của anh Tuấn để báo cho Đức chứ không trực tiếp tham gia chém anh Tuấn, không có mặt tại hiện trường vụ án.
Khả năng phi thường của nhân chứng
Lý giải về sự thay đổi lời khai của mình, anh Tuấn cho hay, "vì ban đầu tinh thần hoảng loạn, lúc nhớ lúc quên" hoặc "vì có người nói lại là có Tiến, Đức, Hiệp tham gia chém" nên đã khai ra Tiến. Vậy là việc anh Tuấnkhai ra các bị cáo cũng chỉ là suy đoán? Nghi vấn này là có cơ sở bởi ngay tại phiên tòa sơ thẩm, bị hại Tuấn cho biết, "tôi nhận ra Đức bởi người chém tôi bị cụt ngón tay út của bàn tay trái". Nực cười ở chỗ, gần 2 tháng sau khi xảy ra vụ chém nhau, Đức mới bị cụt ngón tay út chứ tại thời điểm ngày 19/10, tai Đức vẫn còn lành lặn.
Kỳ lạ hơn, tại CQĐT, bị hại đã khai báo nhiều chi tiết về nhận dạng của nghi can mà chỉ những người có khả năng nhìn xuyên vải vóc mới có thể biết được như: "Đức có tóc ngắn, hơi xoăn, mũi khoằm..." hoặc "Tiến để đầu bốc".
Tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXX đã công bố nhiều lời khai của nhận chứng để đấu tranh với sự chối tội của 3 bị cáo, nhưng chính những lời khai này được công bố lại chứa đầymâu thuẫn. Các nhân chứng Tùng, Huy thì khai, trước khi xảy ra vụ việc đã gặp Đức điều khiển xe chở 2 người (đều đeo khẩu trang, mặc áo trùm đầu. Nhưng bị hại Tuấn lại khẳng định ngược lại, Đức là người ngồi sau, không cầm lái. Anh Tuấn thì khẳng định lúc xông vào chém Tuấn, Đức nói, chém chếtnó đi. Song, nhân chứng Bắc và Cường lại khai "lúc chém, bọn Đức không có ai nói câu nào".
Vì những mâu thuẫn này mà trước đó, VKSND TP. Nam Định đã từng trả hồ sơ yêu cầu CQĐT điều tra bổ sung nhiều vấn đề, trong đó có việc tiến hành đối chất giữa các bị can và các nhân chứng. Nhưng không hiểu sao việc đối chất này đã không được CQĐT thực hiện. Dù chứng cứ mâu thuẫn như vậy nhưng HĐXX vẫn kết tội 3 bị cáo về tội cố ý gây thương tích trong đó bị cáo Đức đã phản đối bản án bằng cách tuyệt thực. Liệu cấp phúc thẩm có làm rõ được những vấn đề chưa rõ ràng trong bản án sơ thẩm?
Thưa Luật sư Đặng Quý Chuyên, ông có nhận xét gì về quan điểm và cách đánh giá chứng cứ buộc tội trong vụ án này?
Việc điều tra, xét xử và buộc tội các bị cáo chủ yếu dựa vào lời khai nên đây là một vụ án khó. Chứng cứ kết tội 3 bị cáo trong vụ án này chủ yếu dựa vào lời khai của bị hại và nhân chứng. Tuy nhiên, tôi đánh giá lời khai này là thiếu khách quan, không chính xác. Hành vi phạm tội được thực hiện trong đêm tối, đối tượng chém người đeo khẩu trang, đội mũ trùm đầu nhưng nhân chứng lại khai rõ cả đặc điểm khuôn mặt của từng người rồi lý giải rằng, "do quen các bị hại từ trước" là không khách quan. Nếu vậy, bị hại chỉ cần phán đoán 1 ai đó chém mình là đã có thể khai vanh vách về nhận dạng của người này rồi. Điều này rất dễ đến làm oan người mà bị hại chỉ dựa "phán đoán" mà thôi.
Nhưng thưa luật sư, CQĐT đã cho bị hại và nhận chứng nhận dạng các bị can?
Tôi cho rằng, kết quả của việc nhận dạng trên là thiếu khách quan, không tin cậy bởi bị hại và nhân chứng đều đã biết các bị can từ trước. Khi nhận dạng, các Điều tra viên đã không để những người bị nhận dạng đeo khẩu trang, đội mũ - đúng như thời điểm xảy ra vụ án- nên việc bị hại và nhân chứng chỉ ra được các bị can là điều dễ hiểu. Trước khi cho nhận dạng, ĐTV cũng không yêu cầu bị hại và nhân chứng khai báo về những đặc điểm mà dựa vào đó họ nhận dạng được các đối tượng.
Tại phiên toà, các nhân chứng lý giải thế nào về họ biết các bị cáo đã chém anh Tuấn trong đêm tối, thưa ông?
Tất cả 7 nhân chứng khai báo về việc họ biết các bị cáo chém người đều đã vắng mặt tại phiên toà sơ thẩm. HĐXX lý giải rằng, các nhân chứng này đều đã đi làm ăn xa, không thể đến tham dự phiên toà nên vẫn tiến hành xét xử. Điều này khiến người ta có cảm tưởng, phiên toà chỉ diễn ra "cho có" mà thôi.
Xin cảm ơng ông!
Theo PLVN
Ly kỳ vụ em trai tố anh giết bố Sau khi dùng cây gỗ đánh chết bố Y Quên Niê cùng em trai mang xác đi phi tang rồi phóng hỏa đốt nhà. Vụ việc chỉ hé lộ sau hơn một năm, khi cậu em bỏ vào TPHCM kiếm sống nhằm tránh sự khống chế, đe dọa của người anh. Cơ quan chức năng tổ chức khai quật và khám nghiệm hiện...