Phản ứng Trung Quốc khi tàu chiến Mỹ tuần tra Biển Đông
Khu trục hạm USD Decatur của Mỹ ngày 30/9 đã áp sát các bãi đá bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo thông tin được truyền thông quốc tế đồng loạt đăng tải, tàu USS Decatur đã di chuyển vào trong khu vực 12 hải lý quanh đá Ga Ven và đá Gạc Ma.
Cả hai bãi đá này đều bị Trung Quốc quân sự hóa sau khi bồi đắp phi pháp thành đảo nhân tạo.
Cuộc tuần tra kéo dài 10 tiếng và hoạt động nằm trong chiến dịch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải (FONOP) của Mỹ.
Theo một quan chức thuộc chính quyền Mỹ, lực lượng tiến hành các hoạt động tuần tra và giám sát tại khu vực Biển Đông luôn tôn trọng luật pháp quốc tế và chỉ di chuyển trong hải phận và không phận quốc tế. Nguồn tin cũng khẳng định động thái trên cho thấy Mỹ sẽ “bay, lưu thông tàu thuyền và hoạt động tại bất cứ khu vực nào được luật pháp quốc tế cho phép”.
Hiện chính phủ Trung Quốc chưa đưa ra phản hồi nào trước động thái của Mỹ nhưng trước đó, Bắc Kinh đã tuyên bố sẽ thực hiện “mọi biện pháp phản ứng cần thiết” khi Mỹ triển khai máy bay ném bom B-52 tuần tra trên vùng trời Biển Đông.
Video đang HOT
Khu trục hạm USS Decatur
Việc tàu chiến Mỹ tuần tra Biển Đông diễn ra chỉ vài ngày sau Mỹ điều các máy bay B-52 bay qua Biển Đông. Lầu Năm Góc cho biết, các máy bay ném bom B-52 bay ngang Biển Đông như một phần trong “các hoạt động được lên lịch thường xuyên được thiết kế để nâng cao khả năng vận hành qua lại với các đối tác và đồng minh trong khu vực”.
Thế nhưng Trung Quốc tố cáo Mỹ có hành động khiêu khích. “Trung Quốc luôn nêu rõ lập trường và các nguyên tắc của mình trong vấn đề Biển Đông. Trung Quốc mạnh mẽ phản đối hành động khiêu khích của máy bay quân sự Mỹ trên Biển Đông và sẽ thực hiện mọi biện pháp phản ứng cần thiết”, ông Nhậm Quốc Cường, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, cho biết hôm 27/9.
Hồi tháng 6/2018, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói không tàu thuyền hay phi cơ quân sự nào có thể khiến Bắc Kinh đánh mất quyết tâm “bảo vệ lãnh thổ” sau khi các máy bay B-52 của Mỹ bay gần quần đảo tranh chấp trên Biển Đông.
Phía Trung Quốc cũng tăng cường đào tạo và tuần tra hàng hải. Hôm 29/9, Đài Truyền hình Trung Quốc CCTV thông báo, Trung Quốc điều động hàng chục máy bay chiến đấu và máy bay ném bom tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông. Cuộc tập trận được tiến hành bởi Chiến khu miền Nam của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Các cuộc diễn tập khiêu khích qua lại diễn ra trong lúc căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng từ kinh tế đến quân sự. Mới đây, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố lệnh trừng phạt đối với Cục Phát triển Thiết bị thuộc quân đội Trung Quốc vì cơ quan này mua chiến đấu cơ Sukhoi Su-35 và tên lửa phòng không S-400 từ công ty Nga.
Đáp lại, Trung Quốc triệu hồi Phó đô đốc Hải quân Shen Jinlong trở về từ chuyến thăm cấp cao đến Mỹ, đồng thời hủy cuộc gặp giữa ông và Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ John Richardson. Bắc Kinh cũng không cho phép một tàu chiến của Mỹ đến thăm Hong Kong.
Business Insider dẫn nhiều ý kiến của các nhà phân tích, các chuyên gia cho rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ phải mất một thời gian rất dài để phục hồi quan hệ quân sự.
An Nhiên
Theo baodatviet
Chiến hạm Mỹ tuần tra biển Đông, thách thức Trung Quốc
Một chiến hạm của Hải quân Mỹ đã áp sát một số đảo do Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa trên biển Đông vào ngày 30-9, thách thức tuyên bố chủ quyền sai trái của Bắc Kinh trong lúc căng thẳng leo thang giữa 2 nước.
Theo Wall Street Journal, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Decatur di chuyển qua Đá Ga Ven và Đá Gạc Ma trong cuộc tuần tra kéo dài 10 giờ trên biển Đông.
Đây là 2 trong số 7 tiền đồn nơi Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo phi pháp từ năm 2013, khiến các nước láng giềng ở châu Á và Mỹ bất bình vì lo ngại Bắc Kinh có thể dùng chúng cho tham vọng đòi chủ quyền phi lý đối với hầu như toàn bộ biển Đông.
Một quan chức Mỹ cho biết các lực lượng Mỹ hoạt động trong khu vực thường xuyên đi qua vùng biển quốc tế và luôn tuân thủ luật pháp quốc tế. Người này khẳng định các cuộc tuần tra như trên thể hiện rằng Mỹ sẽ "bay, lưu thông tàu thuyền và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép".
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Decatur. Ảnh: US Navy
Hiện chính phủ Trung Quốc chưa đưa ra phản hồi nào trước động thái của Mỹ. Vào tuần trước, Bắc Kinh gọi hành trình đi qua biển Đông của các máy bay ném bom B-52 của Mỹ là hành động "khiêu khích" trong khi Lầu Năm Góc khẳng định đó là những chuyến bay thường lệ.
Lần cuối cùng Mỹ thực hiện các hoạt động tự do hàng hải trên biển Đông là vào tháng 5, khi 2 chiến hạm USS Antietam và USS Higgins di chuyển qua quần đảo Hoàng Sa. Thông thường, các cuộc tuần tra này sẽ được lên kế hoạch trước nhiều tuần lễ. Dù vậy, cuộc tuần tra ngày 30-9 lại diễn ra trong giai đoạn căng thẳng leo thang với Trung Quốc.
Bảo Hạnh (Theo Wall Street Journal)
Theo nld.com.vn
Mỹ cảnh báo "hậu quả" việc TQ đưa tên lửa ra Biển Đông Trung Quốc né tránh câu hỏi về việc liệu nước này có lắp đặt các hệ thống tên lửa ở Biển Đông hay không, nhưng Nhà Trắng cảnh báo hành động này sẽ dẫn đến "hậu quả cả về ngắn hạn và lâu dài". Tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc, tính năng tương tự như hệ thống S-300 của Nga. Theo...