Phản ứng trái chiều về phát biểu của Thủ tướng Nhật
Sau khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe có bài phát biểu nhân dịp 70 năm kết thúc Thế chiến thứ 2 vào chiều 14.8, người dân nước này cũng như nhiều nước liên quan đã đưa ra những phản ứng khác nhau.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu ngày14.8.2015 nhân 70 năm kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai – Ảnh: Reuters
Một số nhóm dân sự ở Nhật cho rằng bài phát biểu “khó hiểu” và ông Abe đã không có lời xin lỗi của riêng mình như một số người tiền nhiệm từng làm, theo Kyodo News. Nhà hoạt động người Nhật Shigeru Zukeyama chia sẻ rằng ông “cực kỳ thất vọng vì không có ngôn từ xin lỗi rõ ràng đối với các nạn nhân chiến tranh trong và ngoài nước”.
Tương tự, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye ngày 15.8 đánh giá bài phát biểu đã bỏ qua nhiều điều “được mong đợi” và yêu cầu Nhật giải quyết vấn đề phụ nữ Hàn Quốc bị ép làm nô lệ tình dục cho lính Nhật. Còn Bộ Ngoại giao CHDCND Triều Tiên chỉ trích ông Abe không thừa nhận và không xin lỗi về những hành động thời chiến của Nhật, theo KCNA.
Video đang HOT
Tờ Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc thì nhận định bài phát biểu của ông Abe sẽ không khiến quan hệ Nhật – Trung trở nên xấu hơn nhưng cũng chẳng giúp cải thiện quan hệ song phương. Trái lại, Bộ Ngoại giao Philippines, nước từng bị quân phiệt Nhật chiếm đóng, khẳng định Manila đã xây dựng “tình hữu nghị vững chắc” với Tokyo, theo AFP. Mỹ và Anh cũng hoan nghênh bài phát biểu của ông Abe.
Trong buổi lễ tưởng niệm những người tử trận hôm 15.8, Nhật Hoàng Akihito bày tỏ “sự hối tiếc sâu sắc về cuộc chiến tranh đã qua”. Đây là cụm từ được ông Akihito sử dụng lần đầu tiên tại lễ tưởng niệm thường niên này, theo The Mainichi.
Trong khi đó, 3 bộ trưởng và nhiều chính trị gia Nhật đã đến thăm ngôi đền Yasukuni, nơi thờ những người Nhật tử trận, kể cả 14 tội phạm chiến tranh. Chuyến thăm này đã bị Seoul và Bắc Kinh lên tiếng phản đối quyết liệt, theo AFP. Thủ tướng Abe không đến thăm Yasukuni mà chỉ gửi đồ cúng tiến.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Ông lão 81 tuổi tự thiêu trước Đại sứ quán Nhật ở Hàn Quốc
Ngày 12.8, một ông lão 81 tuổi đã tự thiêu trước Đại sứ quán Nhật Bản tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc trong một cuộc biểu tình yêu cầu Tokyo xin lỗi vì đã bắt phụ nữ Hàn Quốc đưa vào những nhà thổ của Nhật Bản trong Thế chiến thứ 2.
Ông lão 81 tuổi tự thiêu trước Đại sứ quán Nhật Bản tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc ngày 12.8.2015 - Ảnh: AFP
Các nhân chứng cho biết những người biểu tình và lực lượng cấp cứu đã nỗ lực dập tắt ngọn lửa và sau đó ông lão được đưa lên xe cấp cứu, theo AFP.
Hiện vẫn chưa rõ tình trạng sức khỏe của ông lão, AFP cho hay. Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) cho biết ông lão này là một người Hàn Quốc.
Trong ngày 12.8, gần 1.000 người biểu tình tập trung trước Đại sứ quán Nhật Bản ở Seoul trước thềm kỷ niệm 70 năm kết thúc thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Triên (1910-1945) vào ngày 15.8 tới, theo AFP.
Hàn Quốc cho biết Nhật Bản vẫn chưa có đủ những hành động nhằm chuộc lỗi cho việc ép phụ nữ Hàn Quốc làm nô lệ tình dục trong các nhà thổ của quân đội Nhật trong thời chiến tranh thế giới lần 2. Chính quyền Nhật Bản luôn khẳng định vấn đề này đã được dàn xếp bằng thỏa thuận song phương năm 1965, theo đó lập lại quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc - Nhật Bản và Tokyo phải bồi thường 800 triệu USD cho Hàn Quốc.
Vấn đề này cũng gây căng thẳng trong quan hệ giữa Seoul và Tokyo trong nhiều năm qua, và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cho hay bà sẽ không có bất kỳ cuộc gặp gỡ nào với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nếu Nhật Bản không chịu chuộc lỗi.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Em gái Tổng thống Hàn Quốc chỉ trích chị, bênh vực Nhật Bản Em gái của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đang châm thêm mồi lửa cho cuộc chiến giữa 2 chị em khi lên tiếng bênh vực Nhật Bản, chỉ trích chị gái mình và cả đất nước của bà. Tổng thống Hàn Quốc, bà Park Geun-hye bị em gái chỉ trích - Ảnh: AFP Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, 63 tuổi, đang...