Phận Việt ở phố Joo Chiat
Họ, những cô gái trẻ tìm đến Singapore như một thiên đường, lại đang sinh tồn đầy tủi nhục tại đảo quốc trù phú này.
Khi biết tôi sắp sang Singapore, một người bạn đã nhắc rằng: “Nhớ ghé qua phố Joo Chiat nhé!”. Bản thân cũng nhiều lần nghe đến con phố này, nơi tập trung rất nhiều quán bar mà phần đông tiếp viên là các cô gái Việt Nam.
Khoảng 6 năm gần đây, giới nữ tiếp viên ở những quán bar cũng như karaoke và nhà hàng tại Sài Gòn vẫn kháo nhau rằng “thiên đường” Singapore dễ kiếm tiền lắm. Những câu chuyện “bay show” tại đảo quốc sư tử trong vài tháng có thể kiếm hàng trăm triệu được họ kể lại với vẻ mặt háo hức.
Phố Việt
Rời khỏi không khí đầy phấn khích của khu vực đua xe thể thức 1 ở vịnh Marina, tôi xuống trạm tàu điện City Hall rồi chọn tuyến đến trạm Paya Lebar. Sau đó, mất thêm gần 10 phút để di chuyển bằng taxi đến Joo Chiat.
Các nữ tiếp viên Việt bị cảnh sát Singapore bắt tại phố Joo Chiat hồi năm ngoái – Ảnh: TNP
Con phố nhỏ hiện ra với những quán bar trông chẳng hề rực rỡ, sang trọng như mọi người vẫn nghĩ về Singapore. Quán nào cũng giống quán nào, tất cả đều được bài trí đơn giản ở bên ngoài bằng một bảng hiệu khiêm tốn với nội dung như: KTV Karaoke Lounge, Pub. Xen kẽ là vài tiệm ăn.
Video đang HOT
Ngay trước cửa các quán bar ở hai bên đường, từng nhóm “chân dài váy ngắn” tụ tập. Không khó để nhận ra phần lớn trong số này là những cô gái Việt khi họ í ới trò chuyện bằng tiếng mẹ đẻ. Đâu đó, vài nhóm đang cợt nhả cùng các vị khách nam giới. Sau một hồi trao đổi qua lại, các đôi “nam thanh nữ tú” đón taxi phóng đi.
Bước vào một quán bar trên phố Joo Chiat. Giống như phía ngoài, bên trong cũng chẳng có gì sang trọng. Khoảng 10 bộ bàn ghế chân cao cùng hai màn hình LCD xuống màu đang phát nhạc karaoke tiếng Hoa. Tại một góc nhỏ, ba chiếc máy chơi game trông khá cũ kỹ. Khung cảnh này trông hao hao những quán bar từng xuất hiện trong các bộ phim Hồng Kông hồi đầu thập niên 1990. Tất cả hiện ra dưới ánh đèn màu leo lét, vừa đủ để nhìn thấy gương mặt từng người khách và tiếp viên.
Một người khách độ 50 tuổi cố rướn giọng để hát bản Caraven of life bằng tiếng Hoa trên màn hình karaoke, nhưng vẫn không quên sờ mó cô tiếp viên đang ngồi trong lòng mình. Trong lúc đó, cô bé tíu tít nói cười bằng tiếng Việt với một tiếp viên khác cùng bàn. Hầu như vị khách nào cũng đang ôm ấp một cô tiếp viên trẻ. Thế nhưng, lượng khách bấy nhiêu là chưa đủ nên không ít cô gái vẫn đang ngóng về hướng cửa quán.
Vừa nhìn thấy tôi ngồi vào bàn, một phụ nữ xồn xồn lập tức chạy đến mời mọc thức uống. Mở thực đơn, giá cả không quá đắt so với đời sống tại Singapore, tôi chọn một bình bia (dung tích tương đương 3 lon loại 330 ml) có giá 25 SGD, khoảng 425.000 đồng.
Mưu sinh
Vừa uống hết ngụm bia đầu tiên, tôi nhận được câu chào bằng tiếng Hoa của một nữ tiếp viên. Nghe tôi trả lời: “Anh là người Việt”, cô bé trông vui hẳn dù gương mặt dường như đã ngà say. Sau vài câu gợi chuyện, cô giới thiệu mình tên Thanh và cũng không ngại kể cho tôi nghe về công việc tại đây. Thanh cho biết cô đến Singapore gần 5 tháng vì được rủ rê rằng sang đây không khó để thu nhập gần trăm triệu mỗi tháng. Người mai mối dẫn đi còn nói rằng chẳng cần biết ngoại ngữ gì, chỉ cần giao tiếp được bằng vài câu tiếng Hoa vì khách khứa lẫn các chủ quán ở Joo Chiat đa phần là người Hoa.
Thế nhưng, tất cả hào hứng và hy vọng của Thanh nhanh chóng sụp đổ chỉ sau vài ngày đến xứ người. Cô cho biết, tiền thuê nhà mỗi ngày hết 17 SGD, rồi mất thêm khoảng 20 SGD cho chi phí ăn uống và đi lại cùng nhiều khoản linh tinh khác. Theo Thanh, dù có tiết kiệm đến cỡ nào thì mỗi ngày phải tốn tổng cộng khoảng 35 SGD. Trong khi đó, các nữ tiếp viên làm việc tại phố Joo Chiat không lương, chỉ sống nhờ tiền boa, vốn cũng chẳng nhiều nhặng gì. Thông thường, đứng tiếp mỗi lượt khách trong vài tiếng đồng hồ, mỗi tiếp viên chỉ được boa khoảng 20 SGD, số tiền chẳng là gì so với vật giá đời sống tại Singapore. Lỡ tiếp khách nào rồi thì các cô cũng phải ráng chờ đến khi họ về, bỏ đi giữa chừng sẽ bị mất tiền boa. Đó là chưa kể, nhiều khách ra về nhưng không boa và tất nhiên các nữ tiếp viên chẳng biết cách nào khác ngoài năn nỉ xin tiền.
Trung bình, họ chỉ tiếp khoảng 2 – 3 lượt khách nếu hôm nào may mắn. Gặp ngày vắng khách hoặc không được khách chọn, các nữ tiếp viên đành trắng tay ra về. Vì vậy, đối với nhiều nữ tiếp viên tại đây, việc không có tiền mua vé máy bay về Việt Nam khi hết hạn thị thực là bình thường. Để nhanh có tiền, nhiều nữ tiếp viên lựa chọn con đường bán dâm (80 – 100 SGD/đêm). Mại dâm là nghề hợp pháp tại Singapore nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định. Trong khi đó, các nữ tiếp viên gốc Việt nhập cảnh theo diện du lịch nên vẫn bị bắt nếu hành nghề mại dâm. Ngoài các khoản tiền phạt, họ sẽ bị trục xuất ngay lập tức.
Nhìn qua bàn bên cạnh, một nữ tiếp viên đang cố năn nỉ để vị khách sắp ra về boa thêm vì chỉ mới nhận được 10 SGD. Người khách tỏ ra rất gượng ép mới chìa tay đưa thêm tờ 5 SGD. Thấy tôi nhìn cảnh kỳ kèo đó, Thanh biện minh giùm người bạn: “Nó đứng chơi với mấy ổng hơn 3 tiếng rồi đó anh”. Chứng kiến những việc như vậy, người ta mới có thể thấu hiểu sự tủi nhục mà các cô tiếp viên đang mưu sinh tại con phố Joo Chiat phải hứng chịu.
Tìm đến đảo quốc sư tử với hy vọng đổi đời nhưng những điều mà các cô gái Việt này đang trải qua thì chẳng mấy hứa hẹn điều đó. Có lẽ, không nhiều người trong số họ biết rằng con phố Joo Chiat được cho là gắn liền với ông Chew Joo Chiat, người đã thành công rực rỡ nhờ làm giàu bằng những công việc chân chính.
Theo TNO
Euro và phở Việt ở Ba Lan
Văn hóa Việt được bảo tồn ở đất nước chủ nhà Euro. Ông chủ người Hà Tĩnh đưa phở có mặt tại thủ đô Warsaw.
Quán phở Hiên tại Warsaw. Ảnh: Thế Huy.
Tại Ba Lan, rất nhiều quán ăn có phục vụ món phở. Chỉ có điều bánh phở không phải là bánh tươi mà là bánh phở khô nên ít nhiều cũng giảm chất lượng. Song chỉ bấy nhiêu thôi cũng đã đủ hấp dẫn thực khách rồi. Mà không chỉ có cộng đồng người Việt chúng ta, mà đông đảo cư dân Ba Lan cũng "nghiện" món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam này.
Đến với Ba Lan và tìm đến khu Wolka Kosowska - khu kinh doanh thương mại lớn nhất của người Việt, phở Hiên là quán nổi tiếng nhất. Ra đời từ thập niên 1990, phở Hiên được người Việt trên đất Ba Lan biết đến nhiều nhất. Không phải là một nhà hàng đồ sộ, nhưng phở Hiên là một địa chỉ mà những người Việt xa xứ thường ghé thăm mỗi khi nhớ món ăn quê nhà.
Ông chủ tên Nghĩa là dân gốc Hà Tĩnh. Ảnh: Thế Huy.
Ông chủ tên Nghĩa - là dân gốc Hà Tĩnh, cháu gọi cố giáo sư Hoàng Xuân Hãn là ông trẻ. Những tô bún chả và phở Hà Nội ở đây đậm đà hương vị quê hương, không hề được biến tấu để phù hợp với khẩu vị dân bản địa, nên một ai đã thưởng thức món ăn ở đây ngỡ như đang ở giữa lòng thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Tâm sự với người viết, ông Nghĩa cho biết, người Ba Lan rất thích món ăn của Việt Nam nên những người chế biến của quán phải giữ đúng "cái hồn" của phở truyền thống Việt Nam, để làm sao giúp dân bản địa và khách quốc tế có dịp tiếp cận với văn hóa ẩm thực đúng chất Việt.
Bởi thế, ông Nghĩa không có ý định mở một chuỗi nhà hàng để kiếm thêm thu nhập, vì ngày ngày tại phở Hiên, ông và nhân viên của mình đều tất bật để phục vụ khách ra ra vào vào tấp nập. Bởi thế không khó hiểu khi thương hiệu Phở Hiên giờ đây đã trở thành nổi tiếng không chỉ ở Ba Lan, mà danh tiếng của nó đã vang tới tận châu Mỹ và tận quê nhà Việt Nam.
Bát phở hấp dẫn tại Warsaw. Ảnh: Thế Huy.
Những ca sĩ nổi tiếng trong nước, các nghệ sĩ Việt Nam từ Mỹ cũng đã ghé đến. Đến Ba Lan dịp Euro này, được nghe những câu chuyện về việc quốc gia từng hùng mạnh nhất châu Âu này bảo tồn những giá trị truyền thống, tôn tạo những kiến trúc xưa cũ dù đã bị chiến tranh tàn phá nặng nề - rồi liên tưởng đến cách kinh doanh phở của quán Hiên nói riêng và của người Việt Nam nói chung - không chỉ ở Ba Lan mà ở nhiều nơi trên thế giới - có những nét tương đồng.
Theo Bưu Điện Việt Nam
"Phở là quà tặng vĩ đại của Việt Nam dành cho Mỹ" Mới đây, trong bài báo: "Quà tặng ẩm thực vĩ đại của Việt Nam dành cho Mỹ... và nơi để thưởng thức tốt nhất" được đăng trên báo điện tử hàng đầu nước Mỹ Huffington Post, nhà báo David Rosengarten đã không tiếc lời ca ngợi món phở Việt Ông Rosengarten nhận định món ăn dẫn đầu trong việc tạo nên vinh quang...