Phan Văn Anh Vũ kháng cáo toàn bộ bản án 25 năm tù
Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) có đơn kháng cáo toàn bộ nội dung bản án TAND TP Hà Nội tuyên ngày 13/1.
Trong đơn kháng cáo tự viết bằng tay dài 4 trang một ngày sau khi bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 25 năm tù, Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) cho rằng bản án sơ thẩm với mình và các bị cáo là cựu cán bộ UBND TP Đà Nẵng là không có căn cứ.
Phan Văn Anh Vũ nêu sáu vấn đề kháng cáo. Trong đó, Vũ cho rằng không có sự tác động nào từ mình để các bị cáo thực hiện hành vi giúp sức.
Nếu Vũ có tội thì phải chứng minh chứng cứ vật chất nào là chứng cứ buộc tội và nếu không có đủ chứng cứ thì cơ quan công tố phải áp dụng điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 để tuyên vô tội.
Cùng với đó, việc thành lập hội đồng định giá tài sản trong bộ luật tố tụng hình sự ở trung ương là vi phạm tố tụng. Các kết luận định giá tái sản trong vụ án không khách quan, có sự trao đổi, thống nhất giữa hội đồng định giá và cơ quan điều tra.
Cơ quan điều tra cũng không xác định thời gian định giá tài sản trong văn bản yêu cầu theo quy định pháp luật. Vũ cho rằng, việc kê biên tài sản đảm bảo thi hành án khi chưa có kết luận của hội đồng định giá về giá trị tài sản là trái quy định. Việc áp dụng các văn bản pháp luật để giải quyết vụ án cũng không phù hợp.
Phan Văn Anh Vũ tại phiên toà sơ thẩm. (Ảnh: TTXVN)
Ngày 13/1, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Phan Văn Anh Vũ 17 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” và 8 năm tù “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”, tổng hợp hình phạt 25 năm tù.
Bản án nhận định bị cáo Phan Văn Anh Vũ giữ vai trò đặc biệt trong vụ án. Tại cơ quan điều tra và phiên tòa, bị cáo không thừa nhận hành vi phạm tội.
Bị cáo biết rõ các công ty không thuộc diện được chỉ định nhận đất, dự án mua nhà công sản nhưng lợi dụng mối quan hệ với các lãnh đạo để được chỉ định nhận đất, mua nhà công sản… và bàn bạc với giám đốc các công ty là các đơn vị được mua chỉ định với giá rẻ hơn nhiều song sang tên bị cáo, gây thiệt hại cho ngân sách đặc biệt lớn.
Video đang HOT
Hành vi của bị cáo gây mất đoàn kết trong bộ máy chính quyền Đà Nẵng. Hành vi phạm tội của bị cáo là nguyên nhân chính đưa các cán bộ cao cấp của Bộ Công an vào vòng lao lý. Bị cáo thâu tóm nhiều nhà đất đắc địa trên địa bàn Đà Nẵng và được hưởng lợi đặc biệt lớn.
XUÂN TRƯỜNG – HỮU DÁNH
Theo
Vụ đòi nợ 1000 chỉ vàng: TAND huyện Giao Thủy có dấu hiệu vi phạm tố tụng?
Cho rằng: "TAND huyện Giao Thủy chỉ dựa vào lời khai 1 phía, có dấu hiệu vi phạm tố tụng, bị đơn đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm".
Mới đây, TAND huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm lần 2 vụ án "Tranh chấp hợp đồng vay tài sản". Đây là vụ án kéo dài qua nhiều cấp xét xử, được người dân đặc biệt quan tâm.
Ngay sau khi TAND huyện Giao Thủy công bố bản án, vợ chồng ông Lưu, bà Oanh có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.
Ông bà cho rằng: TAND huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đánh giá tài liệu, chứng cứ thiếu khách quan, chỉ dựa vào lời khai từ một phía, có dấu hiệu vi phạm tố tụng, không đúng bản chất vụ việc, bị đơn trong vụ án "Tranh chấp vay tài sản".
Hình ảnh trong phiên xét xử sơ thẩm.
Đề nghị giám định tài liệu chứng cứ, không được xem xét
Nguyên đơn trong vụ án là bà Vũ Thị Vi (SN 1967) trú tại tổ dân phố 3, thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Còn bị đơn là vợ chồng ông Mai Văn Lưu (SN 1953) và bà Trần Thị Oanh (SN 1958) đều trú tại tổ dân phố 5B, thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
Bà Vi khởi kiện vợ chồng ông Lưu - bà Oanh với số tiền gốc của hai hợp đồng mà bà Vi cho rằng trước đó vợ chồng ông Lưu và bà Oanh vay là hơn 2,3 tỷ đồng (con số đã được làm tròn) tương đương 956 chỉ vàng 9999.
Nội dung vụ án thể hiện, ngày 7/6/2009 vợ chồng ông Lưu, bà Oanh có vay của bà Vi 420 triệu đồng, thời hạn là 06 tháng, lãi suất 1,5%/tháng. Đây là số tiền bà Vi huy động vốn nhàn rỗi của bà Nguyễn Thị Thành là chị chồng bà Vi.
Bà Oanh cho biết, đây là chứ viết của bà Vi khi nhờ mua và chuyển đổi tiền vay sang mua 2 căn hộ 2104 và 1808.
Tiếp đó, ngày 10/6/2009, bà Vi cho ông Lưu, bà Oanh vay 390 triệu đồng với lãi suất 1,5%/tháng. Đến hạn trả nợ khoản vay của bà Thành nhưng bà Oanh không có tiền trả, nên ngày 19/4/2010 giữa bà Vi và bà Oanh thống nhất chuyển số tiền tại 02 (hai) giấy biên nhận vay tiền thành Hợp đồng vay tài sản với tổng số tiền là 802.150.000 đồng với mục đích bà Oanh vay để kinh doanh.
Hai bên thỏa thuận bảo đảm số tiền vay bằng vàng 9999, giá trị quy đổi tại thời điểm ký Hợp đồng là 305 chỉ vàng 9999, lãi suất 10.000.000 đồng/tháng, Hợp đồng chỉ có chữ ký của bà Oanh không có chữ ký của ông Lưu.
Ngày 11/10/2009, bà Vi cho vợ chồng ông Lưu, bà Oanh vay 1.500.555.000 đồng để kinh doanh. Hai bên thỏa thuận bảo đảm số tiền vay bằng vàng 9999, giá trị quy đổi tại thời điểm ký hợp đồng là 651 chỉ vàng 9999, lãi suất 1%/tháng bằng 15.000.000 đồng.
Ngày 19/2/2014, bà Vi khởi kiện yêu cầu vợ chồng ông Lưu, bà Oanh có trách nhiệm thanh toán cho bà Vi tổng số tiền gốc của 02 hợp đồng ký ngày 19/4/2010 và ngày 11/10/2009 và số tiền lãi theo quy định.
Tại phiên tòa, vợ chồng ông Mai Văn Lưu và bà Trần Thị Oanh khẳng định hai hợp đồng 19/4/2010 và ngày 11/10/2009 mà bà Vũ Thị Vi khởi kiện là "đầu giả đuôi thật".
Theo bị đơn, hợp đồng ngày 19/4/2010 là giả mạo, còn hợp đồng ngày 11/10/2009 là "đầu giả đuôi thật". Từ đó, bị đơn đề nghị HĐXX giám định tính pháp lý của hai hợp đồng ngày 19/4/2010 và ngày 11/10/2009, đồng thời giám định bổ sung tài liệu bản diễn giải góp vốn mua căn hộ chung cư và Sổ theo dõi nộp tiền mua nhà chung cư Khu đô thị Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) của Công ty Tập đoàn Nam Cường. Tuy nhiên đề nghị của phía bị đơn không được chủ tọa phiên tòa xem xét.
Bản án sơ thẩm của TAND huyện Giao Thủy tuyên buộc: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Vũ Thị Vi. Buộc vợ chồng bà Oanh, ông Lưu có nghĩa vụ thanh toán cho bà Vi số tiền gốc tại Hợp đồng vay ký kết ngày 11/10/2009 là 1.500.555.000 đồng và số tiền gốc theo giấy biên nhận ngày 10/6/2009 là 382.150.000 đồng. Ngoài ra, bị đơn còn phải thanh toán số tiền lãi suất hơn một tỷ đồng.
Kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm
Ngay sau khi TAND huyện Giao Thủy công bố bản án, vợ chồng ông Lưu, bà Oanh có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm vì cho rằng TAND huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đánh giá tài liệu, chứng cứ thiếu khách quan, chỉ dựa vào lời khai từ một phía, không đúng bản chất vụ việc, vi phạm trong thủ tục tố tụng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của bị đơn.
Sổ theo dõi tiền nộp mua nhà cho bà Vi mà bà Oanh đã cung cấp cho Tòa án. Bà oanh khẳng định tiền vay bà Vi đã được chuyển đổi qua mua nhà chung cư.
Phía bị đơn cho biết thêm, theo Bản án giám đốc thẩm số 83/2017/DS-GĐT ngày 11/9/2017 của TANDCC tại Hà Nội nhận định: "Việc bà Vi xác nhận là "Người công nhận" tại giấy biên nhận ngày 9/12/2009 (bà Oanh bên vay có nhận vay của bà Vi 503 chỉ vàng) có mối liên hệ như thế nào đối với số tiền quy đổi ra vàng tại bản tự hành (Bút lục số 13).
"Chứng cứ quan trọng là bản tự hành của bà Vi (bút lục số 13) có trong hồ sơ vụ án bị đơn cung cấp cho TANDCC tại Hà Nội trong giai đoạn giám đốc thẩm là tình tiết mới có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án nhưng HĐXX cấp sơ thẩm bỏ qua không xem xét", ông Lưu búc xúc.
Vi phạm tố tụng nghiêm trọng
Luật sư Tạ Anh Tuấn - Trưởng Văn phòng Luật sư Bách Gia Luật và Liên danh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết: Trong phiên tòa "Tranh chấp vay tài sản", bị đơn và luật sư có đề nghị HĐXX giám định bổ sung tài liệu bản diễn giải góp vốn mua căn hộ chung cư và Sổ theo dõi nộp tiền mua nhà chung cư Khu đô thị Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) của Công ty Tập đoàn Nam Cường. Tuy nhiên HĐXX không chấp nhận và ra một phán quyết bất lợi rất bất lợi cho bị đơn.
Bên cạnh đó, tại liệu chứng cứ là bản tự hành của bà Vi (bút lục số 13) trước đây bản án giám đốc thẩm đã chỉ ra là chứng cứ mới có thể thay đổi bản chất vụ án, nhưng HĐXX chỉ dựa vào lời khai của nguyên đơn mà không xem xét tài liệu chứng cứ mới phía bị đơn xuất trình có dấu hiệu vi phạm tố tụng nghiêm trọng.
Luật sư Tuấn cũng cho rằng, bản án sơ thẩm của TAND huyện Giao Thủy đã sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi tính phần trăm lãi suất.
Bởi lẽ, đây là vụ án đã qua nhiều cấp xét xử. Tại thời điểm thụ lý vụ án năm 2014, đối chiếu theo quy định của pháp luật vụ án này đã hết thời hiệu thực hiện, bởi vậy hợp đồng thế chấp vay tài sản theo quy định hiện hành sẽ trừ tính lãi gốc.
Duy Khương
Theo phapluatplus
Truy tố cựu TGĐ Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình và 11 bị can VKSND Tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố cựu TGĐ Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DongABank) Trần Phương Bình và 11 bị can khác. Đây là giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại DongABank. Ngoài ông Bình, 11 bị can khác bị truy tố tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác...