Phản ứng phụ có thể gặp khi chữa ung thư bằng liệu pháp miễn dịch
Thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch (Immune Checkpoint Inhibitors) là một thuốc mới đầy hứa hẹn trong điều trị ung thư.
Những thuốc này hoạt động bằng cách tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể để chống lại các tế bào ác tính, điều trị một số bệnh ung thư. Thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch có thể sử dụng đơn thuần hoặc phối hợp cùng với hóa trị.
Theo Viện Ung thư Quốc gia, Thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch hoạt động theo cách khác so với hóa trị truyền thống, có thể gây ra những tác dụng không mong muốn, và điều quan trọng là bệnh nhân phải nhận biết được các tác dụng phụ có thể xảy ra đó. Bất kể ung thư ở cơ quan bộ phận nào, các tác dụng phụ do thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch có thể ảnh hưởng tới toàn thân, các tác dụng phụ có thể xuất hiện nhanh chóng ngay sau khi bắt đầu điều trị, trong vòng vài tháng đầu tiên, hoặc thậm chí sau cả khi kết thúc điều trị. Nhiều loại tác dụng phụ có thể xảy ra do những nguyên nhân khác nhau dẫn tới cách điều trị là khác nhau. Vì vậy, hãy báo với nhân viên y tế về việc bệnh nhân đã hoặc đang dùng liệu pháp miễn dịch.
Thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch (Immune Checkpoint Inhibitors) là một thuốc mới đầy hứa hẹn trong điều trị ung thư (Ảnh minh họa).
Bệnh nhân có thể có nhiều khả năng gặp tác dụng phụ hơn nếu được điều trị bằng hai loại thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch trở lên, hoặc được phối hợp điều trị với thuốc điều trị ung thư khác. Nhiều tác dụng phụ được điều trị bằng corticosteroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch khác để giúp kiểm soát tác dụng không mong muốn mà bạn gặp phải.
Một số tác dụng phụ bệnh nhân thường gặp khi điều trị bằng thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch:
- Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi là một tác dụng không mong muốn rất thường gặp của nhiều phương pháp điều trị ung thư, bao gồm cả liệu pháp miễn dịch. Bệnh nhân hãy thử đi bộ và tập thể dục nhẹ nhàng để có thêm năng lượng. Ăn uống lành mạnh và uống nhiều nước mỗi ngày. Bệnh nhân có thể tìm cách giảm căng thẳng bằng nhiều cách như: nói chuyện với người thân, bạn bè, vẽ tranh hoặc nghe nhạc…
- Sốt: Nếu nhiệt độ từ 38 độ C trở lên, bệnh nhân có thể uống thuốc hạ sốt thông thường (paracetamol) tuy nhiên hãy hỏi ý kiến các bác sĩ trước khi sử dụng.
- Có các triệu chứng giống cúm: Một số loại thuốc điều trị miễn dịch có thể khiến cơ thể bệnh nhân cảm thấy như bị cúm. Cùng với sốt, có thể bị đau đầu, buồn nôn, đau nhức cơ hoặc khớp, ớn lạnh, suy nhược và chóng mặt. Một số người còn bị sổ mũi, ho khan hoặc tiêu chảy. Bệnh nhân có thể làm dịu các triệu chứng bằng các thuốc giảm đau thông thường, hoặc phải dùng thuốc kê đơn mạnh hơn cho các triệu chứng như tiêu chảy và nôn mửa nghiêm trọng.
Bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân điều trị các triệu chứng này tại nhà. Ví dụ, để giảm khó chịu dạ dày, bệnh nhân có thể thử đồ ăn lạnh, không nặng mùi. Để giảm cảm giác nôn nao, hãy dùng thử nước đá, nước trái cây hoặc trà gừng. Chườm ấm hoặc chườm túi đá có thể làm dịu các cơ khi bị đau. Các liệu pháp trị liệu thay thế khác như xoa bóp, châm cứu cũng có thể giúp giảm các triệu chứng.
- Các vấn đề về da: Nhiều bệnh nhân điều trị bằng liệu pháp miễn dịch có thể có các phản ứng trên da như là mẩn đỏ, ngứa, sưng hoặc đau giống như kim châm. Hoặc có thể thay đổi màu da, chuyển sang màu vàng, đỏ hoặc nhợt nhạt. Các vết phồng rộp và lở loét vùng niêm mạc miệng cũng gặp rất phổ biến.
Để các tổn thương trên da không trở nên trầm trọng hơn, bệnh nhân hãy sử dụng loại xà phòng không gây kích ứng da, và tắm với nước ấm – không quá nóng. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da của bạn. Tránh ánh nắng nhiều nhất có thể và nếu phải ra ngoài trời nắng, hãy sử dụng kem chống nắng có SPF 30 hoặc cao hơn. Bệnh nhân có thể đi khám các bác sĩ da liễu, nếu các triệu chứng không thuyên giảm.
- Các rối loạn tự miễn: Không giống như hóa trị và xạ trị, liệu pháp miễn dịch không nhắm vào tất cả các tế bào trong cơ thể. Nó chỉ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bệnh nhân.
Đôi khi, loại thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch bệnh nhân sử dụng khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động quá mức. Dẫn tới các tế bào miễn dịch cơ thể tự tấn công một số mô và cơ quan khỏe mạnh. Điều này xảy ra có thể dẫn đến các vấn đề như:
Các vấn đề về phổi (viêm phổi): Đau ngực, cảm giác khó thở.
Các vấn đề về tim (viêm cơ tim, rối loạn nhịp): Đau ngực, khó thở, nhịp tim nhanh hoặc không đều.
Các vấn đề về đường ruột (viêm ruột): Tiêu chảy, đi cầu nhiều lần hơn bình thường, có máu hoặc chất nhầy trong phân, đau quặn bụng.
Các vấn đề về gan (viêm gan): Da, niêm mạc hoặc mắt vàng, nước tiểu sẫm màu, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu, đau vùng hạ sườn phải.
Các rối loạn về các tuyến nội tiết (đặc biệt liên quan tới hormone và các tuyến giáp, tuyến tùng, tuyến tụy, tuyến thượng thận…): Mệt mỏi, đau đầu, thay đổi tâm trạng, rụng tóc, cảm thấy ớn lạnh, tim đập nhanh, vã mồ hôi…
Các vấn đề về mắt (viêm màng bồ đào): Thay đổi thị lực.
Các vấn đề về khớp hoặc cơ (viêm khớp, cơ): Đau ở các khớp của bạn hoặc các cơ và gân xung quanh.
Viêm não: Sốt, lú lẫn, thay đổi tính tình, hành vi, cứng cổ, co giật, nhạy cảm với ánh sáng.
Các vấn đề về thận: Tiểu ra máu, tiểu nhiều…
Các rối loạn về hệ thần kinh: Tê, ngứa bàn tay bàn chân, yếu, liệt chân tay hoặc mặt.
Hầu như những tình trạng này là nhẹ, nhưng đôi khi chúng có thể trở nên nghiêm trọng. Vì vậy, nếu bệnh nhân nhận thấy bất kỳ điều nào trong số này, hãy trao đổi với bác sĩ của bạn ngay lập tức.
Liệu có thể bị nhiễm Omicron và Delta cùng lúc không?
Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt và đang dần cạnh tranh với biến thể Delta.
Trong bối cảnh này, nhiều người lo lắng, liệu có thể bị nhiễm biến thể Omicron và Delta cùng lúc không?
Chuyên gia dịch tễ học, tiến sĩ Irene Peterson, giáo sư dịch tễ học tại Đại học London (Anh) đã trả lời câu hỏi này.
Theo bà Peterson, về mặt lý thuyết, một người có thể vừa nhiễm Omicron vừa nhiễm Delta cùng lúc, nhưng khó có thể xảy ra.
Vì có khả năng Omicron sẽ thắng Delta, do Omicron nhân đôi nhanh hơn Delta rất nhiều, theo Express.
Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các chuyên gia dịch tễ học đã chỉ ra rằng mọi người có thể bị nhiễm cả Delta và Omicron cùng nhau. Đã có những trường hợp đồng nhiễm trước đây.
Hai nghiên cứu - một ở Brazil và một ở Pháp - đã nghiên cứu những bệnh nhân bị nhiễm hai chủng virus khác nhau cùng lúc. Nhưng hai nghiên cứu này cũng cho thấy khả năng điều này xảy ra là rất hiếm, nên đừng hoảng sợ, theo trang tin wxyz.
Khoa học đã chứng minh rằng một người chỉ nhiễm một chủng tại một thời điểm. Điều có khả năng xảy ra nhất, với tốc độ lan truyền của Omicron, thì Omicron sẽ đẩy Delta ra. Cũng giống như Delta đã đẩy biến thể Alpha ra, theo wxyz.
Số ca nhiễm Covid-19 tăng kỷ lục khắp thế giới, WHO lo "sóng thần" ô nhiễm
Tiến sĩ Saralyn Mark, cựu cố vấn y tế cao cấp tại Nhà Trắng, đã xác nhận rằng có thể bị nhiễm hai biến thể cùng một lúc.
Nhưng ông nói rằng không nhất thiết là người bị đồng nhiễm sẽ mắc bệnh nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, điều khiến tiến sĩ Mark lo ngại là khả năng nhiễm một hoặc cả hai biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm.
Ông Mark nói, ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhiễm cúm, gây tổn thương phổi nhiều hơn. Đây sẽ là một bộ 3 virus và có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, theo wusa9.
Điều đáng lo ngại là khả năng nhiễm 1 hoặc cả 2 biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Giáo sư Paul Hunter, từ Đại học East Anglia (Anh), cũng đồng ý: đồng nhiễm bất kỳ loại virus đường hô hấp nào cũng dễ dẫn đến bệnh nặng hơn đặc biệt là đồng nhiễm Covid và cúm.
Tiến sĩ Paul Burton, giám đốc y tế của Moderna, cũng nói rằng mọi người có thể "nhiễm cả hai loại virus", Daily Mail đưa tin.
Chắc chắn những người bị suy giảm miễn dịch - có thể nhiễm cả hai loại virus, ông cảnh báo.
Tuy nhiên, thường sẽ có một biến thể nổi trội hơn, vì vậy việc nhiễm hai chủng vẫn là điều "khó xảy ra", Daily Mail cho biết.
Tuy nhiên, mức độ bao phủ vắc xin cao sẽ "giúp chống lại bệnh nghiêm trọng", ông nói thêm.
Hỏi nhanh về Covid-19: Tiêm vắc xin mũi 3, người cao tuổi cần lưu ý gì? Sắp tới mẹ tôi (75 tuổi) sẽ tiêm vắc xin mũi 3. Cho tôi hỏi, sau khi tiêm mũi 3, tôi cần lưu ý gì trong việc chăm sóc mẹ tôi không. Những tác dụng phụ có thể xảy ra là gì? (M.H, TP.HCM) Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược...