Phản ứng quốc tế về việc Tổng thống Trump rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris
Trong tuần qua, các nhà lãnh đạo thế giới, các bộ trưởng và những nhân vật có ảnh hưởng trong lĩnh vực ngoại giao khí hậu đã tái khẳng định cam kết đối với Thỏa thuận Paris sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi hiệp ước.
Tổng thống Donald Trump tại lễ nhậm chức nhiệm kỳ mới tại Arlington, Virginia, Mỹ ngày 19/1/2025. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Theo tờ The Guardian (Anh), việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận đã làm suy yếu nỗ lực duy trì nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiề.n công nghiệp. Hy vọng về việc đạt được mục tiêu này đã nhanh chóng tan biến, khi năm ngoái nhiệt độ toàn cầu đã vượt qua ngưỡng này. Tuy nhiên, các biện pháp cắt giảm khí thải nghiêm ngặt vẫn có thể tạo ra sự khác biệt trong tương lai.
Cùng với việc rút khỏi thỏa thuận, ông Trump cũng bãi bỏ nhiều biện pháp nhằm giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đồng thời tiếp tục ủng hộ các công ty dầu mỏ lớn. Mỹ hiện là quốc gia xuất khẩu khí đốt hàng đầu thế giới và sản lượng dầu của quốc gia này đã đạt mức kỷ lục dưới thời cựu Tổng thống Joe Biden. Những yếu tố này có thể gây cản trở cho quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo mà Đạo luật Giảm lạm phát của ông Biden đã thúc đẩy.
Ông Adair Turner, Chủ tịch Ủy ban Chuyển đổi Năng lượng, nhận định động thái của ông Trump có thể khiến nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 0,3 độ C và khiến các quốc gia khác nới lỏng các cam kết giảm phát thải carbon.
Dù vậy, một số quốc gia đã đạt tiến bộ bất chấp việc Mỹ không tham gia. Ông Trump đã bắt đầu quá trình rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paristrong nhiệm kỳ đầu, nhưng quyết định này chỉ có hiệu lực khi ông rời nhiệm sở. Trước đó, dưới thời Tổng thống George W. Bush, các nỗ lực quốc tế về hành động chống biến đổi khí hậu cũng từng bị đình trệ trong nhiều năm.
Mỹ hiện cùng với các quốc gia – như Libya, Iran và Yemen – là những nước từ chối thỏa thuận này. Mặc dù Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới, nhưng vai trò của Mỹ đang giảm dần khi các nước đang phát triển tăng sản lượng carbon.
Liên minh châu Âu (EU)
Video đang HOT
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen phát biểu tại cuộc họp báo ở Berlin ngày 19/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, nhấn mạnh rằng Thỏa thuận Paris vẫn là hy vọng tốt nhất cho nhân loại và EU sẽ tiếp tục nỗ lực hợp tác với các quốc gia khác để bảo vệ môi trường và ngăn chặn biến đổi khí hậu.
Ông Wopke Hoekstra, Ủy viên khí hậu của EU, cho rằng quyết định của ông Trump là một sự thất bại, nhưng EU vẫn cam kết hợp tác với Mỹ và các đối tác quốc tế để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Anh
Bộ trưởng An ninh năng lượng và Phát thải ròng bằng 0 của Anh, ông Ed Miliband, cho biết ông tin tưởng rằng việc chuyển đổi sang năng lượng sạch là không thể ngăn cản. Cựu Ngoại trưởng William Hague và cựu đại sứ Anh tại Mỹ, ông Kim Darroch, cũng ch.ỉ tríc.h quyết định của ông Trump và kêu gọi tiếp tục hành động vì khí hậu.
Cựu ngoại trưởng Hague đã viết trên tờ Times: “Đối với một quốc gia vừa trải qua các vụ cháy rừng tàn khốc ở Los Angeles và phải đối mặt với những cơn bão khủng khiếp hơn bao giờ hết, việc rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris và xóa bỏ mọi giới hạn về việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch chẳng khác nào sống trong sự phủ nhận”.
Khói lửa bốc lên trong đám cháy rừng quốc gia Klamath ở Yreka, bang California (Mỹ) ngày 31/7/2022. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Canada
Bộ trưởng Môi trường và Biến đổi khí hậu Canada, ông Steven Guilbeault, gọi quyết định của ông Trump là đáng tiếc, nhưng khẳng định Canada sẽ tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ của mình theo Thỏa thuận Paris và hợp tác với Mỹ trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh.
Nhóm đàm phán châu Phi
Khói mù ô nhiễm bao phủ bầu trời tại New York, Mỹ. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Trong một tuyên bố chung, nhóm này nhấn mạnh rằng quyết định của ông Trump là mối đ.e dọ.a đối với các nỗ lực toàn cầu trong việc chống lại biến đổi khí hậu, đặc biệt là đối với các quốc gia dễ bị tổn thương.
“Mỹ, một trong những quốc gia phát thải carbon lớn nhất thế giới, có trách nhiệm lịch sử trong việc dẫn đầu các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc từ bỏ các cam kết trong Thỏa thuận Paris đã làm suy yếu nhiều năm tiến bộ khó khăn và gửi đi một thông điệp đáng lo ngại đến cộng đồng quốc tế”, nhóm tuyên bố.
Đối với châu Phi và các quốc gia đang phát triển khác, tác động của hành động này là vô cùng nghiêm trọng. Châu Phi, vốn đã ở tuyến đầu của cuộc khủng hoảng khí hậu, đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán, lũ lụt và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt ngày càng gia tăng, đ.e dọ.a đến tính mạng, sinh kế của hàng triệu người, làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực và gây bất ổn cho nền kinh tế. Theo nhóm này, việc Mỹ từ bỏ vai trò lãnh đạo toàn cầu đã làm giảm đáng kể sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật, vốn là yếu tố quan trọng giúp các quốc gia dễ bị tổn thương đối phó và thích ứng với những thách thức này, buộc họ phải gánh chịu gánh nặng một cách bất công.
Chủ tịch nhóm Các nước kém phát triển nhất, ông Evans Njewa, bày tỏ sự thất vọng trước quyết định này và kêu gọi bảo vệ Thỏa thuận Paris vì tương lai của hành tinh.
Trung Quốc
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Quách Gia Khôn phát biểu họp báo tại thủ đô Bắc Kinh. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Khôn nhấn mạnh biến đổi khí hậu là thách thức chung mà toàn thế giới phải đối mặt và Trung Quốc sẽ hợp tác với tất cả các bên để chủ động giải quyết vấn đề này.
Brazil
Bà Marina Silva, Bộ trưởng Bộ Môi trường và Biến đổi khí hậu Brazil, quốc sẽ tổ chức các cuộc đàm phán Cop30 tại Belem vào tháng 11 năm nay, đã ch.ỉ tríc.h quyết định của ông Trump là trái ngược với các chính sách dựa trên bằng chứng khoa học và lẽ thường, nhất là khi chính nước Mỹ đang phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như cháy rừng.
Miền nam của Mỹ xuất hiện bão tuyết hiếm gặp
Một cơn bão mùa đông ngày 21.1 quét qua miền nam nước Mỹ, mang theo tuyết dày, mưa đá và băng giá.
Đây là một hiện tượng thời tiết vô cùng hiếm gặp đối với khu vực vốn quen thuộc với khí hậu ấm áp, theo tờ The Washington Post. Lần đầu tiên, Cơ quan Khí tượng quốc gia Mỹ (NWS) phải đưa ra cảnh báo bão tuyết cho nhiều khu vực, đặc biệt là ở phía nam tiểu bang Louisiana và phía đông tiểu bang Texas, nơi tuyết rơi dày đặc và gió mạnh khiến tầm nhìn đặc biệt hạn chế.
Tuyết rơi dày tại New Orleans, tiểu bang Louisiana (Mỹ) ngày 21.1. ẢNH: AFP
Theo đó, TP.New Orleans (Louisiana) ghi nhận lượng tuyết khoảng 18 cm trong ngày 21.1, phá vỡ kỷ lục năm 1948 về lượng tuyết rơi trong một ngày. Còn tại Texas, cơn bão kèm theo luồng gió Bắc Cực cũng đã gây ra tình trạng gián đoạn trên diện rộng, đặc biệt là ở các khu vực phía nam và trung tâm của tiểu bang. TP.Houston (Texas) ghi nhận lượng tuyết rơi dao động từ 7 - 15 cm. Các trường học, văn phòng chính phủ cũng như nhiều cửa hàng và nhà hàng đã đóng cửa trên khắp khu vực.
Ngoài Texas, các thống đốc của các tiểu bang bờ biển vịnh bao gồm Louisiana, Georgia, Alabama, Florida và Mississippi đã ban bố tình trạng khẩn cấp để giải quyết cơn bão xảy ra "một lần trong đời" này. Các nhà khoa học đán.h giá sự kiện thời tiết có liên quan khí thải làm nóng hành tinh do con người gây ra.
Năm mục tiêu môi trường mà các nước EU khó đạt được vào năm 2025 Ngày 7/1, theo tờ Politico, Liên minh châu Âu (EU) đang đối mặt với thách thức lớn trong việc thực hiện các cam kết về môi trường, khi nhiều mục tiêu quan trọng đặt ra cho năm 2025 có nguy cơ không đạt được. Một nhà máy điện than tại Garzweiler, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Trên lộ trình hướng tới mục tiêu trung hòa...